Lễ Hội Phủ Na - - Huyện Như Thanh
Có thể bạn quan tâm
Tương truyền: Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đầy xuống trần gian thác sinh vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát Huệ. Năm 18 tuổi được bố mẹ cho kết duyên với Trần Đào Lang là một thư sinh thông minh giỏi giang thơ phú và sinh được hai con một trai, một gái.
Ba năm sau, hết hạn trích giáng được Ngọc Hoàng cho gọi về trời. Nhưng duyên trần còn nặng Nàng thường nhỏ lệ nhớ thương chồng con . Quần Tiên thượng giới tâu trình lên Ngọc Hoàng, Ngọc Hoàng Thượng đế thấy vậy thương tình phong cho nàng danh tính là Liễu Hạnh Công Chúa và cho phép nàng trở lại hạ giới. Lần này xuống trần, nàng sắp đặt việc nhà yên ổn, khuyên nhủ chồng chăm lo việc đèn sách, dạy bảo con cái giữ đạo hiếu nghĩa.
Sẵn có phép màu biến hoá nàng vân du ở khắp mọi vùng đất sơn thuỷ kỳ thú trên đất nước Nam, Liễu Hạnh thường hoá phép trừng phạt kẻ ác, gia ân kẻ hiền. Liễu Hạnh đã từng trừng trị một Hoàng Tử dám sàm sỡ với Nàng ở quán nước Đèo Ngang; đã tặng nhà Vua một đôi giày khi Vua ghé thăm quê nàng ở Vụ Bản; đã từng giúp đỡ các học trò nghèo như Cống Quỳnh ( Quê Hoằng Hoá) trên đường ra Bắc đi thi, đã từng hoá phép dạy bảo dân chúng vùng Tam Điệp, Ninh Bình trồng dâu nuôi tằm dệt vải) .Nàng đã từng hoá phép khuyên nhủ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan bỏ tiền khởi dựng lại chùa Bắc Lễ, Đền Tiên (Tỉnh Lạng sơn ) Đã cùng đàm đạo thơ văn với danh sĩ Phùng Khắc Khoan ( tức Trạng Bùng ) ở Tây Hồ ( Hà nội ). Sau đó Nàng vào làng Kẻ Sóc huyện Đông Thành - Một vùng đất linh địa của Tỉnh Nghệ an ).Két duyên với một thư sinh nhà nghèo nhưng tài giỏi, đức hạnh vốn là hậu thân của người chồng cũ Đào Lang kiếp trước. Chồng thi đỗ làm quan thì Nàng lại đến kỳ hạn phải về trời. Nhưng do yêu cuộc sống nơi trần thế,và không chịu được với thời gian hạnh phúc quá ngắn ngủi; Liễu Hạnh lại xin vua Trời một lần nữa được xuống trần gian.
Lần thứ 3 giáng trần; Liễu Hạnh được Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đem theo 2 Tiên hầù Thị nữ là Quế Nương và Nhị Nương bay xuống vùng Phố cát- một nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình , thuộc huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá ; Tại Phố cát, Tiên chúa Liễu Hạnh hô phong hoán vũ lập nên ngôi điện nguy nga, tráng lệ để ngự.
Ở đây, Tiên Chúa Liễu Hạnh tiếp tục hiển linh với nhiều trò trêu ghẹo, trừng phạt những kẻ phàm phu tục tử. Thấy vậy,Triều đình Lê Trịnh cho là yêu quái cho quân lính ngự lâm đến tiễu trừ nhưng đều bị Tiên Chúa đánh cho thảm bại, Vua Lê phải cầu một đạo sĩ là Tiền Quân Thánh cầm quân chống cự với Tiên Chúa ở Núi Sòng ( Thanh Hoá ) . Trận đánh diễn ra ác liệt gọi là Sùng Sơn đại chiến. Tiền Quân Thánh phải dùng mẹo mới thắng được Liễu Hạnh. Nhưng Đức Phật đã hiện ra yêu cầu Nhà Vua và Tiền Quân Thánh phải trả lại tự do cho Tiên Chúa để Tiên Chúa quy y theo Phật
Sau khi được Tiên Chúa Liễu Hạnh nhập hồn, báo mộng, hiển linh. Nhân dân làng Cổ đam, Phú Dương phủ Hà Trung Thanh hoá đã kêu gọi nhau góp công của, dựng lên một ngôi đền để tôn thờ Tiên Chúa Liễu Hạnh – Ngôi đền đó gọi là Đền Sùng Trân, nay gọi là đền Sòng Sơn.
