Lean Manufacturing Blog – Sản Xuất Tinh Gọn

Biểu đồ kiểm soát là một biểu đồ được sử dụng để nghiên cứu quá trình thay đổi theo thời gian như thế nào. Dữ liệu được vẽ theo thứ tự thời gian. Một biểu đồ kiểm soát luôn luôn có một có một đường trung tâm thể hiện cho giá trị trung bình, một đường bên trên cho giới hạn kiểm soát trên và một đường bên dưới cho giới hạn kiểm soát dưới. Các đường này được xác định từ lịch sử dữ liệu. Bằng cách so sánh dữ liệu hiện tại với các đường này, bạn có thể rút ra kết luận về việc biến đổi của quy trình có phù hợp (được kiểm soát) hay không thể đoán được (ngoài tầm kiểm soát, bị ảnh hưởng của các nguyên nhân đặc biệt).

Sử dụng biểu đồ kiểm soát khi nào?

  • Khi muốn kiểm soát các quá trình đang diễn ra bằng cách tìm và khắc phục các vấn đề.
  • Khi dự đoán phạm vi dự kiến ​​của kết quả từ một quá trình.
  • Khi muốn xác định quá trình có ổn định hay không.
  • Khi muốn phân tích sự biến đổi của quá trình đến từ các nguyên nhân đặc biệt hay các nguyên nhân thông thường.

Quy trình cơ bản của biểu đồ kiểm soát.

  1. Chọn biểu đồ kiểm soát thích hợp cho dữ liệu của bạn.
  2. Xác định khoảng thời gian thích hợp cho việc thu thập và vẽ dữ liệu.
  3. Thu thập dữ liệu, xây dựng biểu đồ và phân tích dữ liệu.
  4. Tìm kiếm “dấu hiệu ngoài tầm kiểm soát” trên biểu đồ kiểm soát. Khi một cái được xác định, đánh dấu trên biểu đồ và điều tra nguyên nhân. Văn bản hóa những gì bạn đã điều tra được, biết được, các nguyên nhân và làm sao để khắc phục nó.

Các dấu hiệu ngoài tầm kiểm soát.

Khi xem xét và phân tích một biểu đồ kiểm soát, chúng ta có 8 quy tắc là các tín hiệu để xem xét công đoạn của chúng ta có dấu hiệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát hay không. Một số các quy tắc này được phân loại theo vùng. Để thuận tiện chúng ta sẽ chia biểu đồ kiểm soát ra làm 3 vùng tương ứng là A;B và C. Vùng C là gần nhất với đường trung bình. Nó đại diện cho khu vực từ đường trung bình đến giá trị 1 sigma. Ở đây có 2 vùng C, một bên trên và một bên dưới đường trung bình. Vùng B thể hiện cho khu vực có giá trị từ 1 sigma đến 2 sigma, tương tự như vùng C, vùng B cũng có 2 vùng bên trên và bên dưới đường trung bình. Vùng A là vùng từ 2sigma đến 3sigma và nó cũng có 2 vùng năm trên và dưới đường trung bình. Hình 01 minh họa cho các vùng đã nói ở trên.

Hình 1: Các vùng của biểu đồ kiểm soát

anh 1

Quay trở lại 8 quy tắc mà chúng ta đã đề cập ở trên. Các quy tắc này được thể hiện trong Bảng 1 dưới đây.

Quy tắc Tên nguyên tắc Nguyên mẫu
1 Ngoài giới hạn Một hoặc nhiều điểm ngoài giới hạn kiểm soát
2 Vùng A 2 trong số 3 điểm liên tiếp nằm trong vùng hoặc ngoài vùng A
3 Vùng B 4 trong trong 5 điểm liên tiếp nằm trong ngoài ngoài vùng B
4 Vùng C 7 điểm liên tiếp hoặc nhiều hơn nằm ở một bên của đường trung tâm
5 Xu hướng 7 điểm liên tiếp tăng dần hoặc giảm dần
6 Hỗn hợp 8 điểm liên tiếp mà không có điểm nào nằm trong vùng C
7 Phân tầng 15 điểm liên tiếp nằm trong vùng C
8 Vượt kiểm soát 14 điểm liên tiếp thay nhau lên xuống

Cũng cần lưu ý rằng số lượng các điểm có thể khác nhau phụ thuộc vào nguồn dữ liệu. Ví dụ, một số nguồn sẽ sử dụng 8 điểm liên tiếp nằm về một phía của đường trung bình thay vì 7 điểm như trong bảng trên.

Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu các hình minh họa thể hiện cho các quy tắc này.

Hình 2: Kiểm tra các vùng (quy tắc 1 đến 4)

anh 2

Quy tắc 1 và 2 thể hiện cho việc dữ liệu thay đổi lớn so với giá trị trung bình. Nó đang thể hiện có một nguyên nhân đặc biệt đơn lẻ nào đó xuất hiện trong quá trình.

