Lễ Khai ấn đền Kiếp Bạc: Tùy Tâm Mà Xin ấn - Oản Cô Tâm

Đền Kiếp Bạc là là di tích đặc biệt quan trọng trong hệ thống các đền thờ Đức Thánh Trần. Xưa kia, đây là nơi đóng quân, tích trữ lương thực của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong suốt 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ngày nay, đền Kiếp Bạc là một trong những di tích cổ mang trong mình những tín ngưỡng dân gian gắn liền với truyền thuyết và lịch sử hào hùng của dân tộc. 

NỘI DUNG

Đền Kiếp Bạc thờ những ai?

Đền Kiếp Bạc thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương tại chính cung. Ngoài ra, đền cũng là địa điểm nổi tiếng thờ các vị nhân vật lịch sử quan trọng khác thuộc nhà Trần. Theo đó, đây là nơi thờ Vương Phụ, Vương Mẫu của Đức Thánh Trần. Ngoài ra, đền cũng thờ phu nhân, hai người con gái ngài (Nhị vị Vương Cô), 4 người con trai của ngài, con rể ngài (Phạm Ngũ Lão), hai tướng gia tướng nổi tiếng Yết Kiêu và Dã Tượng.

Hàng năm, khi đến cúng lễ đền thờ Kiếp Bạc, khách hành hương không chỉ sắm lễ dâng riêng Đức Thánh Trần mà còn chuẩn bị lễ dâng tại ban bệ của các vị thánh khác tại đền Kiếp Bạc. 

Xem thêm: Lịch sử cuộc đời Hưng Đạo Đại Vương – văn khấn và hầu giá Đức Thánh Trần

Đi lễ đền Đức Thánh Trần cần chú ý điều gì?

Sắm lễ 

Đền thờ Kiếp Bạc là ngôi đền linh thiêng nổi tiếng được nhân dân khắp vùng vô cùng tín thờ. Người ta tin rằng khi cầu khấn tại đền Kiếp Bạc sẽ được ứng nghiệm, như ý. Do đó, cứ vào dịp đầu năm hay mùa lễ hội của đền, nhân dân lại mang lễ vật tụ hội về đền dâng Đức Thánh Trần linh thiêng mong ngài phù hộ cho bản thân và gia quyến. 

Xem thêm: Hướng dẫn dâng Oản Tài Lộc chuẩn nhất không phải ai cũng biết trên mâm lễ Tứ Phủ, Phật, Gia tiên và Thần Tài.

Một mâm lễ Đức Thánh Trần tại đền bao gồm các thức lễ một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt hoặc đôi khi là gà cúng, thẻ hương, giấy tiền hoặc mũ mão, ngựa, … bằng vàng mã cùng một cánh sớ.

Thông thường sau khi dâng tiến những lễ vật này, đợi hết một tuần hương, bạn sẽ phải hạ toàn bộ những lễ vật này xuống, riêng cánh sớ và giấy tiền phải đem đi hóa. Nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc hay loại Oản Nghệ Thuật có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Oản Tài Lộc 83
Mẫu Oản Tài Lộc màu đỏ dâng lễ Đức Thánh Trần
đi lễ đền kiếp bạc
Oản Tài Lộc màu đỏ thành kính chiêm bái Đức Thánh Trần

 

mã ngựa lễ đức thánh trần
Oản Tài Lộc mã ngựa dâng bái Đức Thánh Trần

Oản được khuyến khích dâng tiến là loại oản được trang trí cách điệu với hoa lụa, lá ngọc cành vàng toát lên vẻ đẹp sang, lộng lẫy. Những loại oản này bạn khó có thể tìm kiếm ở những cửa hàng bán oản đường truyền thống mà bạn phải tìm đến Oản Cô Tâm.

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp các loại sản phẩm Oản Tài Lộc được trang trí nghệ thuật phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của con hương, đệ tử c6ả nước. Với dòng Oản Tài Lộc, Oản Cô Tâm tự tin sẽ làm khách hàng hoàn toàn hài lòng bởi phẩm oản đạt chuẩn chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Oản được đầu tư, trang trí bằng những nguyên liệu cao cấp bền đẹp, kết hợp với đó là ý tưởng thiết kế oản vừa độc đáo, lạ mắt, có 1-0-2 trên thị trường lại hoàn toàn phù hợp cho mục đích cúng lễ các vị thánh thần công đồng Trần Triều. Oản Tài Lộc nghệ thuật chắc chắn sẽ là lễ vật đẹp nhất, trang trọng nhất thể hiện lòng thành tâm của quý khách đến nhà ngài.

