Lễ Hội Hoa Lư Ninh Bình - Nét Văn Hóa đặc Sắc Nơi Cố đô
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- /
- MIA Go
- /
- Ninh Bình
Xem nhanh
1. Đôi nét về Lễ hội Hoa Lư1.1 Ý nghĩa của lễ hội1.2 Lịch sử của Lễ hội Hoa Lư2. Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội Hoa Lư3. Những nét độc đáo của Lễ hội Hoa Lư3.1 Phần lễ của Lễ hội Hoa Lư3.1.1 Lễ mở cửa đền của Lễ hội Hoa Lư3.1.2 Lễ rước nước3.1.3 Lễ mộc dục3.1.4 Lễ rước lửa3.1.5 Lễ tế chính3.2 Phần hội3.2.1 Khai mạc lễ hội3.2.2 Cờ lau tập trận3.2.3 Xếp chữ Thái Bình4. Một số hình ảnh khác của Lễ hội Hoa LưXem nhanh
1. Đôi nét về Lễ hội Hoa Lư1.1 Ý nghĩa của lễ hội1.2 Lịch sử của Lễ hội Hoa Lư2. Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội Hoa Lư3. Những nét độc đáo của Lễ hội Hoa Lư3.1 Phần lễ của Lễ hội Hoa Lư3.1.1 Lễ mở cửa đền của Lễ hội Hoa Lư3.1.2 Lễ rước nước3.1.3 Lễ mộc dục3.1.4 Lễ rước lửa3.1.5 Lễ tế chính3.2 Phần hội3.2.1 Khai mạc lễ hội3.2.2 Cờ lau tập trận3.2.3 Xếp chữ Thái Bình4. Một số hình ảnh khác của Lễ hội Hoa Lư1 Đôi nét về Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư (còn được gọi là hội Trường Yên hay hội Cờ Lau) là một trong những lễ hội có niên đại lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Lễ hội này hiện đang là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang được đề nghị nâng tầm tổ chức lễ hội theo nghi thức cấp nhà nước.
Đây là lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt và mở đầu thời kỳ độc lập, thống nhất lâu dài của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.
Lễ hội Hoa Lư phản ánh đậm nét, sinh động về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của đức vua Đinh Tiên Hoàng và lịch sử Việt Nam qua ba triều đại Đinh, Lê, Lý. Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức trang trọng ở cấp Nhà nước. Hiện nay, lễ hội vẫn có tầm ảnh hưởng lớn, bảo lưu được những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc và đang hướng tới nâng cấp thành Quốc lễ.
Xem thêm: Kinh Nghiệm du lịch Thái Lan
Lễ hội Hoa Lư mang những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam
Kể từ khi Kinh đô Hoa Lư trở thành Cố đô, Lễ hội Hoa Lư đã trở thành một Lễ trọng, Quốc lễ. Mỗi lần diễn ra lễ hội, các triều đình như Huế, Thăng Long đều cử đại thần đến tham dự vô cùng trang trọng.
Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì hàng năm triều đình Nguyễn tổ chức đại lễ, tế miếu Đế vương các đời, trong đó có 4 vị được xem là đặc biệt quan trọng: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương và Đinh Tiên Hoàng. Và vua Minh Mệnh còn cho dựng miếu Đức vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Dương Xuân, kinh đô Huế, đủ chứng tỏ được sự quan trọng của lễ hội Hoa Lư trang trọng đến nhường nào. Và từ đó trở đi, triều đình quy định việc tế miếu Đinh Tiên Hoàng sẽ được cử hành hàng năm vào hai kỳ Xuân - Thu để bày tỏ tấm lòng thành kính của triều đình.
Để có được lễ hội Hoa Lư như hiện nay là cả một quá trình, mà trong đó có sự hòa quyện cả những yếu tố lịch sử và cả những truyền thuyết dân gian.
