Lễ Tang Cụ Phan Châu Trinh - UBND Thành Phố Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm
Phan Châu Trinh
Năm 1908, vụ chống thuế nổ ra ở Quảng Nam, sau đó lan ra 10 tỉnh ở Trung Kỳ. Lúc đó, ông đang ở Hà Nội, bị Pháp bắt đưa về Huế và bị Nam triều kết án tử hình, sau được giảm, bị đày ra Côn Đảo. Nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền của Pháp, ông được trả tự do, nhưng buộc “an trí” tại Mỹ Tho. Năm 1911, ông được chính quyền thực dân cho sang Pháp theo yêu cầu của ông. Ở tại Pháp, ông tiếp tục viết báo, sáng tác thơ văn, lại bị chính quyền Pháp bắt giam gần một năm ở ngục Santé.
Ngày 28-6-1925, Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn. Tại đây, ông có dịp giao thiệp với một số trí thức cấp tiến ở Nam Kỳ, đã tổ chức một số buổi diễn thuyết tại Nhà hội Thanh niên ở đường Albert 1er (nay là đường Đinh Tiên Hoàng). Do làm việc quá sức, ông ngã bệnh nặng và mất lúc 21 giờ 30 đêm 24-3-1926. Tin này loan đi, gây một niềm xúc động lớn trong cả nước. Một hội đồng phụ trách tang lễ được thành lập gồm nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng cả ba kỳ Nam – Trung – Bắc. Ngày 4-4-1926, đám tang ông được cử hành rất trọng thể tại Sài Gòn. Hàng chục vạn đồng bào thành phố và các tỉnh lân cận tiễn đưa nhà chí sĩ yêu nước đến nơi an nghỉ cuối cùng. Theo tường thuật của nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ, dòng người tham dự đám tang dài, đông đến nỗi linh cữu đã đến nghĩa trang Hội Gò Công tương tế (khu vực sân bay Tân Sơn Nhất), mà nhiều người vẫn còn đứng chật nơi căn nhà số 54 Pellerin (nay là đường Pasteur), nơi đặt quan tài và tổ chức lễ truy điệu, chưa chuyển bước được.Lễ tang cụ Phan Châu Trinh
Cùng trong thời gian này, trong khắp cả nước, từ Nam suốt Bắc dấy lên phong trào làm lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, và đặc biệt sôi động nhất trong giới thanh niên, học sinh. Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ ở Trung Quốc, theo dõi rất kỹ sự kiện đặc biệt này và đã viết trên tờ International Press Correspondence (Thư tín quốc tế) số 21 năm 1926 như sau: “30.000 người Việt Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và cả nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Chỉ trong vài ba ngày, một cuộc lạc quyên đã thu được 100.000 đồng (bạc Đông Dương). Tất cả học sinh, sinh viên đều để tang cụ. Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ chức lễ truy điệu. Để phản đối lại, học sinh đã bãi khóa”(1). Về sự kiện đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh diễn ra trong cả nước năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, trong một bài viết khác, ngày 5-3-1930, đã nhận xét: “Người Việt Nam chưa hề được chứng kiến một sự việc to như vậy bao giờ trong lịch sử”(2). Còn bọn thống trị Pháp cũng không giấu nỗi bàng hoàng của chúng trước sự kiện đặc biệt nổi bật này. Một báo cáo của Sở Mật thám Pháp đã phải thừa nhận đây là “một cuộc biểu dương lực lượng vĩ đại đến nay chưa từng có” (une manifestation grandiose inconnue jusqu’ici). (1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập II, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1996, tr. 15. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập III, Sđd, tr. 20.Từ khóa » để Tang
-
Để Tang Người đã Khuất - Ý Nghĩa Và Những điều Kiêng Kỵ Cần Biết
-
Thời Gian để Tang Của Người Việt Nam
-
Tang Lễ Những điều Cần Biết - Phần 5: Thời Gian để Tang
-
"Năm Hạng Tang Phục" Là Gì?
-
Để Tang Người đã Khuất – Ý Nghĩa Và Những điều Kiêng Kỵ Cần Biết
-
để Tang - Wiktionary Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Chung Về Tang Phục (Đồ Tang)
-
Lãnh đạo Đài Loan Nói Sẽ Phối Hợp Với Mỹ để Tăng Cường Phòng Vệ
-
Đám Tang Người Việt - Wikipedia
-
Đại Sứ Canada: Việt Nam Vượt Lên Từ đại Dịch COVID-19 để Tăng ...
-
Lý Do Trẻ Thấp Còi Cần Bổ Sung Ngay Vitamin K2 để "tăng Tốc” Chiều Cao
-
Sốt Xuất Huyết ăn Gì để Tăng Tiểu Cầu? - Vinmec
-
Học Sinh Thành Phố Cẩn Thận Giữ Gìn Sách để Tặng Học Sinh Vùng Cao
-
Sẽ Xử Lý Nghiêm Việc Lợi Dụng để Tăng Giá Bất Hợp Lý
-
Giải Pháp để Tăng Cường Giải Ngân Gói Hỗ Trợ 2% Lãi Suất Cho Doanh ...
-
Mica Cài áo Trắng đen để đeo Tang | Shopee Việt Nam