Lệ Thủy (nghệ Sĩ) – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Lệ Thủy | |
---|---|
Biệt danh | Tiếng hát chuông ngânCô Đào ngoại hạng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trần Thị Lệ Thủy |
Ngày sinh | 20 tháng 5, 1948 (76 tuổi) |
Nơi sinh | Bình Minh, Vĩnh Long, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Gia đình | |
Chồng | Nguyễn Đình Trúc (cưới 1973) |
Con cái | Dương Đình Trí |
Lĩnh vực | Cải lương |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Ưu tú (1993)Nghệ sĩ Nhân dân (2011) |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Dòng nhạc | Tân cổ, vọng cổ |
Hãng đĩa | Hãng đĩa Việt Nam |
Hợp tác với |
|
Ca khúc |
|
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1960 – nay |
Thành viên của | Trâm Vàng, Kim Chung 5, 2-84,... |
Vai diễn | Kim Anh trong Đời cô Lựu |
Giải thưởng | |
Giải Thanh Tâm 1964Huy chương vàng triển vọng | |
Giải Kim Khánh 1974 | |
Giải Mai Vàng (2008, 2009)Nữ diễn viên Cải lương | |
[sửa trên Wikidata]x • t • s |
Lệ Thủy (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948) là nữ nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương miền Nam. Bà kết hợp cùng Nghệ sĩ Minh Vương tạo thành cặp đào kép ăn ý qua nhiều vai diễn vang bóng.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Trước 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Bà tên thật là Dương Thị Lệ Thủy, về sau đổi thành Trần Thị Lệ Thủy, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình bà có 8 chị em, trong đó, bà là chị cả.
Do cuộc sống khó khăn, từ nhỏ, bà đã theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh. Năm 10 tuổi, nghệ sĩ Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe bà ca vọng cổ, đã mời bà tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó, Lệ Thủy được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó, các em của Lệ Thủy liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía. Không tiếp tục đến trường được do không có khai sinh, Lệ Thủy đã phải làm việc sớm để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (Biên Hòa, Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má.
Với bài ca cổ Cô gái bán đèn hoa giấy, đầu tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu. Năm 13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng. Khi 14 tuổi, Lệ Thủy đóng các vai đào nhì. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này, Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, ông viết nhiều kịch bản đưa Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính [1].
Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở "Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
Năm 1964 Lệ Thủy đoạt Huy chương Vàng triển vọng giải Thanh Tâm cùng đợt với nghệ sĩ Thanh Sang, một giải thưởng danh giá bậc nhất của sân khấu cải lương thời bấy giờ.
Sau đó, Lệ Thủy hát ở đoàn Kim Chung 5, tại đây Lệ Thủy đóng cặp với Minh Phụng tạo thành cặp đào – kép ăn ý, được báo chí thời đó phong tặng là cặp "Bão biển" vì mang lại doanh thu cao cho đoàn qua các vở Xin một lần yêu nhau, Đêm lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau, ... [2]
Sau 1975
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1975, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công Thành phố Hồ Chí Minh qua các vở diễn Cây sầu riêng trổ bông, Tiếng sóng Rạch Gầm, Khi bình minh trở lại,.
Tháng 2 năm 1984, Lệ Thủy được vinh dự tham gia Đoàn nghệ sĩ lưu diễn Tây Âu cùng với nghệ sĩ Bạch Tuyết, Diệp Lang, Ngọc Giàu, Minh Vương, ... với các vở diễn Đời cô Lựu, Câu thơ yên ngựa, ... Báo chí thời đó gọi là "đem chuông đi đánh xứ người" đầu tiên sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Sau chuyến đi, các nghệ sĩ trong đoàn đã hợp lại và thành lập Đoàn nghệ thuật 2-84. Vở Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu là hai vở tuồng khai trương cho đoàn 2-84. Ở sân khấu này, Lệ Thủy đã diễn vở tuồng Tô Ánh Nguyệt, Áo cưới trước cổng chùa, Trắng hoa mai, Kiếp chồng chung, Lôi vũ,.
Những năm đầu 1990, Lệ Thủy chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực video cải lương. Một số vở cải lương từng gắn với tên tuổi nghệ sĩ Lệ Thủy khi hát ở đoàn Kim Chung 5 trước năm 1975 cũng được quay video như Đêm lạnh chùa hoang, Tây Thi, Máu nhuộm sân chùa, Kiếp nào có yêu nhau, Băng Tuyền nữ chúa, .... Sau thập niên 1990, nghệ sĩ Lệ Thủy đi lưu diễn thường xuyên ở các tỉnh miền Tây, các vùng sâu, đem tiếng hát của mình gần hơn với khán giả nông thôn.
Sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Bà cùng Diệp Lang và Minh Vương thành lập chương trình Những dấu ấn không phai trực thuộc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang quy tụ các nghệ sĩ tham gia biểu diễn các vở tuồng kinh điển ngày xưa. Các vở diễn của chương trình như Giấc mộng đêm xuân, Tình mẫu tử, Một ngày làm vua, Đêm giao thừa,...
Năm 2008, chương trình được hoạt động với tên gọi là nhóm xã hội hóa "Sân khấu vàng" trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang nhằm tập hợp các nghệ sĩ tham gia biểu diễn đồng thời doanh thu từ chương trình dành vào cho hoạt động xây tặng nhà tình thương. Đến nay, "Sân khấu vàng" do Lệ Thủy và Minh Vương thành lập đã dựng các vở diễn như Sông dài, Lá sầu riêng, Một ông hai bà, Đêm lạnh chùa hoang, ... và đã trao tặng hơn 30 căn nhà tình thương cho các gia đình khó khăn.
Hiện tại, bà vẫn cộng tác thường xuyên với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang trong các chương trình biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia đi show ở các tỉnh thành.
Năm 2020, Lệ Thủy bất ngờ xuất hiện trong chương trình Ký ức vui vẻ mùa 3 khiến các khách mời ngưỡng mộ. Bà rất hiếm khi nhận lời tham gia các chương trình, khi được con trai Dương Đình Trí khuyến khích bà mới nhận lời.[3]
Danh hiệu, giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải Thanh Tâm (năm 1964) cùng với Thanh Sang, Lệ Thủy cũng là nữ nghệ sĩ trẻ thứ nhì đoạt giải này sau 10 lần tổ chức. Ngọc Giàu là nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm trẻ tuổi nhất, lúc 15 tuổi.
- Giải Kim Khánh (1974).
- Giải A1 Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc (1980).
- Nghệ sĩ được yêu thích nhất năm 1989, hạng nhất với 5849 phiếu bầu chọn của độc giả báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
- Danh ca vọng cổ được yêu thích nhất năm 1990, hạng 2 (sau Minh Vương) do báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
- Nghệ sĩ được yêu thích nhất năm 1990, hạng 4 với 2664 phiếu bầu chọn của độc giả báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
- Giải Đôi nam – nữ diễn viên cải lương được yêu thích nhất năm 1992 (cùng Minh Vương), với 7993 phiếu bầu chọn do báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
- Nghệ sĩ đóng Video cải lương được yêu thích nhất năm 1992, hạng nhì trong top 10 (xếp sau Vũ Linh) với 4286 phiếu bầu chọn của đọc giả báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
- Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú đợt 3 năm 1993.
- Kỷ lục Guinness Việt Nam 2008 cho Đôi bạn diễn lâu năm và ưng ý nhất (cùng Minh Vương).
- Giải Mai vàng cho hạng mục Nữ diễn viên cải lương được yêu thích nhất do báo Người lao động tổ chức năm 2008 và 2009.
- Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân đợt 7 năm 2012[4].
- Giải thưởng truyền hình HTV Awards 2013 cho Nữ nghệ sĩ cải lương được yêu thích nhất.
- Giải Đào Tấn 2024 do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc trao tặng
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1973, Lệ Thủy lập gia đình với ông Dương Đình Trúc và có 3 con.[5] Người con trai thứ hai của bà sau khi tốt nghiệp đại học ở Úc đã về Việt Nam làm ca sĩ với nghệ danh Dương Đình Trí. Năm 2009, Dương Đình Trí tổ chức liveshow Bước chân hai thế hệ nhân dịp sinh nhật lần thứ 61 của mẹ mình.[6]
Nhận xét
[sửa | sửa mã nguồn]Soạn giả Viễn Châu nhận xét: "Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân".[7] Năm 1964, khi soạn giả Viễn Châu kết hợp tân nhạc và cổ nhạc để tạo nên bản tân cổ giao duyên, ông đã chọn giọng ca Lệ Thủy thể hiện cho thử nghiệm này với bài hát Chàng là ai.