Tại đây Tiên Chúa Liễu Hạnh luôn ứng linh hiển thánh để khuyến thiện, trừ ác. Khả năng hóa Phép của Tiên Chúa là vô biên ; tiếng tăm của Tiên Chúa Liễu Hạnh lan rộng khắp trong Nam, ngoài Bắc khiến cho đông đảo dân chúng khắp vùng tôn sùng,kính phục. Vì có nhiều quyền năng biến hoá,Thánh Mẫu đã từng góp công âm phù cho Vua Lê đánh thắng giặc ngoại xâm , đã giúp Chúa Trịnh trừng phạt một số kẻ phản nghịch trong nội tộc, nên Tiên Chúa Liễu Hạnh đượcTriều đình Lê Trịnh phong Thần; Được tôn là Mã Hoàng Công Chúa, rồi là Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương., đến Triều Nguyễn ( 1802-1945 ) Nữ Thần Liễu Hạnh lại được phong sắc “ Thượng thượng đẳng phúc thần. Từ đó Nữ Thần Liếu Hạnh không gây những kinh hoàng cho dân chúng nữa mà trở thành bậc siêu trần, luôn luôn ban ân đức cho mọi người, nên được nhân dân tôn là Thánh Mẫu.( Mẹ Thánh). Sau đó lại đượcTriều Nguyễn gia tăng mỹ tự là Mẫu Nghi Thiên Hạ ( Mẹ của muôn dân ) và được ghi vào Tự điển . ;Thánh Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách: là Thánh – Thần - Phật”.Đặc biệt trong tâm thức văn hoá tâm linh Việt nam Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn vinh cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử là bốn vị Thánh Bất tử của Văn hoá tín ngưỡng Việt nam .Và cũng từ đó hàng năm vào ngày 26/2 âm lịch nhân dân trong vùng đều mở hội Tế Lễ để ngưỡng vọng, tôn thờ và tri ân Thánh Mẫu .
Dân tộc ta đã từng có những huyền thoại rất đẹp về những người Mẹ: Mẹ Âu cơ (giống tiên) kết hôn với Lạc long quân (giống rồng) đẻ ra một bọc trứng, lại nở ra được một trăm người con, từ đó hình thành nên các cộng đồng người của dân tộc Việt Nam; sinh cùng một bọc, khởi tự một nguồn, máu đỏ, da vàng tất cả đều là anh em. Chúng ta có huyền thoại về mẹ trời, mẹ núi, mẹ sông, mẹ biển…những người mẹ ấy trong dân gian đều giữ một vị trí vô cùng quan trọng.
Nếu mẹ Âu Cơ có công sinh thành ra người Việt; mẹ núi có công trông coi núi non, cây cỏ, muông thú của gianh sơn người việt; mẹ sông có công trông coi sông nước, biển khơi, giúp con người mỗi khi đi trên sông nước và trông giữ các tài nguyên khoáng sản biển của dân tộc ta; thì ở đây, ta gặp Mẫu Liễu Hạnh là biểu tượng cho sức sống, cho tự do, cho lòng nhân đạo và công bằng xã hội, Mẫu Liễu đã trải qua chức phận làm con, làm vợ, làm mẹ, làm chủ gia đình, trưởng một cộng đồng, Mẫu biết làm thơ, am hiểu đạo lý, biết cầm quân đánh giặc, biết chữa bệnh cứu nhân độ thế. Mẫu là sự tựu trưng những nét đẹp của người mẹ, người chủ, một vị tướng và một vị thánh. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn thờ từ thực tế và trở thành tâm linh, là vị thánh thứ tư trong tứ bất tử; là chủ cõi đất, cõi trần gian, những cõi gần gũi với con người.