Đền Kiếp Bạc cầu gì?

Đền Kiếp Bạc được nhân dân khắp nơi tín thờ và gửi gắm niềm tin. Đền thờ Kiếp Bạc là địa điểm nổi tiếng được nhân dân truyền tụng là linh ứng khi cầu công danh, tài lộc, thăng quan tiến chức, cầu con, cầu xin trừ tà sát quỷ hoặc cầu bạo bệnh tiêu tan.

Tục truyền rằng khi đến cầu con tại đền, con hương phải tuân thủ “Vào cửa cha, ra cửa mẹ” (chui dưới pho tượng đồng của Đức Thánh Trần qua pho tượng của Mẫu rồi đi ra). Nếu không thì xin một ít đất ở mô cao sau đền thì sẽ được thỏa nguyện. Ngoài ra, nhà nào có con khó nuôi, hoặc sinh vào giờ thiết tỏa, … thì làm lễ bán khoán đứa trẻ vào đền đến năm 12 tuổi làm lễ chuộc về thì đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn, bình an vô sự.

Khi cầu bệnh tật tiêu tan, ngoài việc làm cánh sớ cúng lễ lạy để cầu khấn nhà ngài. Con hương còn đến mua thuốc ở đền Nam Tào (Dược Sơn) về uống. Được cho là rất hiệu nghiệm.

Khi cầu công danh, thăng quan tiến chức, con hương thường làm cánh sớ công danh và sắm lễ vật đầy đủ như đã nói ở phần trên và đặt lên ban thờ Đức Thánh Trần và cầu khấn nhà ngài. Ngoài ra, người ta cho rằng xin ấn đền Kiếp Bạc vào lễ phát ấn hàng năm thì chắc chắn linh nghiệm hơn cả.

đền kiếp bạc
Cung thờ Đức Thánh Trần đền Kiếp Bạc

Kiến trúc đền Côn Sơn Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thuộc một trong những ngôi đền phải kể đến đầu tiên khi nhắc đến những ngôi đền thờ Đức Thánh Trần. Cái tên Kiếp Bạc sinh ra do người dân ghép hai tên làng Kiếp (Vạn Kiếp) và làng Bạc (Dược Sơn) thành một. Ngôi đền uy nghiêm, bề thế là nơi năm xưa Hưng Đạo Vương lập bản doanh đóng quân tại Vạn Kiếp.

đền kiếp bạc
Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc nằm tại nơi hội thủy, tụ khí thuận đường xây dựng cơ nghiệp. Khu vực đền được xây dựng hiện tại nằm gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của 6 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của sông Thái Bình. Ba phía xung quanh đền đều được bao bọc bởi dãy núi Rồng trùng điệp. Tạo thế rồng chầu, hổ phục sông tạo thành minh đường rộng rãi. 

Tương truyền sau khi đánh thắng giặc về, đem lại thái bình cho đất nước. Hưng Đạo Vương về nghỉ tại phủ đệ ở Vạn Kiếp. Một hôm, ông cùng các gia nhân dạo thuyền trên dòng sông Lục Đầu. Khi đến gần dãy núi Dược Sơn, ông cho thuyền dừng lại. Đứng trên mũi thuyền, ông cầm thanh kiếm và nói: “Thanh Gươm này đã gắn bó với ta gần cả cuộc đời. Trong suốt cuộc chinh chiến nó đã dính bao máu giặc Thát, nó đã từng được bôi phân gà sáp với vôi tôi và bồ hóng để chém đầu tên giặc Phạn Nhan nhơ bẩn. Nay ta muốn nhờ dòng nước sông Lục Đầu để gột rửa sạch những vết nhơ trên nó”. Nói đoạn, ông lập tức thả thanh kiếm xuống dòng sông. Sau này, đúng đoạn Hưng Đạo Vương thả kiếm đã tạo thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình lưỡi kiếm ngay trước cửa đền Kiếp Bạc. Người dân quanh vùng gọi đây là thanh kiếm thần của Trần Hưng Đạo.