Quy tắc 3 và 4, thể hiện sự thay đổi nhỏ theo thời gian. Nguyên nhân dẫn điến việc này có thể là từ những thay đổi trong công đoạn như thay đổi nguyên vật liệu sản xuất. Điều quan trọng là những thay đổi này duy trì theo thời gian và ít nhất là kéo dài hơn so với sự thay đổi của các quy tắc 1 và 2.

Hình 3: Quy tắc 5 và 6

anh 3

Quy tắc 5:  Xu hướng lên hoặc xuống đại diện cho một quá trình có xu hướng theo một hướng. Ví dụ, thiết bị mòn có thể là nguyên nhân cho vấn đề này.

Quy tắc 6 (hỗn hợp) xuất hiện khi bạn có nhiều hơn một quy trình và lấy mẫu tại mỗi quy trình đó dẫn đến việc lẫn vào nhau. Ví dụ, bạn có thể lấy dữ liệu từ 3 ca làm việc khác nhau. Công nhân của Ca 1 và 2 khác công nhân của Ca 3 và 4, khi đấy biểu đồ kiểm soát sẽ có Ca 1 và C2 nằm ở vùng B trên đường trung bình và Ca 3 và Ca 4 năm ở vùng B bên dưới đường trung bình – không có điểm nào nằm trong vùng C.

Hình 4: Quy tắc 7 và 8.

anh 4

Quy tắc 7 (sự phân tầng) cũng xuất hiện kh bạn có nhiều quá trình nhưng bạn đã gộp tất cả các quá trình vào thành một phân nhóm. Việc này dẫn đến dữ liệu bị “ôm” đường trung bình. Tất cả các điểm trong vùng C với không có điểm nào ngoài vùng C. Quy tắc 8(Vượt kiểm soát) thường xuất hiện do điều chỉnh quá. Nó thường được gọi là quy trình “giả mạo”. Điều chỉnh một quá trình mà trong tầm kiểm soát thường làm tăng sự biến đổi quá trình. Ví dụ, một công nhân cố gắng để đạt được một giá trị mong muốn, nếu kết quả trên giá trị trị này, công nhân sẽ điều chỉnh để nó thấp hơn. Nếu kết quả thấp hơn thì công nhân lại điều chỉnh cho nó tăng lên, dẫn đến bạn sẽ nhìn thấy sự thay nhau lên xuống của dữ liệu.

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành chia nhóm các nguyên tắc

Nhóm Quy tắc
Thay đổi lớn so với mức trung bình 1,2
Thay đổi nhỏ so với mức trung bình 3,4
Xu hướng 5
Hỗn hợp 6
Phân tầng 7
Vượt kiểm soát (kiểm soát quá) 8

CÁC NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ XẢY RA VỚI CÁC NHÓM

Rất khó để liệt kê các nguyên nhân cho mỗi nhóm vì các nguyên nhân phụ thuộc vào rất nhiều công đoạn của bạn. Bảng dưới đây sẽ liệt kê một số nguyên nhân hay gặp nhưng không phải là tất cả. Bạn hay áp dụng linh hoạt vào trong công đoạn của bạn để có hiệu quả cao nhất cũng như tìm ra nguyên nhân của những biến đổi trong công đoạn.

Bảng 2: Nguyên nhân có thể xảy ra với các nhóm.

Mô tả nhóm Quy tắc Nguyên nhân
Thay đổi lớn so với mức trung bình 1, 2 Công nhân mới

Thiết lập sai

Đo sai

Bỏ công đoạn

Công đoạn chưa hoàn thành

Nguồn điện lỗi

Thiết bị lỗi

Thay đổi nhỏ so với mức trung bình 3, 4 Thay đổi nguyên vật liệu

Thay đổi trong hướng dẫn công việc

Thiết bị đo khác

Ca làm việc khác

Công nhân lên tay nghề

Thay đổi trong chương trình bảo dưỡng

Thay đổi trong quy trình thiết lập

Xu hướng 5 Dụng cụ mòn

Ảnh hưởng nhiệt độ (nóng, lạnh)

Hỗn hợp 6 Nhiều hơn một công đoạn hiện tại (ví dụ các ca làm việc, máy, nguyên vật liệu)
Phân tầng 7 Nhiều hơn một công đoạn hiện tại (ví dụ các ca làm việc, máy, nguyên vật liệu)
Vượt kiểm soát (kiểm soát quá) 8 Tác động bởi người thao tác

Nguyên vật liệu xen kẽ

Tham khảo:

  1. http://asq.org/learn-about-quality/data-collection-analysis-tools/overview/control-chart.html
  2. https://www.spcforexcel.com/knowledge/control-chart-basics/control-chart-rules-interpretation

Từ khóa » Blog Sản Xuất