Leather Là Gì? Hiện Nay Có Bao Nhiêu Loại Leather?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- Leather là gì?
- Real Leather
- Patent leather
- Genuine leather
- Synthetic leather
- Artificial leather
- Faux leather
- Bonded leather
- Saffiano leather
- Suede leather
- Full grain leather
- Pebble grain leather
- Simili
- PU leather
- Genuine Leather là gì?
- Cách phân biệt sản phẩm Genuine Leather chất lượng tốt
- Cách phân biệt các sản phẩm được làm từ Genuine Leather
- Cách bảo quản Genuine Leather hiệu quả
Leather hay da thuộc là một từ ngữ “khá” phổ biến lĩnh vực may mặc. Hãy cùng tìm hiểu, leather là gì, quy trình sản xuất các các loại leather phổ biến. Tất nhiên, vì nó là một thuật ngữ về thời trang, nên trong bài viết này, Ngọc Quang sẽ giúp bạn nắm bắt được ý nghĩa của thuật ngữ này và hiểu rõ được câu hỏi leather là gì? Vậy thì leather là gì? Hãy cùng với chúng tôi giải nghĩa ngay sau đây.
Leather là gì?
Giải thích VN: Da động vật đã thuộc, được xử lý bằng phản ứng của tannin hoặc các quá trình khác để làm cho nó mềm và dẻo; được ứng dụng rộng rãi từ thời xa xưa làm giày, dây lưng, găng tay, áo choàng, và các loại khác. Da sống từ gia súc được sử dụng làm nguyên liệu rộng rãi nhất; những loại khác gồm có cừu, lợn, cá mập, và các loài bò sát.
Chắc hẳn những ai là tín đồ của shopping đều đã nghe qua về thuật ngữ Leather và cũng từng thắc mắc rằng leather là gì Leather hiểu một cách nhanh nhất đó chính là chất liệu da và các vật dụng làm ra từ da động vật, có rất nhiều loại leather và mỗi loại lại có một đặc điểm riêng. Bài viết này Tino sẽ giúp bạn định nghĩa rõ ràng hơn về từng loại leather và hướng dẫn bạn cách phân biệt chúng
Real Leather
Real Leather có nghĩa là da thật 100%. Bạn còn có thể biết đến ở Việt Nam với cụm từ “da thuộc”, những sản phẩm, vật dụng hoặc phụ kiện được làm từ da thuộc này thường được người ta ghi kèm là real leather, genuine leather, cowhide là da bò, 100% leather…
Chúng ta có thể kể ra một số loại da động vật 100% để làm các vật dụng như ví được làm từ da lợn, da trâu, da bò thì làm thắt lưng, áo khoác, dăng tay thường là da cừu… không chỉ vậy chúng ta có thể kể đến một số loại khác như da bò non, da ngựa, da dê, da cá sấu, da đà điểu… dùng để làm các sản phẩm cao cấp. Sự tuyệt vời của da thật nằm ở chỗ chúng rất bền, mềm, mịn và không bao giờ lo về bong, tróc
Nói thêm một chút về quy trình thuộc da, thuộc da là người ta đem các loại da cho qua một quá trình xử lý. Quá trình này đảm bảo giúp da chiến đấu với thời gian tốt hơn, không bị mục, ngoài ra còn khiến da đẹp hơn, mịn hơn. Trước khi đen ra để chế tác thành các sản phẩm khác nhau thì da còn được người ta phủ lên một lớp sơn để tạo màu hoặc làm cho da bóng hơn
Patent leather
Đừng nhầm lẫn patent leather ko phải là da giả. Chỉ khác với Real leather ở chỗ tuy cũng là da thật đã qua xử lý nhưng loại chất liệu này lại được phủ một lớp như nhựa hoặc dầu hạt lanh lên
Genuine leather
Genuine Leather tuy không phải là da thật 100% nhưng chất liệu này cũng bao gồm da thật nên vẫn được xếp vào hàng ngũ của những loại da thật chứ không bị liệt vào dòng giả da faux leather.
Synthetic leather
Synthetic leather gọi là da nhân tạo hay đích thị là một loại da tổng hợp cao cấp do con người tạo ra giống y chang như da. Loại da này có thuộc tính mềm, được nhuộm và xử lý khiến cho chúng ta có cảm nhận và cái nhìn giống da thật. Dòng da này sinh ra nhằm mục đích thay thế cho da thật, tiết kiệm, đỡ tốn kém và bảo vệ môi trường vì da thật làm hoàn toàn từ da động vật. Loại da này tuy là da nhân tạo những không thể bị bong tróc.
Artificial leather
Artificial leather cũng là một loại da nhân tạo được nhuộm nhiều màu sắc khác nhau. Loại da này có độ bền tốt và có khả năng chống nhòe màu, bay màu. Loại này sinh ra cũng với mục đích thay thế da thật cố gắng mang những đặc tính của da thật và theo như mong muốn của các nhà sản xuất. Nhiều hãng sản xuất còn đề cao Artificial leather hơn so với da thật vì sự đa dạng và tiện dụng mà nó mang lại.