Lễ hội Hoa Lư là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội truyền thống này được tổ chức thường niên từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 âm lịch ngay tại cố đô Hoa Lư ở Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nếu có lịch trình du lịch Ninh Bình 4 ngày 3 đêm vào thời gian này, đừng bỏ lỡ cơ hội được hòa vào không khí lễ hội nơi đây và lễ hội Tràng An nhé!
3 Những nét độc đáo của Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư diễn ra với 2 phần là phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, phần lễ của lễ hội này lại rất ý nghĩa vì mang trong mình những nét văn hóa quý báu của dòng chảy thời gian, chắt lọc lại mọi tinh túy trong các nghi lễ.
Phần lễ gồm có: Lễ mở cửa đền, Lễ rước nước, Lễ dâng hương, Lễ rước lửa, Lễ mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, Lễ hội hoa đăng. Trong đó, lễ rước nước được xem là hoạt động quan trọng và ý nghĩa nhất. Phần lễ này thường thu hút rất nhiều du khách phương xa và cả người địa phương cùng tham dự.
Phần lễ của Lễ hội Hoa Lư được diễn ra vô cùng trang trọng
Được diễn ra ở hai đền vua Đinh Tiên Hoàng và đền Vua Lê Đại Hành trước khi diễn ra lễ hội một ngày. Sau lễ mở cửa đền du khách có thể ra vào không cần phải xuất trình vé như ngày bình thường.
Lễ mở cửa đền là một nghi thức quan trọng, khởi đầu trong chuỗi các hoạt động. Ảnh: @philguy34
Lễ rước nước được bắt đầu từ sáng sớm ngày 8/3 âm lịch, đây là nghi lễ mở đầu cho ngày khai hội. Với nhiều sự góp mặt của người dân cùng hướng về cội nguồn dân tộc. Đoàn người khởi hành từ đền Vua Đinh Tiên Hoàng đến bến sông Hoàng Long thì dừng lại lấy nước mang về đền.
Trước ngày khai hội, ở sông Hoàng Long chọn một cây tre lớn trên ngọn tre sẽ treo một dải phướn màu vàng và ghi lời chú. Nội dung những lời chú là Thần dân, con cháu trăm họ luôn nhớ ơn rồng vàng ở sông này đã cứu giúp vị Hoàng Đế nhà Đinh. Lễ rước nước được tổ chức hết sức trang nghiêm, thành kính, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Lễ rước nước được chuẩn bị khá công phu và rất trang nghiêm
Đây là nghi lễ tắm tượng, được tiến hành vào giờ tý của ngày khai hội. Trước khi làm lễ, thủ từ phải làm lễ cáo xin phép vua cho được thực hiện nghi lễ mộc dục và làm lễ gia quan.
Đây là một nghi thức thực hiện ở 2 đền thờ Vua Đinh, hành trình khởi đầu từ nơi ông sinh ra và kết thúc tại nơi ông lên ngôi Hoàng đế, thể hiện sự kết nối giữa mạch nguồn tuổi thơ của vị anh hùng dân tộc đến khi trưởng thành lập lên sự nghiệp thống nhất giang sơn.
Ngọn lửa thiêng được rước từ đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương, huyện Gia Viễn. Đoàn rước đuốc tiến hành dâng hương, cúng tế trời đất và tiến hành các nghi lễ xin lửa rồi diễu hành trên đường Vua Đinh tiến về Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư để thắp sáng, truyền lửa thiêng trong thời kỳ diễn ra lễ hội.
Ngay sau khi đoàn rước nước trở về sân khấu trung tâm lễ hội, sau nghi thức thả rồng bay thì khởi điểm phần lễ tế tại 2 đền Vua Đinh, Vua Lê. Phần tế có sự tham gia của nhiều đoàn theo lịch đăng ký. Các đoàn rước kiệu và chân nhang từ các di tích thờ các danh nhân thời Đinh – Lê sẽ tham gia rước kiệu về 2 đền, hầu hết các đoàn ở cự ly xa phải rước trên xe lễ hội tiến về Hoa Lư.
