Lê Thụy Hải – Wikipedia Tiếng Việt

Lê Thụy Hải
Lê Thụy Hải vào năm 2015
Thông tin cá nhân
Ngày sinh (1946-01-01)1 tháng 1 năm 1946
Nơi sinh Hà Đông, Hà Tây, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày mất 7 tháng 5 năm 2021(2021-05-07) (75 tuổi)
Nơi mất Hà Nội, Việt Nam
Vị trí Tiền vệ
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1965–1994 Tổng cục Đường sắt
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
1995 Đường sắt Việt Nam (trợ lý)
1996 Quảng Ngãi
1997–98 Bình Dương
1998 Hùng Vương An Giang
1999–00 Than Quảng Ninh (nữ)
2000 Câu lạc bộ bóng đá Bình Dương
2001–03 Thanh Hóa
2004 LG Hà Nội ACB
2005 SHB Đà Nẵng
2006–08 Becamex Bình Dương
2009 Thể Công Viettel
2010 Xi măng The Vissai Ninh Bình
2010–11 Thanh Hoá
2011 Becamex Bình Dương
2012 Hải Phòng
2013–15 Becamex Bình Dương (GĐKT)
2016 FLC Thanh Hóa (GĐKT)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Lê Thụy Hải (1 tháng 1 năm 1946 – 7 tháng 5 năm 2021) có biệt danh là "Hải lơ"[1][2], quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội), là một cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá Việt Nam. Ông từng đá cho đội Đường Sắt thuộc Tổng cục Đường sắt và là tuyển thủ quốc gia Việt Nam. Sau khi nghỉ thi đấu, ông là huấn luyện viên của nhiều câu lạc bộ bóng đá Việt Nam như Ninh Bình, Becamex Bình Dương, Đà Nẵng, Thể Công, Hải Phòng, Thanh Hóa.[3] Ông từng giành được ba chức vô địch quốc gia khi huấn luyện câu lạc bộ Bình Dương.

Sự nghiệp cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thụy Hải tham gia đội bóng đá Đường Sắt từ cuối năm 1965, và kết thúc sự nghiệp những năm đầu thập niên 80. Thời đỉnh cao, ông được triệu tập lên Đội tuyển quốc gia. Ông cùng Mai Đức Chung là 2 người ghi bàn trong trận đấu nổi tiếng giữa CLB Cảng Sài Gòn và CLB Tổng cục Đường sắt – trận bóng giao hữu đầu tiên giữa hai miền Nam – Bắc sau ngày thống nhất. Ông có biệt danh "Hải lơ" do các đồng đội đặt cho.

Năm 1980, ông cùng CLB Tổng cục Đường sắt vô địch quốc gia lần đầu tiên.[4]

Năm 1994, ông quyết định giải nghệ.

Sự nghiệp huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi treo giày, Lê Thụy Hải tự tìm tòi và theo học làm huấn luyện viên. Năm 1995, ông khởi nghiệp huấn luyện viên với vai trò trợ lý ở câu lạc bộ Đường sắt Việt Nam. Một năm sau, ông nhận lời dẫn dắt Quảng Ngãi và chính thức bước vào sự nghiệp huấn luyện viên.[5]

Dấu ấn của Lê Thụy Hải là đưa Becamex Bình Dương vô địch quốc gia 3 năm 2007, 2008, 2014. Với chức vô địch quốc gia năm 2007, ông trở thành người đầu tiên vô địch Việt Nam cả trên cương vị cầu thủ và huấn luyện viên[4]. Với chức vô địch quốc gia năm 2014, ông là huấn luyện viên đầu tiên 3 lần vô địch Việt Nam[6]. Ông được xem là "người đặc biệt" và ông cũng là một trong những huấn luyện viên có mức lương cao nhất Việt Nam.[7][8] Theo đánh giá của giới chuyên môn, ông là huấn luyện viên có cá tính mạnh mẽ nên đạt được nhiều thành công.[cần dẫn nguồn].

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, Lê Thụy Hải phải dừng công việc giám đốc kỹ thuật ở câu lạc bộ Thanh Hóa vì phát hiện ung thư tụy[9]. Ngày 7 tháng 5 năm 2021, ông qua đời tại nhà riêng, chỉ sau khi lễ mừng thọ lần thứ 75 kết thúc hơn 4 tháng.[10]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Với Tổng cục Đường sắt

  • Giải bóng đá A1 toàn quốc
    • Vô địch (1): 1980
  • Giải bóng đá Công đoàn miền Bắc
    • Vô địch (1): 1976
  • Giải bóng đá hạng B miền Bắc
    • Vô địch (1): 1973

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Với SHB Đà Nẵng

  • Á quân (1): V-League 2005

Với Becamex Bình Dương

  • Vô địch (3): V-League 2007, V-League 2008, V-League 2014[3]
  • Á quân (1): V-League 2006[3]
  • Á quân (2): Cúp bóng đá Việt Nam 2008, Cúp bóng đá Việt Nam 2014

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “4 phát ngôn gây sốc cộng đồng của HLV Lê Thụy Hải - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 14 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ “HLV Lê Thụy Hải: Tại sao phải làm phó cho Miura?”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập 14 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ a b c “Lê Thụy Hải”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2015. Truy cập 14 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ a b Thanh Hưng (12 tháng 11 năm 2020). “Những người từng vô địch trên cả tư cách cầu thủ lẫn HLV”. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ A Phi (7 tháng 5 năm 2021). “HLV Lê Thụy Hải qua đời vì bạo bệnh”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Thùy Minh (4 tháng 8 năm 2014). “Những kỷ lục của nhà vô địch Lê Thụy Hải và Bình Dương”. VietnamPlus. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  7. ^ “HLV Lê Thụy Hải nhận lương cả trăm triệu”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 14 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ “VFF”. Truy cập 14 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ Anh Dũng (17 tháng 7 năm 2020). “Xúc động hình ảnh HLV Lê Thụy Hải chữa trị ung thư tụy”. Báo Người lao động điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Lâm Chi (7 tháng 5 năm 2021). “HLV Lê Thụy Hải qua đời”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
Hình tượng sơ khai Bài viết vận động viên thể thao này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Hình ảnh Huấn Luyện Viên Lê Thụy Hải