Lê Tuấn Phong – Wikipedia Tiếng Việt

Lê Tuấn Phong
Chức vụ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2021 – 4 tháng 11 năm 20221 năm, 290 ngày
Bí thư Tỉnh ủyDương Văn An
Tiền nhiệmNguyễn Ngọc Hai
Kế nhiệmĐoàn Anh Dũng
Vị tríBình Thuận
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh10 tháng 9, 1974 (50 tuổi)Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcNgười Kinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnKỹ sư Cầu đườngThạc sĩ Kỹ thuật xây dựngCao cấp lý luận chính trị
Alma materĐại học New South WalesHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteỦy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

Lê Tuấn Phong (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1974) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận.[1]

Lê Tuấn Phong là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Kỹ sư Cầu đường, Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng, Cao cấp lý luận chính trị. Năm 2022, ông bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền do có sai phạm trong quá trình công tác lãnh đạo Bình Thuận, sau đó được miễn nhiễm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Tuấn Phong sinh ngày 10 tháng 9 năm 1974 tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Ông lớn lên và theo học phổ thông ở quê nhà. Năm 1992, ông tới Thành phố Hồ Chí Minh theo học đại học chuyên ngành Kỹ sư xây dựng cầu đường, nhận bằng Kỹ sư Cầu đường. Sau đó, ông đi du học ở thành phố Sydney, New South Wales, Australia, theo học khóa bồi dưỡng chương trình quy hoạch và phát triển đô thị ở Đại học New South Wales, nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng. Trong những năm này, ông cũng tới New Zealand theo học bồi dưỡng tiếng Anh bậc C, kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo tại Đại học Victoria, Wellington.[2]

Ngày 13 tháng 12 năm 2003, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 13 tháng 12 năm 2004.[3] Trong quá trình hoạt động Đảng và Nhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Nay, ông thường trú tại phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 5 năm 1998, Lê Tuấn Phong hoàn tất quá trình học tập, trở về quê nhà, bắt đầu sự nghiệp của mình, ông được tuyển làm Chuyên viên Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận. Đến tháng 3 năm 2002, ông được điều sang làm Chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận. Tháng 9 cùng năm, ông được thăng chức là Phó Trưởng phòng Quản lý dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 7 năm 2003, ông là Phó Trưởng phòng Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 7 năm 2004, ông chuyển sang Phòng Thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức Phó Trưởng phòng rồi thăng chức thành Trưởng phòng Thẩm định vào tháng 4 năm 2008.[5]

Tháng 4 năm 2010, ông được điều về cơ quan địa phương, nhậm chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết. Đến tháng 8 năm 2012, ông trở lại Ủy ban nhân dân tỉnh, giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tháng 4 năm 2016, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên, nhậm chức Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận. Ngày 30 tháng 10 năm 2018, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa X tổ chức kỳ họp bất thường (lần hai) để thông qua một số nghị quyết quan trọng, đồng thời thực hiện công tác cán bộ theo thẩm quyền. Lê Tuấn Phong được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.[6] Ngày 16 tháng 10 năm 2020, trong kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận khóa XIV, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận khóa 2020 – 2025.[7]

Chủ tịch Bình Thuận

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều ngày 05 tháng 1 năm 2021, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội nghị lần thứ sáu để kiện toàn chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã giới thiệu Lê Tuấn Phong để lấy phiếu giới thiệu, thực hiện quy trình công tác cán bộ đối với chức danh. Kết quả, có 46/48/50 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đồng ý giới thiệu bầu Lê Tuấn Phong vào chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đạt tỷ lệ 92%.[8] Chiều 18 tháng 1 năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa X đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ VIII để thông qua nhiều nội dung quan trọng trong đó có thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành bầu Lê Tuấn Phong giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2016 – 2021.[9][10] Ngày 01 tháng 2 năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê chuẩn kết quả bầu của của Lê Tuấn Phong.[11]

