Leather (da Thuộc) Là Gì? 10 Loại Da Thuộc Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Leather là một loại chất liệu được làm từ da động vật đã qua quá trình xử lý để tạo thành trang phục hay những món đồ dùng thường ngày. Chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ Leather và cùng từng thắc mắc không biết Leather là gì có có những loại nào đúng không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
- Tìm hiểu về chất liệu Leather
- Chất liệu Leather là gì?
- Nguồn gốc và lịch sử của Leather
- Quá trình sản xuất Leather
- Ứng dụng của Leather trong đời sống
- Các loại da da thuộc phổ biến hiện nay
- Genuine Leather là gì?
- Saffiano Leather là gì?
- Full Grain Leather
- Nappa Leather là gì?
- Suede Leather
- Nubuck Leather là gì?
- Tumbled Leather
- Pebbled Leather là gì?
- Crossgrain Leather là gì?
- Patent Leather
- Một số khái niệm khác
- Synthetic Leather
- Faux Leather là gì?
- PU Leather
- Bonded leather là gì?
- Microfiber Leather
- Artificial Leather là gì?
- Leather Upper
- Cowhide Leather Là Gì ?
- Calf Leather là gì?
Tìm hiểu về chất liệu Leather
Chất liệu Leather là gì?
Leather hay còn được biết đến với tên gọi khác là da thuộc. Leather được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày nên chắc hẳn nhiều người đã từng băn khoăn vì không biết Leather nghĩa là gì hay da thuộc là gì đúng không nào? Đây là một loại chất liệu được làm từ da các loại động vật đã trải qua quá trình xử lý để tạo thành một chất liệu có độ mềm và dẻo hơn. Hiện nay, Leather được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày như may trang phục, ví, thắt lưng… hay làm bàn ghế sofa, đồ gia dụng…
Leather thường được làm từ da các loại động vật như cừu, dê, lợn… Đặc biệt, một số dòng Leather từ da hươu, nai, da cá sấu… còn đươc sử dụng để sản xuất ra những dòng sản phẩm cao cấp đắt tiền. Da các loài gia súc như chim ưng thích hợp để làm ra giày bóng đá hay các phụ kiện của xe máy bởi chúng nhẹ và có khả năng chống mài mòn.
Da đà điểu cũng ngày càng phổ biến bởi chúng được sử dụng để sản xuất giày dép, quần áo, phụ kiện… Đặc biệt, ở Thái Lan người ta còn sử dụng da của cá đuối để làm ví và thắt lưng bởi chúng có ưu điểm về độ cứng và bền trong thời gian dài.
Như vậy với những thông tin trên chắc hẳn cũng giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Leather là chất liệu gì rồi đúng không nào? Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết thêm nguồn gốc và lịch sử ra đời của chất liệu da nữa nhé!
Nguồn gốc và lịch sử của Leather
Theo một nghiên cứu cho thấy da động vật đã được sử dụng để làm quần áo hay các loại phụ kiện từ thời kì đồ đá. Người ta thường săn các loài thú hoang để làm thức ăn sau đó sử dụng phần da của chúng để làm thành những bộ quần áo hoặc phụ kiện.
Các nhà sử học đã phát hiện ra một số tài liệu bằng văn bản và tranh chỉ ra việc sản xuất và sử dụng da trong các nền văn minh Mesopotamian, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Vào thế kỷ thứ 8, Tây Ban Nha đã sản xuất một loại da với tên gọi ‘Cordovan’ và được sử dụng phổ biến khắp châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Đến thế kỷ 15, thuộc da đã trở nên phổ biến ở châu Âu. Những cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy quá trình sản xuất đồ da và có những cải tiến vượt trội trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, việc ra đời các loại máy móc hiện đại và các chất hóa học giúp cho quá trình sản xuất da được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Quá trình sản xuất Leather
Quy trình sản xuất Leather thông thường sẽ trải qua 3 bước. Bước đầu tiên chính là việc chuẩn bị sau đó tiến hành thuộc da và bước cuối cùng là hoàn thiện. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất ra Leather như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Bước 1: Chuẩn bị
- Ngâm: da được xử lý bằng cách ngâm trong nước từ vài tiếng đồng hồ cho tới vài ngày. Quá trình này sẽ giúp phục hồi độ ẩm bị mất đi trong quá trình muối và giúp làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, máu và mỡ động vật còn thừa lại.
