Lễ Giỗ Vua Mai Hắc Đế - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Thời sự
Thứ tư, 24/2/2021, 09:43 (GMT+7) Lễ giỗ vua Mai Hắc Đế

Hà TĩnhLễ giỗ lần thứ 1.298 của Mai Hắc Đế được tổ chức tối 23/2, tại đền vua Mai ở thôn Mai Lâm xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà.

Đền thờ Mai Hắc Đế được xây năm 2010 trên diện tích 5.000 m2 ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà. Công trình được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2011.

Vào dịp giỗ Mai Hắc Đế hoặc các ngày lễ, Tết, người dân, du khách thập phương thường đến đây dự lễ, dâng hương tưởng nhớ ông.

Đền thờ Mai Hắc Đế được xây năm 2010 trên diện tích 5.000 m2 ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà. Công trình được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2011.

Vào dịp giỗ Mai Hắc Đế hoặc các ngày lễ, Tết, người dân, du khách thập phương thường đến đây dự lễ, dâng hương tưởng nhớ ông.

Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, quê gốc ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Mai Thúc Loan càng lớn càng thông minh, khoẻ mạnh, là một đô vật nổi tiếng của vùng Sa Nam (huyện Nam Đàn, Nghệ An) ngày nay.

Chứng kiến cảnh người dân cực khổ dưới ách thống trị của nhà Đường, ông đã nhen nhóm ý tưởng đánh đuổi ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo diễn ra vào năm 713, giải phóng vùng đất rộng lớn ở Nghệ An. Sau sự kiện này, ông được suy tôn làm hoàng đế. Đến năm 722, quân Đường quay trở đàn áp cuộc khởi nghĩa, bị vây hãm, Mai Hắc Đế trốn vào rừng rồi mất ở đó vào năm 723.

Trên ảnh là tượng Mai Hắc Đế đúc bằng đồng liền khối cao 10,8 m, đế bê tông cốt thép ốp tấm đá xanh, phía trước bài trí lư hương bằng đá tự nhiên. Tượng đặt tại quảng trường Mai Hắc Đế, giáp ranh giữa xã Thịnh Lộc và thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), công trình xây dựng năm 2016.

Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, quê gốc ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Mai Thúc Loan càng lớn càng thông minh, khoẻ mạnh, là một đô vật nổi tiếng của vùng Sa Nam (huyện Nam Đàn, Nghệ An) ngày nay.

Chứng kiến cảnh người dân cực khổ dưới ách thống trị của nhà Đường, ông đã nhen nhóm ý tưởng đánh đuổi ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo diễn ra vào năm 713, giải phóng vùng đất rộng lớn ở Nghệ An. Sau sự kiện này, ông được suy tôn làm hoàng đế. Đến năm 722, quân Đường quay trở đàn áp cuộc khởi nghĩa, bị vây hãm, Mai Hắc Đế trốn vào rừng rồi mất ở đó vào năm 723.

Trên ảnh là tượng Mai Hắc Đế đúc bằng đồng liền khối cao 10,8 m, đế bê tông cốt thép ốp tấm đá xanh, phía trước bài trí lư hương bằng đá tự nhiên. Tượng đặt tại quảng trường Mai Hắc Đế, giáp ranh giữa xã Thịnh Lộc và thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà), công trình xây dựng năm 2016.

Từ ngày 22/2 (ngày 11 tháng Giêng), người dân xã Mai Phụ gói bánh chưng nấu dâng lên Mai Hắc Đế.

Những năm trước, tất cả các thôn trong xã Mai Phụ đều tổ chức gói bánh chưng tập trung với số lượng gần 2.000 chiếc. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, chính quyền hạn chế tụ tập đông người, chỉ cử thôn Mai Lâm gói 120 chiếc bánh để cúng.

Từ ngày 22/2 (ngày 11 tháng Giêng), người dân xã Mai Phụ gói bánh chưng nấu dâng lên Mai Hắc Đế.

Những năm trước, tất cả các thôn trong xã Mai Phụ đều tổ chức gói bánh chưng tập trung với số lượng gần 2.000 chiếc. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, chính quyền hạn chế tụ tập đông người, chỉ cử thôn Mai Lâm gói 120 chiếc bánh để cúng.

Bánh chưng được nấu tại nhà tiếp khách của đền Lê Khôi tối 22/2, cách đền Mai Hắc Đế một km.

"Bánh chưng nấu 5 tiếng thì chín. Kinh phí gói bánh do người dân ủng hộ", ông Lê Văn Quang, 52 tuổi, trú thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, cho biết.

Bánh chưng được nấu tại nhà tiếp khách của đền Lê Khôi tối 22/2, cách đền Mai Hắc Đế một km.

"Bánh chưng nấu 5 tiếng thì chín. Kinh phí gói bánh do người dân ủng hộ", ông Lê Văn Quang, 52 tuổi, trú thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, cho biết.

Bánh chưng nấu xong được xã Mai Phụ dán nhãn ở mặt chính, ghi năm tổ chức lễ giỗ để cung tiến.