Để đi vào đền, trước tiên, khách hành hương phải đi qua cổng lớn tam quan được thiết kế kiểu thành dạng bức cuốn thư với ba cửa mái vòm và hai trụ biểu lớn. Bên trán cổng mặt ngoài có bốn chữ “Hưng thiên vô cực”, dưới có 5 chữ “Trần Hưng Đạo Vương Từ”.

đền kiếp bạc
Tam quan đền Kiếp Bạc

Ngay phía sau cổng lớn, phía bên trái có một miệng giếng bằng đá. Người dân gọi đây là Giếng Ngọc mắt rồng. Bởi mạch nước cung cấp cho giếng là từ núi Rồng chảy ra. Tương truyền, miệng giếng được Yết Kiêu phát hiện ra sau khi Hưng Đạo Vương chọn nơi đây làm bản doanh, huấn luyện quân sĩ. Khi ấy ông phát hiện ra một vũng nước tròn sâu trong vắt. Lúc uống nước vào thì thấy sảng khoái lạ thường. Ông đoán ngau đây là nguồn nước ngầm được chảy ra từ dãy núi Rồng. Về tư dinh, Trần Hưng Đạo đã quyết định cho Yết Kiêu xây bản doanh và khơi sâu, mở rộng vũng nước, dùng đá kè tạo nên miệng giếng như ngày nay. Nước từ miệng giếng thường được các quân sĩ về xin với hy vọng sẽ được tăng thêm tài trí và sức mạnh. Hiện nay, miệng giếng vẫn còn đầy ắp nước mát lành phục vụ cho nhân dân và khách hành hương tới thăm đền.

Qua cổng lớn là đến khu đền chính. Khu đền chính gồm các công trình: tiền tế, trung từ và hậu cung. Kiến trúc tại các công trình này đều được sơn son thiếc vàng với những nét chạm khắc họa tiết rồng phượng tỉ mỉ đẹp đẽ, tinh tế.

đền kiếp bạc
Đền chính đền Kiếp Bạc

Theo đó, gian tiền tế đặt ban thờ ban công đồng Trần Triều, hai bên đặt tả chiêng hữu trống.

Chính giữa trung từ đặt tượng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão. Hai bên là hai vị tướng Yết Kiêu cùng Dã Tượng.

Tòa điện bên trong đặt tượng thờ Hưng Đạo Vương. 

Phía trong cùng là hậu cung đặt tượng thờ Công Chúa Thiên Thành là phu nhân của Hưng Đạo Vương và hai người con gái của ông hay còn gọi là Nhị Vị Vương Cô. 

đền kiếp bạc cầu gì
Vương Cô Đệ Nhất Nhà Trần
đền kiếp bạc thờ những ai
Vương Cô Đệ Nhị Nhà Trần

Lễ khai ấn đền Kiếp Bạc

Khai ấn, ban ấn đền Kiếp Bạc là một nghi lễ linh thiêng mang đậm giá trị tâm linh. Nghi lễ này thường được diễn ra vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm, trùng với tháng tiệc thánh nhà Trần. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng và lớn nhất trong năm tại hội đền Kiếp Bạc. Ban ấn cũng là nét đặc trưng tại các đền chính quan trọng thờ Đức Thánh Trần.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm lễ phát lương tại đền Trần Thương.

Đền Kiếp Bạc còn lưu giữ 4 ấn phù của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Sở dĩ lễ phát ấn đền Kiếp Bạc luôn thu hút hàng ngàn con hương đệ tử kéo về đền bởi người ta tin rằng ấn đền Trần vô cùng linh thiêng. Có được ấn ký sẽ có được may mắn, cầu được ước thấy. Ý nghĩa ấn đền Kiếp Bạc giúp gia đình được may mắn, tài lộc, gia chủ thăng quan tiến chức, thuận lợi đủ đường. Thực tế thì nhiều người khi xin ấn đền Trần cũng đã được thỏa nguyện như vậy.