- Lọc thịt và loại bỏ lông: sau khi ngâm trong nước sẽ tiến hành đến bước lọc thịt để loại bỏ các chất béo, thịt và cơ. Sau đó sử dụng máy cán hoặc lưỡi dao để loại bỏ phần lông trên bề mặt da.
- Ngâm da: ngâm da trong axit hoặc muối để chúng không bị phân hủy. Việc làm này giúp thẩm thấu các chất thuộc da một cách tốt nhất. Ngoài ra, người ta còn thường dùng các chất tẩy trắng mạnh để bảo quản da trong vài tháng. Sau khi ngâm trong muối hoặc axit người ta sẽ tiến hành việc khử mùi bằng việc ngâm trong axit sulfuric để giảm độ pH.
- Ngâm vôi và khử vôi: tiếp tục ngâm trong Natri Sunfua và vôi để làm giãn nở các sợi da và giúp da hấp thụ các hóa chất thuộc da tốt nhất. Tiếp tục khử vôi trong hỗn hợp nước và Amoni Clorua hoặc Amoni Sunfat.
- Làm mềm: để làm sạch cũng như giúp cho bề mặt da được mịn và mượt hơn người ta xử lý bằng cách các Enzyme phân giải Protein để loại bỏ các Protein không bị xơ.
- Tẩy dầu mỡ và tẩy trắng: công đoạn cuối cùng là tẩy dầu mỡ và tẩy trắng để phục vụ cho việc nhuộm màu ở các công đoạn sau.
Bước 2: Thuộc da
Thuộc da giúp cho Leather được bền và không bị phân hủy. Các quá trình thuộc da phổ biến nhất bao gồm có thể kể đến như thuộc da bằng thực vật, bằng khoáng chất hoặc Crom hoặc bằng Aldehyde
- Thuộc da bằng thực vật: hay còn được biết đến với tên gọi làVegetable Tanned Leather. Vậy Vegetable Tanned Leather là gì? Quá trình này, người ta thường dùng các chất Polyphenol có trong vỏ cây hoặc lá. Thuộc da bằng thực vật sẽ giúp cho Leather có màu nâu đậm, đỏ, be hoặc vàng. Ưu điểm của thuộc da thực vật chính là ít thấm nước hơn và khó bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công hơn. Tuy nhiên công đoạn này thường sẽ tốn rất nhiều thời gian.
- Thuộc da bằng khoáng chất hoặc Crom: việc thuộc da này sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Hơn nữa, da thuộc bằng khoáng chất hoặc Crom còn giúp cho da được mỏng và mềm hơn. Da sau khi thuộc có màu xanh lam và có độ kéo giãn tốt, thích hợp để sản xuất ví hoặc túi xách, quần áo…
- Thuộc da bằng Aldehyde: quá trình này sẽ sử dụng các chất Glutaraldehyd hoặc Oxazolidine và có màu trắng nhạt. Da thuộc bằng Aldehyde có thể thấm nước và giặt bằng máy một cách dễ dàng.
Sau khi trải qua quá trình thuộc da, các nhà sản xuất sẽ tiến hành đến giai đoạn tái thuộc da. Các bước tái thuộc da được diễn ra như sau: sấy – bào mỏng – chia tách – nhuộm – ngâm chất béo.
Bước 3: Hoàn thiện
- Đánh bóng: chà xát giúp cho bề mặt trở nên sáng bóng
- Dập nổi: sử dụng máy ép thủy lực hoặc các loại máy cán được gia nhiệt để in 3 chiều trên da giúp da có những đường vân nổi, tạo tính thẩm mỹ tốt hơn.
- Lớp phủ bề mặt: lớp phủ bề mặt sẽ giúp có thêm màu sắc và thiết kế đa dạng, khác nhau cho da.