Bánh chưng nấu xong được xã Mai Phụ dán nhãn ở mặt chính, ghi năm tổ chức lễ giỗ để cung tiến.

Lễ giỗ do UBND xã Mai Phụ và Ban lễ nghi đền vua Mai phối hợp tổ chức. Mâm cỗ cúng gồm bánh chưng, thịt lợn, cơm, gà luộc... được đưa đến đặt tại điện thờ chính từ đầu giờ chiều 23/2.

Lễ giỗ do UBND xã Mai Phụ và Ban lễ nghi đền vua Mai phối hợp tổ chức. Mâm cỗ cúng gồm bánh chưng, thịt lợn, cơm, gà luộc... được đưa đến đặt tại điện thờ chính từ đầu giờ chiều 23/2.

Đầu giờ tối, cao niên trong xã Mai Phụ giúp nhau mặc trang phục. Số lượng thành viên của Ban lễ nghi tham gia cúng tại lễ giỗ khoảng 20 người.

Đầu giờ tối, cao niên trong xã Mai Phụ giúp nhau mặc trang phục. Số lượng thành viên của Ban lễ nghi tham gia cúng tại lễ giỗ khoảng 20 người.

Người trong Ban tế lễ phải rửa tay vào chậu nước đặt trước điện thờ trước khi vào bên trong. Đây gọi là nghi lễ "tẩy uế", mục đích là khi vào cúng nhà vua, tất cả phải sạch sẽ.

Người trong Ban tế lễ phải rửa tay vào chậu nước đặt trước điện thờ trước khi vào bên trong. Đây gọi là nghi lễ "tẩy uế", mục đích là khi vào cúng nhà vua, tất cả phải sạch sẽ.

Lễ giỗ có nhiều nghi thức như dâng hương, tiến tỉu, đọc chúc văn, đốt đèn, hóa chúc văn. Những người làm lễ được gọi là Tế chủ, Bồi tế, Phụ tế...

Năm nay, Tế chủ là ông Nguyễn Xuân Bắc (người đang quỳ). Ông Bắc là Chủ tịch UBND xã Mai Phụ.

Lễ giỗ có nhiều nghi thức như dâng hương, tiến tỉu, đọc chúc văn, đốt đèn, hóa chúc văn. Những người làm lễ được gọi là Tế chủ, Bồi tế, Phụ tế...

Năm nay, Tế chủ là ông Nguyễn Xuân Bắc (người đang quỳ). Ông Bắc là Chủ tịch UBND xã Mai Phụ.

Lễ cúng có một lần dâng hương và ba tuần rượu. Ban tổ chức lễ cúng làm nghi thức tiến tửu. Mâm gỗ đựng cau trầu cùng chén rượu được Phụ tế đưa cho Tế chủ. Ông này cầm chén rượu vái lạy rồi uống. Việc uống rượu này gọi là "ẩm phước", có nghĩa đây là hưởng lộc vua ban. Tế chủ là người chủ trì nên được uống đầu tiên.

Lễ cúng có một lần dâng hương và ba tuần rượu. Ban tổ chức lễ cúng làm nghi thức tiến tửu. Mâm gỗ đựng cau trầu cùng chén rượu được Phụ tế đưa cho Tế chủ. Ông này cầm chén rượu vái lạy rồi uống. Việc uống rượu này gọi là "ẩm phước", có nghĩa đây là hưởng lộc vua ban. Tế chủ là người chủ trì nên được uống đầu tiên.

Sau khi kết thúc các nghi thức, Phụ tế, Bồi tế mang theo bàn gỗ đựng chúc văn, vàng mã... đi hóa ở phía bên phải ngôi đền. Theo dân gian, nghi thức đốt chúc văn là văn tế tưởng nhớ người đã khuất.

Sau khi kết thúc các nghi thức, Phụ tế, Bồi tế mang theo bàn gỗ đựng chúc văn, vàng mã... đi hóa ở phía bên phải ngôi đền. Theo dân gian, nghi thức đốt chúc văn là văn tế tưởng nhớ người đã khuất.

Kết thúc lễ giỗ, người dân địa phương và đại biểu được vào bên trong điện thờ dâng hương.

Các hoạt động năm nay diễn ra từ ngày 22 đến 24/2. Sáng nay, Ban tổ chức tiếp tục cúng trong hơn một tiếng, với các nghi thức tương tự như buổi cúng tối hôm trước. Lễ vật sau đó sẽ được phát cho người dân để hưởng lộc.

Kết thúc lễ giỗ, người dân địa phương và đại biểu được vào bên trong điện thờ dâng hương.

Các hoạt động năm nay diễn ra từ ngày 22 đến 24/2. Sáng nay, Ban tổ chức tiếp tục cúng trong hơn một tiếng, với các nghi thức tương tự như buổi cúng tối hôm trước. Lễ vật sau đó sẽ được phát cho người dân để hưởng lộc.

Đức Hùng

Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×

Từ khóa » De Mai Hắc đế