Nếu bạn đi xin ấn đền Trần, cần lưu ý rằng tùy thuộc vào tâm nguyện cầu khấn của mình mà xin ấn cho thích hợp. Theo đó, những người cầu công danh thăng quan tiến chức thì xin ấn Trần triều Hưng Đạo Vương chi ấn, hoặc Quốc Pháp Đại Vương. Cầu tài cầu lộc, cầu sinh quý tử thì xin dấu ấn Vạn Dược Linh Phù. Cầu trừ tà diệt quỷ, chữa bệnh, giặc dã thì xin ấn Phi Thiên Thần Kiếm Linh Phù. 

Nhận được ấn trong tay, con hương sẽ mang về treo tại túi ấn trong nhà hoặc treo tại nơi làm việc để được đạt cầu sở nguyện.

4 phù ấn bằng đồng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn còn lưu giữ tại đền bao gồm:

  • Ấn thứ nhất có hình vuông (kích thước 10 x 10 cm), trên khắc chữ “Trần triều Hưng Đạo vương chi ấn” (được hiểu là ấn của Hưng Đạo vương triều Trần). Đây là ấn phù quan trọng nhất, nội dung thể hiện quyền uy và sức mạnh mà Đức Thánh Trần ban cho.
  • Ấn thứ 2 hình vuông (kích thước 5,5 x 5,5 cm), trên khắc chữ “Quốc pháp Đại Vương” (được hiểu là ấn phù của Quốc pháp Đại vương hoặc Đại vương giữ phép nước), cầu Đức Thánh ban sức mạnh uy quyền, bắt mọi thế lực phải tuân theo luật pháp.
  • Ấn thứ 3 cũng có hình vuông (kích thước 4,3 x 4,3cm), trên khắc chữ “Vạn Dược linh phù” (được hiểu là phù ấn linh thiêng của đền Vạn Dược). Đây là phù ấn linh thiêng cứu giúp mọi người được sống mạnh khỏe, không bệnh tật.
  • Ấn thứ 4 là ấn duy nhất có hình chữ nhật (kích thước 5,2 x 7,8 cm), trên khắc chữ “Phi thiên thần kiếm linh phù” (được hiểu là phù ấn linh thiêng của Phi thiên thần kiếm). Đây là phù ấn sát quỷ trừ tà.

Hàng năm, các vị thủ nhang của đền sẽ chuẩn bị các túi đựng ấn ký, và đem đến các địa điểm phát ấn được chỉ định sẵn quanh đền. Đợi đến giờ khai ấn, các điểm này sẽ được mở cửa và phát ấn cho con hương đang xếp hàng chờ sẵn bên ngoài. 

Đền Kiếp Bạc ở đâu? Đường đi đền Kiếp Bạc

Địa chỉ: Đền Kiếp Bạc nằm ở địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Nếu bạn muốn đi lễ tại đền hoặc đơn giản chỉ muốn tham quan cảnh ngôi đền cổ nổi tiếng thờ Đức Thánh Trần thì bạn có thể đi từ Hà Nội bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

Mặc dù nằm tại địa phận tỉnh Hải Dương nhưng để đến đền Kiếp Bạc thì bạn phải bắt xe Quảng Ninh thì mới đi qua đền. Bạn nên bắt xe đi Cẩm Phả/Bãi Cháy/ Móng Cái ở bến xe Mỹ Đình. Điểm xuống tại Ngã Ba Sao Đỏ. Giá vé khoảng 80 000đ. Từ ngã ba này bạn bắt xe vào đền.

Nếu đi bằng ô tô – thời gian di chuyển 1h43p – 69,8km – có thu phí: Cầu Vĩnh Tuy – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL1A – ĐCT Nội Bài Hạ Long qua thị xã Chí Linh – đường vườn đào – rẽ trái vào đường Côn Sơn Kiếp Bạc – đền Kiếp Bạc.

đền côn sơn kiếp bạc
Lộ trình di chuyển bằng ô tô

Nếu đi bằng xe máy – thời gian di chuyển 1h42p – 70,1km: Cầu Vĩnh Tuy – Cầu Phù Đổng/QL1A – QL18/ ĐCT Nội Bài Hạ Long qua thị xã Chí Linh – đường vườn đào – rẽ trái vào đường Côn Sơn Kiếp Bạc – đền Kiếp Bạc.

đền côn sơn kiếp bạc
Lộ trình di chuyển bằng xe máy

Từ khóa » đi Lễ Côn Sơn Kiếp Bạc Cầu Gì