Lễ tế được tiến hành sau đó cả ban ngày và ban đêm ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, xen kẽ đó du khách sẽ được vào thắp hương tưởng niệm. Tham gia lễ tế có nhiều đoàn trong vùng và cả những nơi khác có đền thờ 2 Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành cũng rước kiệu về dự lễ.
Lễ tế cổ truyền tại đền Vua Đinh Tiên Hoàng
Đây là màn diễn sân khấu đương đại để khai mạc lễ hội và truyền hình trực tiếp. Sau lời giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc, phát biểu của các vị lãnh đạo Trung ương và địa phương là màn trống hội Hoa Lư, các màn diễn tái hiện lịch sử trọng đại diễn ra tại kinh đô Hoa Lư xưa như: sự kiện lên ngôi hoàng đế của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn; đánh thắng giặc Tống; dời đô về Thăng Long do Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện và kết thúc là màn thả rồng bay lên cho tới hết buổi sáng khai mạc. Phần khai mạc luôn là phần hoành tráng nhất, vậy nên khi check-in Ninh Bình thì nhớ không được bỏ lỡ những hoạt động thú vị của phần khai mạc nhé!
Lễ khai mạc mở đầu chuỗi hoạt động ở Lễ hội Hoa Lư 2021
Cờ lau tập trận là trò diễn dân gian nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu. Tham gia màn diễn trò Cờ lau tập trận gồm 60 em thiếu niên 13-15 tuổi. Em khôi ngô nhất được chọn đóng Đinh Bộ Lĩnh, đội mũ bình thiên bằng rơm, tay cầm bông lau có tán vàng, tán tía. Quân Thung Lau, Thung Lá có chiêng, trống cái, thanh la, đứng hai bên múa hát đối đáp và diễn cảnh vua Đinh cầm cờ lau tập trận. Hội diễn thể hiện ý chí của Đinh Bộ Lĩnh và ba quân.
Màn diễn xếp chữ Thái Bình để tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh Tiên Hoàng đặt khi lên ngôi, đây cũng là tên gọi của đồng tiền Thái Bình đầu tiên ở Việt Nam. Tham gia màn này có 120 thiếu nữ mặc áo tứ thân màu xanh, tay cầm cờ, theo nhịp trống giục 3 tiếng một mà chạy kéo chữ. Hàng thứ nhất kéo chữ Thái, chạy vòng lên phía trước kéo xuống thành nét “thanh”, rồi lại vòng lên phía tay trái kéo xuống thành nét “mác”, cuối cùng chạy vòng lên phía tay phải kéo xuống tạo thành nét “chấm”. Vậy là thành chữ “Thái”.
Trong khi đó, ở hàng thứ 2, các em chạy và kéo chữ “Bình”. Cả hai hàng hạ cờ làm nổi rõ hai chữ “Thái Bình”.
Ngoài ra Lễ hội Hoa Lư còn có các sự kiện hưởng ứng như: cuộc thi Người đẹp Hoa Lư, Hội thi hát chèo, cúp bóng chuyền Hoa Lư, các hoạt động triển lãm, cuộc thi nhằm quảng bá du lịch, và các giải đấu thể thao…
4 Một số hình ảnh khác của Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội có sự tham gia của các quan chức các ngành của tỉnh Ninh Bình
Lễ hội Hoa Lư thu hút khách du lịch và khách địa phương tham dự rất đông. Ảnh: @philguy34
Lễ hội Hoa Lư đã được xếp hạng là di sản văn hóa cấp quốc gia. Ảnh: @philguy34
Lễ hội Hoa Lư là lễ hội vô cùng ý nghĩa đối với người dân Việt Nam vì mang trong mình những kết tinh của dòng chảy văn hóa, thời gian sau hàng ngàn năm dựng nước. Vậy nên nếu có dịp khám phá Quần thể danh thắng Tràng An, bạn nhất định hãy ghé thăm mảnh đất cố đô Hoa Lư và tham gia Lễ hội Hoa Lư nhé!
