Lễ Ngũ Tuần Là Gì?

settings icon share icon
Tìm hiểu cách ...

Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa

Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế

Câu hỏi Lễ Ngũ Tuần là gì? Trả lời "Lễ Ngũ Tuần" rất quan trọng trong cả Cựu Ước và Tân Ước. Lễ Ngũ Tuần thực ra là tên gọi theo tiếng Hy Lạp của một lễ hội được biết đến trong Cựu Ước là Lễ Các Tuần (Lê-vi ký 23:15; Phục truyền luật lệ ký 16:9). Chữ Hy Lạp có nghĩa là "năm mươi" và ám chỉ đến năm mươi ngày đã trôi qua kể từ của lễ đưa qua đưa lại trước bàn thờ Đức Chúa Trời trong Lễ Vượt Qua. Lễ Các Tuần kỷ niệm sự kết thúc của vụ thu hoạch ngũ cốc. Tuy nhiên, thú vị nhất là mục đích của nó trong sách Giô-ên và Công vụ. Nhìn lại lời tiên tri của Giô-ên (Giô-ên 2:8-32) và chuyển tiếp đến lời hứa của Đức Thánh Linh trong những lời cuối cùng của Đấng Christ trên đất trước khi Ngài thăng thiên (Công vụ 1:8), Lễ Ngũ Tuần báo hiệu sự khởi đầu của thời kỳ nhà thờ. Sự ám chỉ duy nhất trong Kinh Thánh về các sự kiện thực sự của Lễ Ngũ Tuần là ở Công vụ 2:1-3. Lễ Ngũ Tuần gợi nhớ về Lễ Tiệc Thánh; trong cả hai trường hợp, các môn đồ đều ở cùng nhau trong một ngôi nhà để chứng minh là một sự kiện quan trọng. Trong Lễ Tiệc Thánh, các môn đồ chứng kiến sự kết thúc chức vụ trên đất của Đấng Mê-si khi Ngài yêu cầu họ nhớ đến Ngài sau khi Ngài chết cho đến khi Ngài trở lại. Vào Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ chứng kiến sự ra đời của Hội Thánh Tân Ước trong sự đến của Đức Thánh Linh ngự trong tất cả các tín hữu. Do đó, quang cảnh các môn đồ ở trong một căn phòng tại Lễ Ngũ Tuần nối kết việc bắt đầu công việc của Đức Thánh Linh trong Hội Thánh với sự kết thúc chức vụ trên đất của Đấng Christ trong phòng cao trước khi bị đóng đinh. Sự miêu tả về lửa và gió được đề cập trong sự tường thuật về Lễ Ngũ Tuần được nhắc lại nhiều lần xuyên suốt Cựu Ước và Tân Ước. Tiếng gió trong ngày Lễ Ngũ Tuần "ào ào" và "mạnh." Những sự ám chỉ trong Kinh Thánh về sức mạnh của gió (luôn được hiểu là dưới sự kiểm soát của Đức Chúa Trời) rất nhiều. Xuất Ê-díp-tô ký 10:13; Thi thiên 18:42; và Ê-sai 11:15 trong Cựu Ước và Ma-thi-ơ 14:23-32 trong Tân Ước chỉ là một vài ví dụ. Sức mạnh của gió còn quan trọng hơn nữa là vì gió là sự sống trong Cựu Ước (Gióp 12:10) và là thần linh trong Tân Ước (Giăng 3:8). Cũng giống như A-đam đầu tiên nhận được hơi thở cho sự sống thể chất (Sáng thế ký 2: 7), thì A-đam thứ hai, Chúa Giê-xu, mang đến hơi thở cho sự sống thuộc linh. Quan điểm về sự sống thuộc linh được tạo ra bởi Đức Thánh Linh chắc chắn được ngụ ý trong gió vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Trong Cựu Ước, lửa thường được gắn liền với sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô ký 3:2; 13:21-22; 24:17; Ê-sai 10:17) và với sự thánh khiết của Ngài (Thi thiên 97:3; Ma-la-chi 3:2). Tương tự trong Tân Ước, lửa được gắn liền với sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 12:29) và sự thanh tẩy mà Ngài có thể mang lại trong đời sống con người (Khải Huyền 3:18). Sự hiện diện và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được ngụ ý trong lưỡi bằng lửa của ngày Lễ Ngũ Tuần. Thật vậy, lửa được xác định chính là Đấng Christ (Khải Huyền 1:14; 19:12); sự liên kết này vốn là nền tảng cho món quà trong ngày Lễ Ngũ Tuần của Đức Thánh Linh, Đấng sẽ dạy cho các môn đồ những điều về Đấng Christ (Giăng 16:14). Một khía cạnh khác của Ngày Lễ Ngũ Tuần là việc nói tiếng lạ làm cho mọi người từ các nhóm ngôn ngữ khác nhau có khả năng hiểu được sứ điệp của các sứ đồ. Ngoài ra là sự giảng dạy sâu sắc và dũng cảm của Phi-e-rơ đối với thính giả Do Thái. Sự ảnh hưởng của bài giảng rất mạnh mẽ, vì người nghe được "cảm động trong lòng" (Công vụ 2:37) và được Phi-e-rơ hướng dẫn để "ăn năn, và chịu phép báp-têm" (Công vụ 2:38). Câu chuyện kết thúc với ba ngàn linh hồn được thêm vào mối thông công, sự bẻ bánh và cầu nguyện, các dấu kì và phép lạ của các sứ đồ, và một cộng đồng được hình thành mà trong đó nhu cầu của mọi người được đáp ứng. English Trở lại trang chủ tiếng Việt Lễ Ngũ Tuần là gì? Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon © Copyright Got Questions Ministries

Từ khóa » Hình ảnh Lễ Ngũ Tuần