Diệp Lang nhận xét Lệ Thủy là "cô đào ngoại hạng" của sân khấu cải lương.[8]
Một số tác phẩm tân cổ nổi danh
[sửa | sửa mã nguồn]- Anh hãy về đi (Tân nhạc: Ngân Trang – Sang Đông; cổ nhạc: Thế Châu)
- Áo mới Cà Mau (Nhạc: Thanh Sơn; lời vọng cổ: NSND Viễn Châu)
- Bạch Thu Hà (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Bánh bông lan (Tác giả: Quế Chi – Viết Chung)
- Bìm bịp kêu (Tác giả: Loan Thảo)
- Biên giới về khuya (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Bông bí vàng (Tân nhạc: NSƯT Bắc Sơn; cổ nhạc: Dương Đình Trí)
- Bức tranh hòa bình (Tân nhạc: Hoài Linh; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Căn nhà màu tím (Tân nhạc: Hoài Linh; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Cánh thiệp đầu xuân (Tân hạc: Lê Dinh – Minh Kỳ; cổ nhạc: Hoàng Song Việt)
- Cau Hà Châu têm trầu Xuân Mỹ (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Cha ơi (Sáng tác: Dương Đình Trí)
- Chàng là ai? (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Chiều lên bản Thượng (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Chuyến tàu hoàng hôn (Nhạc: Hoài Linh – Minh Kỳ; lời vọng cổ: Loan Thảo)
- Chuyện tình nàng Buram (Tân nhạc: Ngân Giang; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Chuyến xe cuối tuần (Tác giả: Viễn Sơn)
- Cô bán đèn hoa giấy (Tác giả: Quy Sắc)
- Cô gái bán sầu riêng (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Cô gái Đồ Long (Tân nhạc: Nguyễn Văn Đông; cổ nhạc: NSND Viễn Châu)
- Cô hàng chè tươi (Tác giả: NSND Viễn Châu)
- Con gái của mẹ (Tân nhạc: Giao Tiên; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Cơn mê tình ái (Tân nhạc: Tuấn Hải; cổ nhạc: Trung Hiếu)
- Còn tìm đâu nữa
- Đêm tiễn đưa (Tân nhạc: Lam Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Đêm trao kỷ niệm (Tân nhạc: NS Hùng Cường; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Dòng sông quê em (Tân nhạc: Trương Quang Lục; cổ nhạc: Huyền Nhung)
- Đường về hai thôn
- Duyên quê (Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ; lời vọng cổ: Loan Thảo)
- Duyên tình
- Em bé đá
- Em bé đánh giày (Tác giả: Thu An)
- Em thương người nghệ sĩ
- Ga chiều
- Gặp lại cố nhân
- Giấc ngủ đầu nôi
- Hái hoa
- Hành trình trên đất phù sa (Tân nhạc: Thanh Sơn; lời vọng cổ: Dương Đình Trí)
- Hát về sông Bé
- Hoa trinh nữ
- Hương cau quê ngoại
- Khổ tâm
- Lá sầu riêng (Nhạc: Hoàng Cầm – Nguyễn Chi; lời vọng cổ: Viễn Châu)
- Lá trầu xanh (Tác giả: Viễn Châu)
- Lan và Điệp (Sáng tác: Viễn Châu)
- Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài
- Lý chim quyên (Sáng tác: Loan Thảo)
- Lý ngựa ô (Sáng tác: Loan Thảo)
- Mất nhau rồi
- Mẹ tôi (Tân nhạc: Nhị Hà; cổ nhạc: Đình Trí)
- Mơ hoa (Nhạc: Hoàng Giác; lời vọng cổ: NSƯT Xuân Hỷ)
- Mưa trên phố Huế (Tân nhạc: Minh Kỳ – Tôn Nữ Thụy Khương; cổ nhạc: Viễn Châu)
- Nấu bánh đêm xuân (Sáng tác: Quy Sắc)
- Ngày em về thăm quê tôi
- Ngợi ca quê hương em (Nhạc: Thanh Sơn; lời vọng cổ: Đình Trí)
- Nhất kiếm bá vương
- Quê hương (Thơ: Đỗ Trung Quân; nhạc: Giáp Văn Thạch; lời vọng cổ: Phan Văn Thanh)
- Sương lạnh chiều đông (Tân nhạc: Mạnh Phát; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Tấm ảnh không hồn
- Thành phố buồn
- Thương hoài ngàn năm (Sáng tác: Dương Đình Trí)
- Thương màu áo lam (Tân nhạc: Vũ Ngọc Toản; cổ nhạc: Bạch Tuyết)
- Thương nhau lý tơ hồng (Nhạc: Trương Quang Tuấn; lời vọng cổ: Viễn Châu)
- Tiền và lá
- Tình ca quê hương (Nhạc: Việt Lang; lời vọng cổ: Bạch Tuyết)
- Tình đẹp mùa chôm chôm
- Tình xuân (Tác giả: Hoàng Song Việt)
- Trái tim Đồ Chiểu
- Trăng tàn trên hè phố
- Trên dòng sông Hậu
- Ước nguyện đầu xuân
- Về chung một mái nhà (Nhạc: Xuân Tiên – Y Vân; lời vọng cổ: Nguyễn Thiên Đặng)
- Vĩnh biệt (Tân nhạc: Lam Phương; cổ nhạc: Loan Thảo)
- Xe hoa cách biệt
- Xin gọi nhau là cố nhân
- Xuân đẹp làm sao (Tân nhạc: Thanh Sơn; cổ nhạc: Dương Đình Trí)
- ...