Mẫu Liễu Hạnh có tình yêu mãnh liệt, có khát vọng của cuộc sống tự do, luôn ước muốn có hạnh phúc gia đình. Mẫu giầu ý chí, giầu nghị lực. Mẫu bao dung, độ lượng với dân lành, sẵn lòng và thành tâm cứu giúp những người lương thiện khi gặp khó khăn, gặp hoạn nạn; nhưng Mẫu cũng nghiêm khắc thẳng tay trừng trị kẻ ác, kẻ dan tà; Bởi vậy trong tâm thức văn hoá Việt nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là biểu tượng cho sức sống, cho tự do, cho lòng nhân đạo và ý chí phá bỏ cường quyền. Tinh thần ấy, ý chí ấy là Bất tử.
Trong bốn vị Thánh Bất tử, Liễu Hạnh là một phụ nữ và là một biểu tượng đa dạng, sinh động, một nhân vật phi thường, song lại rất đỗi bình thường. Mẫu Liễu Hạnh có hiếu theo nho, có phép thuật theo đạo, có tâm theo Phật; Tất cả các giá trị văn hoá ấy được dung hoà và tồn tại, ẩn chứa trong tâm đức và sức mạnh của Mẫu.Vì vậy, khắp Bắc Trung Nam, Đạo Mẫu đã được hình thành, trường tồn gần 4 thế kỷ nay và bất chấp mọi uy lực, luật lệ của Vua chúa, Đạo Mẫu đã đi vào lòng của mỗi người dân Việt nam, sự Bất tử của Mẫu Liễu Hạnh chính là ở đó. Con người trên tiên, dưới trần; thực mà hư, hư mà thực nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tôn vinh là Nữ Thần trong hệ thống Tứ Bất Tử của Thần linh Việt nam và đồng thời cũng là một vị Thánh trong đạo Tứ Phủ, bởi trong tâm linh của Văn hoá Việt Nam Thánh. Trong cảm quan của nhân dân, chúng ta tìm thấy ở Thánh Mẫu Liễu Hạnh có đủ phẩm chất ,tư cách của một vị Thần, một nàng Tiên, một đức Phật. Niềm kính cẩn linh thiêng đặ vào các nhân vậthuyền thoại nàylà sự cầu mong phù hộ chống lại tai ương, bệnh tật và mong đợi những điều khuyên dạy để ứng xử trong cuộc sống của các vị Thần linh khác; Song Thánh Mẫu Liễu Hạnh ân cần hơn, gắn bó và độ lượng hơn vì Ngài là Mẹ. Đó mới thực sự là biểu tượng của tín ngưỡng của dân gian đối với Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu Nghi Thiên Hạ - Mẹ của muôn dân.
Như vậy, có thể nói Tiên Chúa Liễu Hạnh xuống trần không phải chỉ để mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, mà Liễu Hạnh xuống Trần để lĩnh một sứ mệnh thiêng liêng cao cả là khuyến thiện, trừ ác, ban phúc cho người tốt, giáng hoạ kẻ xấu, phò nước giúp dân. Và cũng vì thế, nhiều nơi nhân dân đã lập Đền thờ Mẫu. Các trung tâm lớn thờ Mẫu Liễu đều gắn liền với các huyền thoại giáng trần của Bà. Mẫu Liễu giáng trần lần thứ nhất ở Vụ Bản Nam Định, ở đây có Phủ Giầy. Mẫu Liễu đi vân du lên Lạng Sơn, nơi đây cũng trở thành một trung tâm thờ Mẫu và tiêu biểu là đền Bắc Lệ. Mẫu Liễu gặp gỡ các văn nhân bên Hồ Tây, nơi đây có Phủ Tây Hồ và Mẫu Liễu giáng trần ở Thanh Hoá, nơi đây có đền Sòng Sơn có Phủ Na Xuân Du...