Ứng dụng của Leather trong đời sống
Có thể nói, Leather được sử dụng phổ biến rất nhiều trong đời sống hàng ngày, thế nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là lĩnh vực thời trang và gia dụng. Đặc biệt, trong lĩnh vực thời trang, Leather được xem là một loại chất liệu được rất nhiều người trong giới mộ điệu yêu thích và chúng thường xuyên góp mặt trong việc trang phục như quần da, áo da… cho tới các món phụ kiện khác như ví, thắt lưng…
Bên cạnh đó, Leather cũng được sử dụng trong lĩnh vực đồ nội thất, đặc biệt là bọc ghế sofa… Ưu điểm của những món đồ làm từ Leather thường có độ bền sử dụng trong thời gian dài, có tính thẩm mỹ cao, giúp đem lại vẻ sang trọng, cao cấp. Tuy nhiên, chúng lại khá đắt tiền và không thân thiện với môi trường đâu nhé!
Các loại da da thuộc phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại da thuộc được sử dụng phổ biến. Trong bài viết Leather là gì hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu cho các bạn các loại da thuộc được biết đến nhiều nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Genuine Leather là gì?
Mặc dù không phải 100% là da thật thế nhưng vì trong thành phần vẫn có chứa một lượng da thật nhất định nên Genuine Leather vẫn được xếp vào trong danh sách các loại da thuộc hiện nay. Có 2 loại da Genuine Leather chính là Full Grain và Top Grain:
- Full grain Leather là gì: là loại da có bề mặt khá xù xì, không mịn màng. Tuy nhiên chúng lại có độ bền sử dụng trong thời gian dài và càng dùng lâu chúng lại càng đẹp hơn. Giá thành thường khá cao.
- Top grain Leather là gì: là loại da có bề mặt mịn màng, nhẵn và mềm vì được bỏ đi lớp Split Leather ở ngoài. Giá thành các sản phẩm từ Top Grain thường khá rẻ nên ít được sử dụng trong các sản phẩm cao cấp, đắt tiền.
Split Leather là gì? Đây là phần da bị tách bỏ đi lớp hạt ở bề mặt và chỉ còn lại lớp da ruột. Loại da này thường có độ bền kém và giá rẻ.
Saffiano Leather là gì?
Saffiano Leather là một loại da cao cấp, thường được làm từ da be và xử lý bề mặt bằng họa tiết những đường dập vân nổi. Loại da này được nhà mốt Prada cho ra đời, chúng không chỉ đáp ứng tính thẩm mỹ mà còn có khả năng chống thấm, chống xước và dễ dàng vệ sinh nhờ có thêm một lớp sáp bảo vệ ở bên ngoài.
Full Grain Leather
Full Grain Leather là gì? Đây là loại da vẫn giữ nguyên được bề mặt tự nhiên của chúng như lúc ban đầu, thậm chí ngay cả những tỳ vết tự nhiên cũng vẫn còn trên bề mặt. Loại da này thường được sử dụng để sản xuất thắt lưng, bao súng hay túi xách. Ưu điểm của Full grain Leather chính là càng sử dụng lại càng đẹp. Thế nhưng chúng lại có nhược điểm là khá cứng nên không phù hợp để sản xuất những thứ cần đến sự mềm mại như ví, túi có kích thước nhỏ…
Nappa Leather là gì?
Nappa Leather là da gì? Đây là một loại da thường có nguồn gốc từ da của các loài bê non hoặc cừu non, dê non nên ưu điểm của chúng chính là độ mềm mại và dễ dàng vệ sinh. Ngày này người ta thường sử dụng Nappa Leather để sản xuất ga bọc ghế trên xe ô tô.
Suede Leather
Suede Leather được sử dụng khá phổ biến thế nhưng không phải ai cũng biết rõ Suede Leather là gì đâu nhé! Thực chất, Suede Leather là một loại da lộn được làm từ mặt trong của da nên chúng có đặc tính nổi bật là sự mềm mại và mịn hơn rất nhiều so với những chất liệu da thông thường. Hơn nữa, da lộn cũng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang.
Da lộn là một loại chất liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Bên cạnh việc tìm hiểu xem khái niệm da lộn là gì thì nhiều người thường băn khoăn vì không biết chúng có bền không hay cách vệ sinh ra sao để không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nubuck Leather là gì?
Nubuck là một loại da có hình dáng bên ngoài khá giống với da lộn thế nhưng trên thực tế đây lại là 2 chất liệu hoàn toàn khác nhau. Mặc dù nhìn bề ngoài 2 chất liệu này khá giồng nhau nhưng nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy những sợi lông của da Nubuck dài hơn bởi nó đến từ lớp phía trên cùng của da.