Trúc Uyên
Nguồn: Tổng hợp
Bạn có hài lòng bài viết này?
Hài lòng Không hài lòng Gửi góp ýTừ khóa: lễ hội ninh bình
TOP sản phẩm bán chạy tháng 11/2024- #000000
- #596c72
- #FF0000
- #C0C0C0
Larita Sano AH0424
699.000₫ 2.250.000₫ -69%- #093f69
- #008000
- #40454a
- #000000
Larita Mila FH983
799.000₫ 1.815.000₫ -56%- #964B00
- #808080
- #40454a
- #647290
Larita Vonri MG0724
1.099.000₫ 2.090.000₫ -47%- #40454a
- #C0C0C0
Pisani Lusso BR13
1.999.000₫ 6.820.000₫ -71%- #40454a
- #b76e79
- #9ad8e7
- #ffffff
Pisani X9 YG1849A
2.890.000₫ 4.612.000₫ -37% FreeshipMIAGO Aquarius ITP01
1.799.000₫ 2.299.000₫ -22%- #2f2f2f
- #800020
- #808080
- #008000
Pisani Vitta 8359
2.190.000₫ 3.399.000₫ -36%- #40454a
- #d1d1d1
- #b76e79
- #9ad8e7
Pisani URI BR10
3.690.000₫ 4.920.000₫ -25%- #faf0e6
- #000000
- #000000
- #a68771
Epoch MF9313
5.790.000₫- #093f69
- #40454a
- #6c7a86
- #ffffff
Austin Reed MF9065
7.390.000₫- #000000
- #acacac
Solo Re: Solve 15.6 inch UBN781
675.000₫ 1.350.000₫ -50%Targus TSB96201GL
545.000₫ 1.090.000₫ -50%- #0000FF
- #acacac
- #FF0000
Targus Sagano EcoSmart Campus Backpack TBB636
763.000₫ 1.090.000₫ -30%- #000000
- #251607
- #5d6266
- #d3d3d3
- +1
Mikkor The Kalino
584.100₫ 649.000₫ -10%Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình - Nét văn hóa đặc sắc nơi cố đô
09.07.2024 43,412 lượt xemLễ hội Chùa Bái Đính - Lễ hội văn hóa lâu đời tại miền Bắc
22.09.2023 16,441 lượt xemĐộc đáo Lễ hội Tràng An – Nét văn hóa tín ngưỡng của Ninh Bình
22.09.2023 16,304 lượt xemLễ hội đền Dâu - Tưởng nhớ công ơn Thánh Mẫu của người Việt
22.09.2023 13,990 lượt xemLễ hội Đền Thái Vi – Xuôi dòng về Cố đô tưởng nhớ các vị vua Trần
22.09.2023 6,305 lượt xem Hỗ trợ trực tuyến- Hệ thống cửa hàng
-
1800 6198
(08h - 22h, miễn phí)
- Chat với MIA.vn
- Chat Zalo với MIA.vn
00
ngày :00
giờ :00
phút :00
giâyTừ khóa » Hoa Lư Có Nghĩa Là Gì
-
Động Hoa Lư – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoa Lư – Wikipedia Tiếng Việt
-
DI SẢN HÁN - NÔM Ở CỐ ĐÔ HOA LƯ
-
Hoa Lư Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Phật Giáo Cố Đô Hoa Lư | Facebook
-
Từ điển Tiếng Việt "hoa Lư" - Là Gì?
-
Một Vài Nhận Xét Về địa Danh Hoa Lư
-
Hoa Lư Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Cố đô Hoa Lư - Du Lịch Bụi
-
Cố đô Hoa Lư - Dấu ấn Vàng Son Của Một Thời Dân Tộc Oai Hùng
-
Từ Điển - Từ Hoa-lư Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Cố đô Hoa Lư - Tràng An Danh Thắng
-
Động Hoa Lư - Điểm Du Lịch Trở Về Với Cội Nguồn Dân Tộc đặc Sắc