Tục ngữ có câu: “ tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Đây là một tục lệ có từ thời tiên sử, khi người Việt thờ các thần linh trong thiên nhiên. Cha ở đây là Ngọc Hoàng, là bát Hải Long Vương, là Đức Thánh Trần, là Vua Lý Nam Đế, còn mẹ là Mẹ Âu Cơ,là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại có tục thờ Mẫu như ở Việt nam, nó không chỉ phản ánh nét sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân gian mà còn cho thấy sự tri ân và tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với Tổ tiên, đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng, bảo ban, che chở cho con cái như người Mẹ của người Việt
Trong tâm thức dân gian, Vua Hùng là Ông tổ, còn Liễu Hạnh là Mẫu. Trần Hưng Đạo là Cha; cả dân tộc Việt nam coi cộng đồng mình như một Gia tộc, có Tổ Tiên, có Cha Mẹ.Vì vậy, hàng năm cứ đến ngày 10/3 nhân dân về với Đền Hùng để thờ các Vua Hùng, thờ tổ tiên người Việt; ngày 20/8 về với Đền Trần để thờ Trần Hưng Đạo – thờ Cha và Ngày 12/2 về với Phủ Na Xuân Du để thờ Mẫu Liễu Hạnh – thờ Mẹ.
Mọi người chúng ta về đây - Về với đền Phủ Na trong một không gian linh thiêng Về với Lễ hội Phủ Na với một tâm tưởng thành kính và trang nghiêm - về với Thánh Mẫu Liễu Hạnh với bao điều mong ước chân thành và bình dị: Là được Mẹ ban phước cho Quốc thái ,Dân an,cho Nhân khang, Vật thịnh; Để được Mẹ che chở cho cuộc sống bình yên, để được Mẹ giải toả tâm tư ẩn trắc, để được Mẹ răn bảo hướng về cái Chân - Thiện - Mỹ; hướng về một niềm tin thánh thiện, đó chính là giá trị nhân văn lớn lao của Lễ Hội mà tất cả chúng ta ai ai cũng tâm niệm.
Về với Lễ Hộ Phủ Na, để ghi nhớ công lao to lớn của người anh hùng Triệu thị Trinh cách đây 1771 năm đã dừng chân tại đây để chiêu mộ binh lính, để tập kết quân lương, để luyện tập nghĩa sỹ, để luận bàn kế sách hành quân đanh giặc Ngô. Chúng ta như đang được thấy hàng vạn người dân vùng này đang nô nức xung phong xin ra trận, như còn thấy lớp lớp người dân gồng gánh, khuân vác quân lương ủng hộ tướng sỹ và giúp sức nghĩa quân. Chúng ta như còn nghe vọng lại tiếng mài gươm trong núi đá của đại quân Triệu Thị Trinh khi truyền lệnh xuất quân của Ngài tiến đánh giặc Ngô, để rồi: chiến công ấy đã đi vào lịch sử, để con cháu chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau, ghi nhớ một thời võ công oanh liệt của ông cha ta chống giặc ngoại xâm, giành lại giang sơn, đất nước.
Từ khóa » đền Mẫu Núi Na
-
Hà Tĩnh: Đền Thánh Mẫu, điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh
-
Top 14 đền Thánh Mẫu Núi Na
-
Hà Tĩnh: Đền Thánh Mẫu, điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm ... - MarvelVietnam
-
Tôn Tạo đền Thánh Mẫu ở Xuân Yên Xứng Tầm Di Tích Lịch Sử Văn Hóa
-
ĐỀN ĐỨC MẸ - Bảo Tàng Hà Tĩnh
-
Thăm Ngôi đền Mẫu Trên Vùng đất Tổ - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Đền Mẫu Liễu Hạnh - Chốn Linh Thiêng Tọa Trấn Đèo Ngang - Vinpearl
-
Di Tích đền Mẫu Âu Cơ | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ
-
Đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình Nổi Tiếng Linh Thiêng
-
Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh
-
Di Tích đền Thánh Mẫu, Xã Mậu Đông, Huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái
-
Đền Thờ Thánh Mẫu - Nguyễn Thị Bích Châu điểm đến Tâm Linh Tại ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ở đền Rồng - đền Nước - Báo Thanh Hóa
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam - Wikipedia
-
Đền Cửa Ông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Về Nơi Khởi đầu Của Tục Thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn - Điểm Du Lịch