Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Cách Tổ Chức Lễ Dạm Ngõ. - Webdamcuoi
Có thể bạn quan tâm
Lễ dạm ngõ chính là buổi gặp mặt đầu tiên của gia đình nhà trai và nhà gái trước khi làm lễ cưới. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần thiết để có buổi lễ dạm ngõ thành công trọn vẹn.
Mục lục
- Lễ dạm ngõ là gì?
- Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
- Tổ chức lễ dạm ngõ có cần xem ngày giờ
- Các thành phần tham dự lễ dạm ngõ
- Trình tự tổ chức lễ dạm ngõ
- Những thứ nhà gái cần chuẩn bị
- Những thứ nhà trai cần chuẩn bị
- Lễ vật trong lễ chạm ngõ
- Lễ dạm ngõ cô dâu, chú rể nên mặc trang phục gì?
- Trang phục lễ dạm ngõ của cô dâu tương lai
- Mặc áo dài truyền thống của Việt Nam
- Mặc áo dài cách tân
- Mặc quần tây, áo sơ mi
- Mặc đầm công sở
- Trang phục lễ dạm ngõ của chú rể
- Trang phục áo dài truyền thống
- Trang phục áo sơ mi quần tây
- Trang phục lễ dạm ngõ của cô dâu tương lai
- Sự khác nhau trong lễ dạm ngõ của 3 miền Bắc Trung Nam
- Ở miền Bắc
- ở miền Trung
- Ở miền Nam
Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ chạm ngõ. Lễ này được cử hành sau khi gia đình nhà trai và gia đình nhà gái đã thống nhất xong việc tổ chức hôn lễ cho đôi bạn trẻ trong gia đình. Lễ dạm ngõ còn có một tên gọi khác nữa, đó chính là lễ xem mắt. Đây là dịp để chàng trai và cô gái biết rõ gia đình nhà trai và nhà gái hơn. Ngoài ra thông qua lễ dạm ngõ, gia đình 2 bên cũng có thể tìm hiểu tuổi, thái độ, tư cách của cô dâu và chú rể, từ đó quyết định tiến tới làm lễ kết hôn cho đôi trai gái.
Ở Việt Nam trước đây, khi tổ chức lễ dạm ngõ, nhà trai thường đem trầu cau, rượu trà và các loại bánh đến nhà gái để nhà gái dâng cúng tổ tiên. Sau đó các lễ vật này sẽ được nhà gái chia ra thành từng phần, từng phần đem tặng cho họ hàng bà con bên nhà gái.
Sau khi đến nhà gái, đại diện của bên nhà trai (đảm nhiệm vị trí người đại diện bên nhà trai thường là những người trưởng bối của chú rể) ngỏ lời với bên nhà gái về lễ dạm ngõ. Tiếp theo, đại diện của nhà gái sẽ đáp lời chào mừng và ưng thuận. Ngay sau đó, việc cúng tổ tiên của bên nhà gái được tiến hành, các vị đại diện gia đình nhà trai và nhà gái cùng chú rể, cô dâu tương lai đều cùng nhau cúng bái.
Sau khi cúng gia tiên bên nhà gái, nhà gái sẽ mời các đại diện bên nhà trai dự tiệc trà cùng với bên nhà gái. Tiệc tan thì thì nhà trai sẽ từ biệt và ra về.
Từ lễ dạm ngõ đến lễ ăn hỏi không có khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào gia đình 2 bên sắp xếp, thời gian có thể là trong vòng 3 tháng hoặc là 6 tháng, cũng có thể lên đến 1 năm.
Sau lễ dạm ngõ, bên nhà trai thường ghé thăm bên nhà gái vào những dịp lễ tết hoặc ngày giỗ tổ tiên của bên nhà gái. Khi sang thăm nhà trai cũng mang theo quà tặng và lễ vật để cúng lễ.
Sau khi tổ chức lễ dạm ngõ, nếu gia đình nhà trai hoàn toàn ưng ý với nàng dâu và mối quan hệ giữa nhà trai và nhà gái cũng diễn ra thuận lợi thì gia đình 2 bên sẽ tiến đến lễ ăn hỏi.
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ chính là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện của đôi bên.
Ngày nay, dù các cặp đôi đã được tự do yêu và tìm hiểu nhau nhưng để tiến tới hôn nhân, họ vẫn cần cha mẹ hai bên có buổi gặp mặt, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, ngỏ lời xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tính đến chuyện trăm năm.
Tổ chức lễ dạm ngõ có cần xem ngày giờ
Đây là nghi lễ đầu tiên của hàng loạt các nghi lễ trước khi tiến đến lễ cưới. Chính vì lý do đó nên về mặt thời gian, cũng như các quy định về xem ngày, giờ không quá khắt khe, nhất là trong thời đại ngày nay.
