Lễ Gắn Bó Trong Đền Thờ Là Gì? - Church Of Jesus Christ

Gia Đình và Đền Thờ

  • Mục Lục

  • Tại Sao Gia Đình lại Vô Cùng Quan Trọng?

  • Làm Thế Nào Gia Đình Tôi Có Thể Trở Về Sống với Thượng Đế?

  • Được Sắc Phong Chức Tư Tế Có Nghĩa Là Gì?

  • Mục Đích của Đền Thờ Là Gì?

  • Phép Báp Têm cho Các Tổ Tiên Đã Qua Đời Là Gì?

  • Lịch Sử Gia Đình Là Gì?

  • Tôi Bắt Đầu Lịch Sử Gia Đình của Mình và Sự Phục Vụ Trong Đền Thờ Bằng Cách Nào?

  • Tổ Tiên của Tôi

  • Lễ Thiên Ân trong Đền Thờ Là Gì?

  • Lễ Gắn Bó trong Đền Thờ Là Gì?

  • Vậy còn Gia Đình Tôi thì sao?

  • Nghiên Cứu Thêm

  • Bản Liệt Kê Thuật Ngữ

  • Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới

phòng làm lễ gắn bó

Phòng làm lễ gắn bó trong Đền Thờ Córdoba Argentina

Thánh thư gọi thẩm quyền để kết hợp các gia đình mãi mãi là quyền năng “gắn bó.” Đây là cùng một thẩm quyền mà Chúa Giê Su đã ban cho Vị Sứ Đồ Phi E Rơ để mang đến các phước lành cho thế gian mà sẽ tiếp tục ở thiên thượng (xin xem Ma Thi Ơ 16:19).

“Gia đình là do Thượng Đế quy định. Hôn nhân giữa người nam và người nữ là thiết yếu cho kế hoạch vĩnh cửu của Ngài”

(“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 129).

Kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng là cuối cùng anh chị em và gia đình mình có thể sống với Ngài mãi mãi. Trong các căn phòng làm lễ gắn bó trong đền thờ, hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được thực hiện. Ở đó, người nam và người nữ quỳ xuống và cầm tay nhau ngang qua một bàn thờ thiêng liêng để được kết hôn cho thời tại thế và thời vĩnh cửu. Cuộc hôn nhân vĩnh cửu này được gọi là lễ gắn bó trong đền thờ, và con cái được sinh ra trong những cuộc hôn nhân này cũng được gắn bó với gia đình họ mãi mãi. Việc được gắn bó với tư cách là một gia đình là giáo lễ đền thờ cao quý nhất và là phước lành lớn lao nhất trong số các phước lành của Thượng Đế dành cho con cái Ngài.

thiếu nữ mỉm cười

Đền thờ mang lại một số các phước lành lớn lao nhất của cuộc sống.

Những người đã kết hôn theo luật pháp dân sự trước khi họ gia nhập Giáo Hội hoặc trước khi họ có thể đi đền thờ cũng có thể được gắn bó với nhau với tư cách là chồng và vợ. Sau khi một cặp vợ chồng được gắn bó, bất kỳ con cái nào mà họ đã có với nhau cũng có thể được gắn bó với họ.

“Kế hoạch hạnh phúc thiêng liêng giúp mối liên hệ gia đình có thể được tồn tại sau cái chết. Những giáo lễ và giao ước thiêng liêng có sẵn trong các đền thờ thánh giúp cho những cá nhân có thể trở về chốn hiện diện của Thượng Đế và cho gia đình được kết hợp mãi mãi”

(“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 129).

Việc biết rằng các gia đình có thể được ở cùng nhau mãi mãi mang lại sự bình an và niềm hy vọng khi anh chị em đối mặt với những thử thách của cuộc sống, mà gồm có nỗi đau khổ và cái chết của những người thân yêu. Nếu anh chị em được gắn bó với gia đình mình và vẫn trung tín với các giao ước của mình, thì mối quan hệ gia đình của chúng ta sẽ tiếp tục sau cái chết.

Anh chị em cũng có thể nhận giáo lễ gắn bó thay cho các tổ tiên của mình. Khi làm như vậy, anh chị em có thể kết hợp tất cả các thế hệ của gia đình mình cho thời vĩnh cửu. Việc gắng sức để có một gia đình vĩnh cửu sẽ mang lại các phước lành phi thường vào cuộc sống này và trong cuộc sống sắp tới.

Từ khóa » Gì Le