Lê Quý Đôn - .vn

Tác phẩm
Bộ sách Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử.

Với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, Lê Quý Đôn đã để lại cho hậu thế rất nhiều bộ sách có giá trị đủ các thể loại như lịch sử, địa lý, thơ, văn, chú giải kinh điển, triết học, lý số.

Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn có thể kể ra như sau:

Lịch sử-địa lý

* Đại Việt thông sử còn gọi là Lê triều thông sử (gồm 30 quyển), là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh.

* Phủ biên tạp lục (6 quyển), viết xong năm 1776, ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước.

* Bắc sử thông lục (4 quyển) viết xong năm 1763

* Kiến văn tiểu lục (12 quyển), hoàn thành năm 1777, là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ đời Trần đến đời Lê. Ông còn đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ văn, sách vở...

Bách khoa thư

Vân đài loại ngữ (9 quyển): Lê Quý Đôn làm xong vào năm 1773, lúc ông 47 tuổi. Đây là một loại "bách khoa thư", đồ sộ nhất thời Trung đại Việt Nam, trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học... sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.

1. Lý khí (vũ trụ luận)

2. Hình Tượng (vũ trụ học)

3. Khu Vũ (Địa lý học gồm 93 điều)

4. Vựng Điển (Điển lệ, chế độ gồm 120 điều)

5. Văn nghệ (48 điều)

6. Am Tự (ngôn Từ gồm 111 điều)

7. Thư tịch (107 điều)

8. Sĩ Quy (phép làm quan gồm 76 điều)

9. Phẩm vật (gồm 320 điều)

Thơ, văn

* Toàn Việt thi lục: hoàn thành năm 1768, ghi chép chọn lọc khoảng 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý-Trần đến đời Lê.

* Quế Đường thi tập: có 4 quyển

* Quế Đường văn tập: có 4 quyển, hiện nay không còn nữa.

* Quế Đường di tập: theo GS. Cao Xuân Huy trong "lời giới thiệu" bản dịch "Vân đài loại ngữ" của Trần Văn Giáp (nhà xuất bản Văn hoá, 1962) thì sách Quế Đường di tập "gọi Lê Lợi là Lê Tổ, có nói đến Lê Xuất Đế,... đó là một trong nhiều dấu hiệu tỏ ra rằng sách ấy không phải của Lê Quí Đôn".

* Phú Lê Quý Đôn

Triết học, lý số

* Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biện: ghi chép lại những suy ngẫm khi ông khảo cứu Kinh truyện Trung Hoa.

* Kim Cang kinh chú giải

* Thư kinh diễn nghĩa

* Dịch kinh phu thuyết

* Thái Ất quái vận

* Thái Ất dị giản lục

Từ khóa » Phi Nông Bất ổn Lê Quý đôn