Lễ Kỷ Niệm 450 Năm Năm Sinh Đào Duy Từ - Đảng Bộ Tỉnh Bình Định

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tỉnh Bình Định
    • Đảng bộ tỉnh Bình Định
    • Cơ cấu tổ chức
      • Các cơ quan Đảng
      • Chính quyền
      • Mặt trận và các đoàn thể
  • Tin tức
    • Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội XIV của Đảng
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hoạt động của tỉnh uỷ
    • Chính trị
    • Kinh tế
    • Văn hóa - Xã hội
    • Quốc phòng - An ninh
  • Tin hoạt động cơ sở
    • Các ban xây dựng Đảng
    • Các cấp uỷ, tổ chức Đảng trực thuộc
    • Mặt trận và các hội, đoàn thể tỉnh
    • Các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ
  • Tra cứu văn bản
    • Văn bản của Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh uỷ
    • Văn bản của các ban tỉnh uỷ
    • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Văn kiện - Tư liệu
    • Văn kiện Đảng toàn tập
    • Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
    • Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
    • Điều lệ Đảng
    • Lịch sử Đảng bộ
      • Lịch sử Đảng bộ tỉnh
      • Lịch sử Đảng bộ Huyện, Thị, Thành phố
      • Lịch sử các ngành
      • Truyền thống cách mạng xã, phường, thị trấn
    • Đại hội Đảng các cấp
    • Bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp
  • Hướng dẫn nghiệp vụ
    • Công tác Đảng, Đảng viên
    • Công nghệ thông tin
    • Văn thư - Lưu trữ

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Các ban xây dựng Đảng Lễ kỷ niệm 450 năm năm sinh Đào Duy Từ Thứ ba 15/02/2022 07:26

Sáng 14.2, tại Di tích cấp quốc gia Đền thờ Đào Duy Từ, ở khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây (TX Hoài Nhơn), Thị ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TX Hoài Nhơn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 450 năm năm sinh danh nhân văn hóa Đào Duy Từ (1572 - 2022).

Quang cảnh lễ dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ Đào Duy Từ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ sinh tại phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa (nay là TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Năm 1625, ông vào Đàng Trong ở ẩn, rồi đi chăn trâu cho một nhà phú hộ ở đất Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn (nay là phường Hoài Thanh Tây, TX Hoài Nhơn). Cảm mến và phát hiện tài năng của Đào Duy Từ, quan Khám lý Trần Đức Hòa đã gả con gái; đồng thời tiến cử ông với chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Được trọng dụng, ông ra sức giúp chúa Nguyễn tổ chức hệ thống quân sự, cải cách chính trị, xây dựng văn hóa… ở xứ Đàng Trong trở thành nhà nước vững mạnh, đủ sức đương đầu với chính quyền Lê - Trịnh ở phía Bắc và dần mở rộng bờ cõi về phía Nam.

Hậu duệ gia tộc Đào Duy dâng lễ vật của TX Hoài Nhơn để cúng tại Đền thờ Đào Duy Từ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Sinh thời, Đào Duy Từ còn sáng tác nhiều tác phẩm văn, thơ và là ông tổ của nghệ thuật tuồng, nổi tiếng với hai ngâm khúc là “Ngọa Long cương văn”“Tư Dung vãn”; đặc biệt bộ sách “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ hướng dẫn về binh pháp và cách chế tạo vũ khí - được xem là một trong những bộ sách quan trọng về nghệ thuật quân sự của người Việt Nam - có thể sánh với “Binh Thư Yếu Lược” của danh tướng Trần Hưng Đạo.

Khởi chinh cổ hành lễ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Hậu duệ Đào Duy chánh bái hành lễ trước hương án Đền thờ Đào Duy Từ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Đến tháng 10.1634, ông mất tại Huế, thọ 63 tuổi. Với những công trạng của mình, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn phong làm “Hiệp đồng mưu đức công thần, đặc tiến Kim tử Vinh Lộc đại phu” và cho đưa về an táng, lập đền thờ tại phường Hoài Thanh Tây, TX Hoài Nhơn ngày nay. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Đào Duy Từ được truy phong “Hàm đông các đại học sỹ”, chức Thái sư, tước Hoằng quốc công. Ngày 15.10.1994, Đền thờ Đào Duy Từ được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lãnh đạo TX Hoài Nhơn, cùng đại biểu, hậu duệ gia tộc Đào Duy, gia tộc Trần Đức, gia tộc Lê Đại Lang dâng hương trước án tiền Đền thờ Đào Duy Từ. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND TX Hoài Nhơn Phạm Trương cho biết, địa phương luôn nỗ lực gìn giữ, bảo vệ di tích Đền thờ Đào Duy Từ, phát huy giá trị trở thành điểm đến giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ trẻ. Thị xã sẽ tiếp tục phối hợp các sở, ngành của tỉnh lập quy hoạch chi tiết tổng thể để đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình bổ trợ; đồng thời cần nâng cấp di tích trở thành Di tích quốc gia đặc biệt, để xứng tầm giá trị của di tích.

NGỌC NHUẬN - Nguồn Báo Bình Định

Các tin liên quan
  • Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng năm 2024(27/11)
  • VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TRIỂN KHAI TẬP HUẤN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HCSN MỚI THEO THÔNG TƯ 24/2024/TT-BTC(18/11)
  • Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy xã Cát Thành, Đảng ủy thị trấn Tăng Bạt Hổ(15/11)
  • VĂN PHÒNG TỈNH ỦY GẶP MẶT KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG VĂN PHÒNG CẤP ỦY (18/10/1930 - 18/10/2024)(17/10)
  • Công tác văn phòng làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nắm chắc tình hình, tham mưu sâu sát, giữ gìn bí mật”(17/10)
  • KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH KIỂM TRA ÐẢNG (16.10.1948 - 16.10.2024) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng các cấp(16/10)
  • TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC DƯ LUẬN XÃ HỘI NĂM 2024(16/10)
  • Phát huy truyền thống 94 năm công tác dân vận của Đảng(14/10)
  • Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gặp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Ngành Tổ chức xây dựng Đảng(14/10)
  • KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ÐẢNG (15.10.1930 - 15.10.2024): Dân vận khéo góp phần xây dựng nông thôn mới(14/10)
Thư viện ảnh

Từ khóa » đền Thờ đào Duy Từ Hoài Thanh Tây Bình định