Sau quá trình chà nhàm, Nubuck Leather có bề mặt bên ngoài khá mềm mại và mượt mà. Da Nubuck cũng rất dễ dàng khi nhuộm hoặc pha thành bất kỳ màu nào. Không những vậy, khi bạn chà xát bề mặt của da Nubuck bạn sẽ thấy có sự thay đổi về màu sắc bởi hướng của sợi lông bị thay đổi.
Tumbled Leather
Tumbled Leather là gì? Đây là một loại da có kết cấu bền bỉ nên chúng thường được sử dụng để làm quai túi xách, thắt lưng hay hành lý… Ưu điểm của loại da này chính là mềm dẻo và có khả năng chống thấm nước. Không bị ma sát hay hao mòn khi sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, bạn vẫn nên vệ sinh và bảo quản đúng cách để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.
Pebbled Leather là gì?
Nhiều người thường không biết Pebbled Leather là da gì hay Pebble là gì. Thực chất, đây là quá trình tạo mẫu cho da với lúa mạch làm cho da bị rút lại và tạo ra những hột nổi sần. Loại da này có khả năng chịu được thời tiết tốt hơn so với những loại da khác.
Crossgrain Leather là gì?
Cũng giống với chất liệu Pebbled, Crossgrain Leather là một loại da thuộc có bề mặt in nổi nhiều họa tiết khác nhau giúp tạo sự nổi bật. Loại da này có bề mặt khá mềm mại chính vì vậy mà chúng được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
Patent Leather
Patent Leather là một loại da thật thế nhưng chúng đã được qua xử lý bằng việc phủ lên trên bề mặt một lớp nhựa hoặc dầu hạt lanh giúp tạo độ sáng bóng cũng như tăng cường độ bền sử dụng, tránh bị trầy xước khi dùng. Patent Leather còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là da bóng.
Một số khái niệm khác
Synthetic Leather
Synthetic Leather là gì? Đây là một loại chất liệu giả da được làm ra từ bàn tay con người. Loại da này thường khá mềm và được sản xuất giúp người nhìn sẽ có cảm giác giống như da thật. Synthetic Leather được sản xuất nhằm thay thế cho da thật và giúp tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ môi trường. Mặc dù là giả da thế nhưng chúng không bị bong tróc.
Faux Leather là gì?
Faux Leather hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là Simili. Đây là một loại giả da vì chúng 100% không chứa da trong thành phần. Những sản phẩm được làm từ Faux Leather thường có độ bền sử dụng trong thời gian ngắn thế nhưng chúng lại có giá tiền khá rẻ.
Xem thêm: Simili là gì? Da tổng hợp là gì? Phân biệt các loại vải giả da hiện nay
PU Leather
PU được biết đến là một loại nhựa tổng hợp với đặc điểm mềm và dẻo. Vậy PU Leather là gì? Đây là một loại giả da được phủ thêm một lớp PU bên ngoài giúp dễ dàng vệ sinh và giúp bề mặt mềm như da thật. PU Leather thường được sản xuất trong nhiều sản phẩm khác nhau như túi xách, giày, dép…
Bonded leather là gì?
Bonded leather có nghĩa là giả da. Đây là từ thường được sử dụng cho những vật liệu bọc nhân tạo bên ngoài có cấu trúc 3 lớp: lớp nền ở bên dưới là vải sợi Fiber hoặc bột giấy. Lớp ở giữa được làm từ bột da và lớp ở ngoài cùng được làm từ vải Polyurethane và dập nổi giống với vân của da thật.
Microfiber Leather
Microfiber Leather còn được biết đến với tên gọi khác là Microfiber Artificial Leather. Vậy Microfiber Leather là gì? Dây được xem là một bước phát triển mới của các loại da nhân tạo truyền thống. Thành phần chính của loại da này chính là xơ vi mảnh (thường là xơ polieste và poliamit) và poliuretan nên chúng có đặc điểm nổi bật về độ bền sử dụng trong thời gian dài và khả năng bền nhiệt, chống axit, kiềm tốt, không bị phai màu trong quá trình sử dụng.
Artificial Leather là gì?