Điều quan trọng nhất về mặt thời gian đối với buổi lễ này, có lẻ chính là sự thống nhất ngày sẽ tổ chức lễ dạm ngõ của cả 2 gia đình nhà trai lẫn nhà gái.
Thời gian cần phải được thống nhất trước để cả 2 gia đình cùng có những bước chuẩn bị chu đáo cho buổi lễ. Hạn chế tối đa những sai sót không đáng có thể ảnh hưởng đến ấn tượng của gia đình 2 bên.
Các thành phần tham dự lễ dạm ngõ
Theo phong tục của người Việt thì lễ dạn ngõ chính là buổi gặp nội bộ của gia đình nhà trai và nhà gái. Vì thế thành phần tham gia cũng không quá nhiều. Thông thường là từ 6 đến 7 người mỗi nhà.
– Đối với bên nhà trai thường có: chú rể, bố mẹ chú rể, anh chị em hoặc chú bác của chú rể. – Đối với bên nhà gái thường có: cô dâu, bố mẹ cô dâu cùng với các cô dì, anh chị em của cô dâu.
Thường thì bên nhà trai nên báo trước cho bên nhà gái số lượng cũng như thành phần tham dự của bên nhà trai để bên nhà gái có sự chuẩn bị đón tiếp chu đáo.
Trình tự tổ chức lễ dạm ngõ
Đúng ngày, giờ đã hẹn, nhà trai sẽ đến nhà gái tiến hành lễ dạm ngõ.
Đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Tiếp đó, vị đại diện sẽ phát biểu trong lễ dạm ngõ, trình bày lý do đến nhà gái, trình tráp dạm ngõ gồm các lễ vật đã được chuẩn bị, xin phép để hai con được chính thức đi lại và tính đến chuyện trăm năm.
Đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị đi lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho đôi trẻ thắp hương nhằm báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới được tốt đẹp.
Cả hai nhà cùng bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng các yêu cầu như việc thách cưới, lễ vật, thời gian tổ chức và đi đến sự thống nhất.
Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật tại tư gia hoặc tại một nhà hàng nào đó để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình nếu có điều kiện.
Những thứ nhà gái cần chuẩn bị
Trong lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ sang thăm nên nhà gái cần phải có những chuẩn bị chu đáo cho việc tiếp đón để thể hiện sự quý trọng, cởi mở. Đó cũng là cách để tạo ấn tượng với nhà trai và giúp con gái mình có một cuộc sống hạnh phúc về sau.
Trước tiên là dọn dẹp, sắp xếp, trang trí, thậm chí là sửa sang lại nhà cửa cho tươm tất, gọn gàng nhất. Ngoài ra, nhà gái đặc biệt lưu ý đến việc quét dọn bàn thờ tổ tiên và bày mâm quả đầy đủ theo phong tục để mời ông bà về tham gia cùng trong lễ dạm ngõ.
Mặt khác, khi đến dạm ngõ, chú rễ cũng sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái nên việc dọn dẹp là thực sự cần thiết đấy nhé.
Chuẩn bị sẵn đầy đủ nước uống, trái cây, bánh kẹo để tiếp đón đoàn nhà trai. Bàn tiếp khách cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, thậm chí là bài trí sao cho đẹp mắt với khăn trải bàn và lọ hoa (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lan…) nhằm tạo nên một buổi gặp mặt vui vẻ nhất.
Sắp xếp chỗ đỗ xe cho nhà trai để thủ tục lễ dạm ngõ được tiến hành một cách trơn tru, tránh những vướng víu nhỏ khiến đôi bên mất lòng hay cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
Sau khi lễ dạm ngõ kết thúc, theo phong tục nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên của bên nhà trai dự buổi tiệc trà hoặc buổi cơm thân mật đánh dấu bước đầu tạo mối quan hệ giữa 2 bên. Do đó, nhà gái cũng nên chuẩn bị sẵn. Nhà gái có thể đặt người nấu tại nhà và đãi tiệc tại nhà hoặc cũng có thể đặt sẵn một nhà hàng nào gần nhà. Ngay sau khi buổi lễ hoàn tất, cả 2 nhà sẽ cùng đến và dùng bữa tại nhà hàng mà nhà gái đã đặt sẵn.
Những thứ nhà trai cần chuẩn bị
Trong lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ mua sắm các loại lễ vật để mang sang tặng cho bên nhà gái. Vì vậy trước khi tổ chức buổi lễ, nhà trai cần phải mua sắm và chuẩn bị sẵn các lễ vật này.