Bê bối

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Tỉnh ủy Bình Thuận § Bê bối

Đầu năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành điều tra tỉnh Bình Thuận. Ủy ban đã kỷ luật cảnh cáo Lê Tuấn Phong do có sai phạm từ thời làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016–18 vì đã ký tờ trình tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư – Xây dựng Trường Phúc Hải để làm dự án "Lấn biển, chỉnh trang đô thị và sắp xếp lại dân cư ở phường Đức Long, thành phố Phan Thiết" không thông qua hình thức đấu giá đất. Ngày 21 tháng 7 năm 2022, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký quyết định kỷ luật cảnh cáo vì những vi phạm khuyết điểm trong công tác gây hậu quả nghiêm trọng của Lê Tuấn Phong.[12] Vào cuối tháng 10, Tỉnh ủy Bình Thuận quyết định cho ông thôi chức ở Tỉnh ủy, không còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy, sau đó ông có đơn xin thôi giữ chức Chủ tịch UBND, đến ngày 4 tháng 10 thì Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ này của ông, đồng thời cho ông thôi làm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2021–26.[13]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Việt Nam)
  • Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Quế Hà (ngày 18 tháng 1 năm 2021). “Ông Lê Tuấn Phong được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận”. Báo Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Nguyễn Hoài Anh (ngày 11 tháng 6 năm 2021). “Nghị định Danh sách trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI” (PDF). UBND tỉnh Bình Thuận. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.[liên kết hỏng]
  3. ^ Đức Trong (ngày 18 tháng 1 năm 2021). “Ông Lê Tuấn Phong đắc cử chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh ủy Bình Thuận khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025”. UBND tỉnh Bình Thuận. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.[liên kết hỏng]
  5. ^ Phương Nam (ngày 29 tháng 1 năm 2021). “Thủ tướng phê chuẩn chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận”. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ “Ông Lê Tuấn Phong được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận”. Báo Chính phủ. ngày 30 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Đình Châu (ngày 16 tháng 10 năm 2020). “Bế mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025”. Báo Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Lê Huân (ngày 5 tháng 1 năm 2021). “Ông Lê Tuấn Phong được bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Hữu Tri (ngày 18 tháng 1 năm 2021). “Đồng chí Lê Tuấn Phong được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận”. UBND tỉnh Bình Thuận. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ An Chi (ngày 18 tháng 1 năm 2021). “Tân Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong là ai?”. VietnamFinance. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Vũ Phương Nhi (ngày 18 tháng 1 năm 2021). “Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận”. Báo Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ Thu Hằng (ngày 21 tháng 7 năm 2022). “Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong”. Vietnamnet. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ “Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đối với ông Lê Tuấn Phong”. RFA. ngày 4 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ chức Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Việt Nam (2021–2026)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính cấp tỉnh trong hệ thống Quốc hội Việt Nam khóa XV, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Chu Ngọc Anh – Trần Sỹ Thanh (Ủy viên Trung ương Đảng)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Thành Phong – Phan Văn Mãi (Ủy viên Trung ương Đảng)
  • Cần Thơ: Trần Việt Trường
  • Đà Nẵng: Lê Trung Chinh
  • Hải Phòng: Nguyễn Văn Tùng
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Nguyễn Hương Giang (nữ) - Vương Quốc Tuấn
  • Hà Nam: Trương Quốc Huy
  • Hải Dương: Triệu Thế Hùng - Lê Ngọc Châu
  • Hưng Yên: Trần Quốc Văn
  • Nam Định: Phạm Đình Nghị
  • Ninh Bình: Phạm Quang Ngọc
  • Thái Bình: Nguyễn Khắc Thận
  • Vĩnh Phúc: Lê Duy Thành - Trần Duy Đông
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Lê Thành Đô
  • Hòa Bình: Bùi Văn Khánh
  • Lai Châu: Trần Tiến Dũng - Lê Văn Lương
  • Lào Cai: Trịnh Xuân Trường
  • Sơn La: Hoàng Quốc Khánh - Nguyễn Đình Việt
  • Yên Bái: Trần Huy Tuấn - Nguyễn Tuấn Anh
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Lê Ánh Dương - Mai Sơn
  • Bắc Kạn: Nguyễn Long Hải – Nguyễn Đăng Bình
  • Cao Bằng: Hoàng Xuân Ánh
  • Hà Giang: Nguyễn Văn Sơn
  • Lạng Sơn: Hồ Tiến Thiệu
  • Phú Thọ: Bùi Văn Quang
  • Quảng Ninh: Nguyễn Tường VănCao Tường Huy - Phạm Đức Ấn
  • Thái Nguyên: Trịnh Việt Hùng - Nguyễn Huy Dũng
  • Tuyên Quang: Nguyễn Văn Sơn
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Võ Trọng Hải
  • Nghệ An: Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Trần Thắng - Trần Phong
  • Quảng Trị: Võ Văn Hưng - Khuyết
  • Thanh Hóa: Đỗ Minh Tuấn
  • Thừa Thiên Huế: Nguyễn Văn Phương
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Nguyễn Phi Long – Phạm Anh Tuấn
  • Bình Thuận: Lê Tuấn Phong – Đoàn Anh Dũng
  • Khánh Hòa: Nguyễn Tấn Tuân
  • Ninh Thuận: Trần Quốc Nam
  • Phú Yên: Trần Hữu Thế – Tạ Anh Tuấn
  • Quảng Ngãi: Đặng Văn Minh - Nguyễn Hoàng Giang
  • Quảng Nam: Lê Trí Thanh - Lê Văn Dũng
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Phạm Ngọc Nghị
  • Đắk Nông: Hồ Văn Mười
  • Gia Lai: Võ Ngọc ThànhTrương Hải Long - Rah Lan Chung
  • Kon Tum: Lê Ngọc Tuấn
  • Lâm Đồng: Trần Văn Hiệp - Trần Hồng Thái
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Nguyễn Văn Thọ
  • Bình Dương: Võ Văn Minh
  • Bình Phước: Trần Tuệ Hiền (nữ)
  • Đồng Nai: Cao Tiến Dũng - Võ Tấn Đức
  • Tây Ninh: Nguyễn Thanh Ngọc
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Nguyễn Thanh Bình - Hồ Văn Mừng
  • Bạc Liêu: Phạm Văn Thiều
  • Bến Tre: Trần Ngọc Tam
  • Cà Mau: Huỳnh Quốc Việt - Phạm Thành Ngại
  • Đồng Tháp: Phạm Thiện Nghĩa
  • Hậu Giang: Đồng Văn Thanh
  • Kiên Giang: Lâm Minh Thành
  • Long An: Nguyễn Văn Út
  • Sóc Trăng: Trần Văn Lâu
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Vĩnh
  • Trà Vinh: Lê Văn Hẳn
  • Vĩnh Long: Lữ Quang Ngời
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳGhi chú: Các vị trí thường được kiện toàn từ 2020, 2025 trước các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đảng bộ tỉnh, Đại hội toàn quốc, chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Từ khóa » Tuấn Phong Nghĩa Là Gì