Ngoài ra, còn có các bài tân nhạc như
- Miền Tây quê tôi (Cao Minh Thu)
- Nỗi buồn mẹ tôi (Nhạc: Minh Vy)
- Hồn quê
- Thương lắm quê tôi
- Tết miền Tây (Nhạc: Cao Minh Thu)
Các vai diễn nổi bật
[sửa | sửa mã nguồn]- Áo cưới trước cổng chùa (vai Xuân Tự)
- Cây sầu riêng trổ bông (vai Hạnh)
- Cô gái Đồ Long (vai Chu Chỉ Nhược)
- Dạ Xoa hoàng hậu (vai Chung Vô Diệm)
- Đêm lạnh chùa hoang (vai Hồ Bảo Xuyên)
- Dốc sương mù (vai Xuyên Đảo Phương Tử)
- Đời cô Lựu (vai Kim Anh)
- Hàn Mặc Tử (vai Mai Đình)
- Hoa Mộc Lan (vai Hoa Mộc Lan)
- Kiếp nào có yêu nhau (vai Quế Minh)
- Lôi vũ (vai Lỗ Tứ Phượng)
- Lỡ bước sang ngang (vai Cẩm Nhung)
- Máu nhuộm sân chùa (vai Bạch Thiên Nga)
- Mưa rừng (vai K'Lai)
- Mùa xuân ngủ trong đêm (vai Bạch Thiên Hương)
- Người tình trên chiến trận (vai A Khắc Thiên Kiều)
- Nửa đời hương phấn (vai Diệu)
- Tái sanh duyên (vai Mạnh Lệ Quân)
- Tây Thi gái nước Việt (vai Tây Thi)
- Tiêu Anh Phụng (vai Công chúa)
- Tô Ánh Nguyệt (vai Nguyệt)
- Trắng hoa mai (vai Thiên Kiều)
- Trúng độc đắc (vai Tý)
- Xin một lần yêu nhau (vai Hồ Như Thủy)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Nghệ sĩ ưu tú Lệ Thủy: 45 năm giọng ca chuông ngân - Đổi đời bằng giọng hát trời cho”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011.
- ^ “Ước nguyện không thành của Minh Phụng dành cho Lệ Thủy”. VietNamNet.
- ^ Hoài Giang (30 tháng 11 năm 2020). “Lệ Thủy đến với Ký Ức Vui Vẻ”. Báo Công an TPHCM.
- ^ Những nghệ sĩ sắp thành Nghệ sĩ nhân dân
- ^ Đông Du (14 tháng 7 năm 2021). “NSND Lệ Thủy và chuyện lên xe hoa với ông xã ở tuổi 25: Giao kèo khắt khe”. Báo Lao Động.
- ^ Đăng Bách (1 tháng 7 năm 2021). “NSND Lệ Thủy tiết lộ cơ duyên lên xe hoa với ông xã”. Báo Thanh Niên.
- ^ Nghệ sĩ ưu tú Lệ Thủy: 45 năm giọng ca chuông ngân - Tuổi thơ cơ cực[liên kết hỏng]
- ^ Lệ Thủy: 'Trái tim cũng có những phút giây xao động...', VnExpress
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]
| |||||
---|---|---|---|---|---|
1995–2009 |
| ||||
2010–nay |
|
Từ khóa » Tiểu Sử Ca Sĩ Nghệ Sĩ Lệ Thủy
-
Tiểu Sử NS Lệ Thủy || Tuổi Thơ Dữ Dội Và Sớm Thành Danh Khi ...
-
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Lệ Thủy – Từ Cháy Nhà Mất Hết Tài Sản Đến Bà ...
-
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Lệ Thủy Là Ai? Sự Nghiệp Cải Lương Và Cuộc đời
-
Lệ Thủy - Tiểu Sử, Hoạt động Nghệ Thuật Của Lệ Thủy
-
Tiểu Sử Ca Sĩ Lệ Thủy - Nhạc Music
-
NGHỆ SĨ LỆ THỦY... - Tiểu Sử Ca Sĩ,Nhạc Sĩ,Nghệ Sĩ,Diễn Viên
-
Nghệ Sĩ Cải Lương Lệ Thủy Là Ai? Tiểu Sử, Năm Sinh, Chiều Cao Lệ ...
-
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Lệ Thủy Là Ai? Sự Nghiệp Cải Lương Và Cuộc đời
-
Nghệ Sĩ Cải Lương Lệ Thủy
-
72 Tuổi, Cuộc Sống Của NSND Lệ Thủy Hiện Ra Sao? - Tiền Phong
-
Tiểu Sử Nghệ Sĩ Lệ Thủy - VTV PLUS
-
Tiểu Sử Ca Sĩ Lệ Thủy Là Ai?
-
Lệ Thủy: Tiểu Sử, Lý Lịch, Profile, Thông Tin Ca Sĩ - Nhạc Chờ
-
Nghệ Sĩ Lệ Thủy đón Tuổi 72 - VnExpress Giải Trí