Các lễ vật mang sang nhà gái thường gồm có: một cơi trầu cau, hộp trà ngon và chai rượu phủ vải đỏ, các loại bánh, trái cây tươi ngon.
Tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau mà thủ tục lễ dạm ngõ cũng khác nhau một chút, theo đó thì các lễ vật có thể thay đổi ít nhiều. Nhưng chắc chắn có một điều không thay đổi là các lễ vật cần phải được chọn lọc những loại ngon nhất và đẹp nhất như thể hiện một sự trân trọng đối với nhà gái.
Lễ vật trong lễ chạm ngõ
Lễ dạm ngõ giống như là một buổi mà nhà trai đến nhà gái chơi . Vì vậy nên quà mang đến không cần phải quá cầu kì như lễ cưới.
Lễ vật trong buổi lễ dạm ngõ điển hình như là trầu cau, chè, rượu, bánh,…. Tùy theo từng vùng miền mà lễ vật mang đến nhà gái có chút khác nhau. Nhưng nhìn chung phải thật trang trọng để thể hiện sự trân trọng đối với nhà gái.
Lễ dạm ngõ cô dâu, chú rể nên mặc trang phục gì?
Trang phục lễ dạm ngõ của cô dâu tương lai
Có thể nói trang phục là điều đầu tiên người ta nhìn và nhận xét về một người
Cô dâu tương lai không cần phải mặc những bộ váy cưới quá hoành tráng và lộng lẫy như lễ cưới. Trong lễ dặm hỏi, các nàng chỉ cần mặc những bộ đồ thể hiện được sự duyên dáng và lịch sự của mình là có thể gây thiện cảm cho mọi người rồi.
Sau đây là một số gợi ý trang phục cho các nàng trong lễ dạm ngõ:
Mặc áo dài truyền thống của Việt Nam
Đương nhiên không ai bắt buộc lễ dạm ngõ các nàng nên mặc trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam. Bạn có thể chọn áo dài hoặc không, đó tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.
Tuy nhiên, áo dài làm cho bạn trông nữ tính hơn. Với đặc tính dịu dàng và thước tha vốn có của nó, chiếc áo truyền thống dân tộc Việt nam luôn làm cho bạn trở nên thùy mị và hiền thục khi mặc nó lên người.
Nên chú ý đối với cô dâu tương lai là không chọn những bộ áo dài có màu sắc sặc sỡ, họa tiết rườm rà hoặc vải quá mỏng. Vì điều này làm cho bạn trở nên diêm dúa làm mất lòng nhà trai. Trong bộ áo dài tự nhiên, bạn chỉ cần trang điểm nhẹ nhàng là đủ lấy lòng được các bậc cha chú bên nhà trai rồi
Mặc áo dài cách tân
Khác hẳn với chiếc áo dài thướt tha truyền thống, chiếc áo dài cách tân sẽ làm các nàng trông trẻ trung và hiện đại hơn nhiều.
Sử dụng các chất liệu vải mềm mại, thoải mái, kết hợp với kiểu thiết kế lịch sự, áo dài cách tân giúp bạn có thêm một sự lựa chọn nữa trong trang phục mặc trong lễ dặm ngỏ
Mặc quần tây, áo sơ mi
Nếu bạn là người giản dị, đơn giản thì quần tây áo sơ mi chính là lựa chọn thích hợp nhất cho bạn. Với trang phục này, bạn thể hiện rõ sự lịch sự và giản dị của mình.
Một lưu ý nhỏ là nên chọn màu nhạt cho áo sơ mi và màu hơi sậm một chút cho quần tây chứ không nên chọn những màu sắc quá sặc sỡ.
Mặc đầm công sở
Bạn hoàn toàn có thể mặc đầm công sở trong lễ dạm ngõ. Chiếc váy công sở vừa trang nhã vừa lịch sự sẽ làm bạn trở nên năng động và hiện đại trong mắt người khác.
Trang phục lễ dạm ngõ của chú rể
Khác với các nàng có thể chọn lựa nhiều trang phục khác nhau cho mình trong lễ dạm ngõ. Các chàng thì có ít sự lựa chọn hơn. Hãy tham khảo một vài gợi ý trang phục sau đây cho các chàng trong buổi lễ.
Trang phục áo dài truyền thống
Cũng giống như các nàng, các chàng hoàn toàn cũng có thể chọn cho mình chiếc áo dài khăn đóng truyền thống của người Việt trong ngày lễ chạm ngõ.
Trang phục áo sơ mi quần tây
Áo sơ mi quân tây có thể nó là trang phục phổ biến nhất dành cho các chàng trai. Trang phục này tạo cho chú rể vẻ lịch sự và trang nhã. Các chàng có thể thắt thêm cà vạt để tăng thêm phong cách của mình.