Artificial Leather là một loại da nhân tạo được nhuộm nhiều màu sắc khác nhau giúp tăng cường tính thẩm mỹ. Artificial Leather có điểm cộng về khả năng chống nhòe màu và độ bền trong thời gian dài. Loại da nhân tạo này được sản xuất rất giống với nhiều loại da thật thế nhưng một số nhà sản xuất coi Artificial leather vượt trội so với da thật bởi chúng khá tiện dụng và có vẻ ngoài bắt mắt. Đặc biệt, loại da này còn thường được sử dụng với tên gọi khác là Imitation Leather nên bạn không còn phải băn khoăn xem Imitation Leather là gì nữa rồi nhé!
Leather Upper
Mặc dù không phải là một chất liệu da thế nhưng khái niệm Leather Upper là gì vẫn thường được nhiều người quan tâm bởi chúng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Leather Upper là từ để chỉ phần trên của giày da. Phần này có tác dụng giữ cho bàn chân của bạn được thoải mái nhất mỗi khi đổ mồ hôi. Không những vậy chúng còn có độ cao giãn giúp phù hợp với hình dáng bàn chân của bạn. Tuy nhiên, chúng lại khá khó khăn trong việc làm sạch.
Cowhide Leather Là Gì ?
Cowhide Leather là một loại chất liệu da được làm từ da bò. Đây được xem là một loại da tự nhiên nhất trong số những loại da thuộc hiện nay bởi chúng vẫn còn giữ được lớp lông bò. Ưu điểm nổi bật của Cowhide Leather chính là độ mềm mại và dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn của người sử dụng.
Giá của da bò thường không quá cao chính vì vậy mà chúng được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng và thường xuyên lựa chọn làm nguyên liệu chính để sản xuất các loại trang phục khác nhau như quần bò, áo da bò, cặp, túi xách, ví hay thắt lưng được làm từ da bò…
Calf Leather là gì?
Calf Leather hay còn được gọi là Calfskin Leather. Đây là một loại da được làm từ con bê (bò non) sau khi được loại bỏ phần da đem phơi rám nắng và xử lý. Chính vì được sử dụng ngày càng phổ biến nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm nhái lại da bê.
Vậy cách nhận biết Calfskin Leather là gì? Bề mặt của da bê thường rất mềm mại và dẻo dai cũng như có sự đàn hồi tốt. Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường bởi bề mặt của da bê vẫn còn có những lỗ chân lông. Ngoài ra, khi ấn nhẹ lên bề mặt da bạn sẽ cảm nhận được sự đàn hồi nhẹ.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về Leather cũng như những loại da thuộc được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng với bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức bổ ích để hiểu rõ hơn về khái niệm chất liệu Leather là gì cũng như các chất liệu khác nhé!
>> Xem thêm:
- Vải Spandex là gì? Đặc điểm, tính chất và cách giặt quần áo vải Spandex
- Vải Linen (vải Lanh) là gì? Các loại vải Linen phổ biến, đặc điểm, giá vải Line
Từ khóa » Chất Liệu Da Bóng
-
Chất Liệu Da Lì Là Gì? Nên Chọn Da Lì Hay Da Bóng | LAVATINO
-
Chất Da Lì Là Gì? Nên Chọn Da Lì Hay Da Bóng? - COCO
-
Cách Phân Biệt Các Loại Da - VO Shop
-
Phân Biệt Các Loại Da Thuộc (da Thật), Da Công Nghiệp, Giả Da
-
Tìm Hiểu Về Các Chất Liệu Da Giày đá Bóng - Thể Thao Phủi
-
Áo Khoác Da Bóng Là Gì? Những điều Bạn Chưa Biết Về Chất Liệu Da ...
-
Một Số Chất Liệu Làm Da Giày đá Bóng - Zocker
-
Chất Liệu: Da Bóng (Patent Leather) - Anh Rùa Store
-
Da Microfiber Là Gì? Phân Biệt Da Thật - Wika Sports
-
CHẤT LIỆU DA PU CÓ TỐT KHÔNG? - Thái Hiền Sport
-
Tổng Quan Về 8 Cách Phân Biệt Da Thật, Da Giả Mới Nhất 2022
-
Chất Liệu Da Lộn Là Gì? Đặc điểm, Cách Chăm Sóc, Bảo Quản
-
Các Loại Da Giày đá Bóng | Những Công Nghệ Da Giày Nổi Bật - SportX