Một điều cần lưu ý với các chàng trai là không nên mặc áo thun và quần Jean hay mang giày thể thao vì nó không phù hợp với tính chất trang trọng của bất kỳ buổi lễ nào.
Sự khác nhau trong lễ dạm ngõ của 3 miền Bắc Trung Nam
Ở miền Bắc
Phong tục văn hóa của người miền Bắc khác với phong tục văn hóa của người miền Trung và người miền Nam, vì thế lễ dạm ngõ của người miền Bắc cũng được tổ chức và có các lễ vật khác biệt so với 2 miền còn lại.
Lễ vật gồm: cặp trà, cặp rượu, một ít bánh trái và không thể thiếu ít trầu cau. Các món lễ vật này là số chẵn. Theo phong tục cưới hỏi của miền Bắc, nhà trai trình cho nhà gái số người sẽ đến lễ dạm, thông thường là cha mẹ, cô bác chú rể, nhưng không quá 7 người. Trong đó, một vị uy tín trong dòng tộc sẽ tham dự và có lời xin phép để đôi trẻ chính thức qua lại với nhau.
Trong lễ ăn hỏi miền Bắc, cặp đôi trai gái thường được cha mẹ phía nhà gái yêu cầu cùng thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, như nghi thức xin phép tổ tiên chứng nhận cho mối quan hệ nghiêm túc. Vấn đề thách cưới, số lượng mâm quả, khách mời và ngày đám hỏi sẽ được hai bên gia đình bàn bạc trong lễ dạm này.
ở miền Trung
Lễ vật của người miền Trung đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.
Thông thường, thủ tục lễ dạm ngõ của người miền Trung chỉ có cha mẹ đàn trai và chú rể tương lai sang nhà gái đặt vấn đề cưới xin. Gia đình nhà trai sẽ xin phép nhà gái thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, xin sự chứng nhận của tổ tiên nhà gái. Sau đó, cha mẹ hai bên gia đình đặt vấn đề cưới hỏi và ngày cưới.
Ở miền Nam
Lễ dạm của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả. Thành phần tham dự trong đám nói miền Nam ngoài cha mẹ chú rể còn có chú bác, những người có tiếng nói trong dòng họ. Thông thường, mẹ chú rể sẽ trình cho mẹ cô dâu giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để xem ngày cưới hỏi hợp cho hai người.
>>> Xem thêm: 4 cách tiết kiệm chi phí cho áo Vest cưới
>>> Xem thêm: 15 kiểu váy cưới màu vàng đẹp rực rỡ
lễ dạm ngõ, lễ dạm ngõ miền bắc, lễ dạm ngõ miền nam, lễ dạm ngõ miền trung, lễ dạm ngõ người bắc, lễ dạm ngõ người Nam, lễ dạm ngõ người trung, lễ vật trong lễ dạm ngõ, sính lễ trong lễ dạm ngõ, trang phục lễ dạm ngõ, trình tự tổ chức lễ dạm ngõTừ khóa » Cưới Dạm Ngõ Là Gì
-
Dạm Ngõ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ - Cưới Hỏi Vip
-
Lễ Dạm Ngõ Và Lễ ăn Hỏi Khác Nhau Như Thế Nào ... - Mimosa Wedding
-
Sự Khác Nhau Giữa Lễ Dạm Ngõ Hay Chạm Ngõ Và Lễ ăn Hỏi
-
Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Lễ Dạm Ngõ được Tiến Hành Như Thế Nào?
-
Lễ Dạm Ngõ Là Gì? – Bật Mí ý Nghĩa Và Những Thủ Tục Cần Biết
-
1. Lễ Dạm Ngõ Khác Gì Lễ ăn Hỏi?
-
Lễ Dạm Ngõ Là Gì ? Nghi Thức đầy đủ Từ A-z Của Lễ Dạm Ngõ !
-
Lễ Dạm Ngõ Là Gì ? Thủ Tục Lễ Dạm Ngõ Như Nào? - Văn Hóa Tâm Linh
-
Tìm Hiểu Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Những Việc Cần Chuẩn Bị Cho Lễ Dạm ...
-
5 điểm Khác Biệt Giữa Lễ ăn Hỏi Và Lễ Dạm Ngõ Không Phải Ai Cũng ...
-
Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa 1 Lễ Dạm Ngõ Trong Nghi Thức
-
Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ Là Gì? - Dịch Vụ đám Cưới Trọn Gói Honey Bees
-
Lễ Dạm Ngõ Cần Chuẩn Bị Những Gì? Tất Tần Tật ... - Riverside Palace