Faux leather
Faux leather hay còn được biết đến với cái tên là Simili chính là chất liệu giả da. Từ này dùng để nói về những chất liệu 100% không có chứa da ở trong cấu trúc
Bonded leather
Bonded leather là dả gia, da ép, da tái tổ hợp reconstituted leather, da hỗn hợp blended leather, thuật ngữ này được dùng để nói về những vật liệu bọc nhân tạo được làm với cấu trúc 3 lớp lần lượt là lớp nền bên dưới là vải sợi fiber (hoặc là bột giấy paper), lớp ở giữa làm từ bột da, da vụn shredded leather, còn lớp trên cùng thì là từ polyurethane thì dùng công nghệ dập nổi cho giống với vân da thật leather-like texture
Saffiano leather
Đây là một loại da chất lượng cực cao được chọn lọc từ các loại da bê cao cấp và sử dụng phương pháp “Saffiano” hiểu nôm na là xử lý bề mặt da bằng họa tiết dập vân lên một lớp sáp tráng trên bề mặt da. Da Saffiano được ra đời tại một nhà máy thuộc da nổi tiếng tại đất nước Ý và là một bước đánh dấu quan trọng với bằng sáng chế của Prada. Loại da này không chỉ đáp ứng về mặt thẩm mỹ với sự tinh tế về đường vân bên ngoài mà ngoài ra lớp sáp còn là một lớp bảo vệ hiệu quả với các khả năng chống thấm, trống trầy, chống nước và lại dễ dàng vệ sinh cũng như là bảo quản.
Suede leather
Suede leather chính là loại da lộn mà chúng ta vẫn thường gọi. Da lộn tức có nghĩa là da động vật thay vì dùng bề mặt ngoài như thông thường thì chúng ta lại lấy mặt trái của miếng da để phô ra. Đây là loại da khá là phổ biến và được dùng lâu dài và hiếm khi lỗi mốt vì nhìn bụi và dễ gần. Duy chỉ có một nhược điểm duy nhất là chúng dễ thấm nước, dễ bám bẩn và khó vệ sinh khi bị bẩn về đất bụi.
Full grain leather
Để dễ hiểu nhất thì thuật ngữ Full grain leather có nghĩa là lấy về mặt da thô đưa ra ngoài còn mặt mịn lật vào trong. Nếu không tinh thì có thể nhầm với da lộn nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Loại này thường được sử dụng để làm giày boots để di chuyển trên vùng núi tuyết và được lính thủy đánh bộ sử dụng rất nhiều. Loại da này có chất lượng rất tốt, độ dày và độ bền cao, dai và chịu ma sát tốt
Pebble grain leather
Sinh ra tại Scotland Pebble grain leather còn có cái tên khác là da scotch grain Da pebble grain. Thời cổ đại người Scotland đã tạo ra loại da này với quá trình tạo kiểu mẫu giữa da với lúa mạch từ những thùng whiskey lâu năm, việc này khiến cho da bị rút lại và tạo nên những nốt sần rất đặc biệt. Loại da này có khả năng chịu đựng thời tiết rất tốt, hơn hẳn các loại da khác
Simili
Simili là từ dùng chung cho các loại da giả hiện nay ngoài ra người ta còn sử dụng các tên khác như faux leather, pleather… Simili được làm ra từ một tấm vải lót thông thường nó được dệt kim thành bằng những sợi polyester và sau đó người ta sẽ nhuộm lên từ 1 đến 2 lớp PVC nữa để tạo sự gắn kết giữa vải lót với nhựa.
Sau quá trình gắn kết này người ta sẽ tiếp đến công đoạn định hình và tạo vân cho sản phẩm và cuối cùng mới đén quá trình xử lý bề mặt, lên màu để cho ra các sản phẩm láng và đẹp như bạn thấy. Loại này khá là dễ nhận ra vì nó có mùi và độ bóng hơi quá so với da thật, ngoài ra Simili có tính chất cứng, khó lau chùi nên chủ yếu chỉ để làm ra các sản phẩm giá rẻ. Chỉ duy có Dapu thì cao cấp hơn nên khó phát hiện hơn một chút
PU leather
Được biết đến với cái tên là nhựa tổng hợp, tính chất của Pu là mềm và dẻo đây chính là một loại simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Đó chính là lý do PU mềm như da thật, dễ vệ sinh và độ bền thì ăn đứt các loại simili thông thường. Người ta dùng PU để sản xuất rất nhiều loại vật dụng khác nhau như ví, túi xách, giày, dép rất đa dạng…
Genuine Leather là gì?
Rất nhiều người thắc mắc Genuine Leather là gì? Trên thực tế, Genuine Leather được hiểu đơn giản là da thật. Tuy nhiên, khi bạn tìm kiếm thông tin về khái niệm Genuine Leather là gì, có rất nhiều các khái niệm khác nhau khiến bạn phân vân. Một số trang định nghĩa Genuine Leather là loại da thật chất lượng tốt (full grain), một số trang mạng khác lại định nghĩa genuine leather là da thật chất lượng kém.Cả hai khái niệm này đều đúng với genuine leather.
Cách phân biệt sản phẩm Genuine Leather chất lượng tốt
Sau khi nắm được khái niệm genuine , chúng ta cũng cần biết cách phân biệt sản phẩm genuine có chất lượng tốt và chất lượng kém. Trước đây genuine leather được hiểu là các sản phẩm da chất lượng cao.Tuy nhiên hiện nay, chúng được thương mại hóa, các nhà quảng cáo đã đánh đồng khái niệm genuine bao gồm cả các sản phẩm chất lượng kém và cả các sản phẩm chất lượng tốt với mục đích “đánh lừa” người tiêu dùng nhằm thúc đẩy thương mại.
Về bản chất genuine leather có 2 loại full grain và top grain
- Full grain: là loại da còn giữ nguyên vẹn lớp hạt bên trên bề mặt da.Loại này bề mặt thường xù xì, thô ráp, không được mịn màng.Tuy nhiên nó rất bền, bạn có thể sử dụng chúng trong nhiều năm nếu biết cách bảo quản, hơn nữa, loại da này khi càng sử dụng lâu lại càng trở nên đẹp hơn.
- Top grain: Ngược lại so với top grain, loại da này khá mịn màng, mềm vì đã bị loại bỏ đi lớp hạt ở phía trên.Cũng chính vì lý do này là các sản phẩm top grain thường rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm full grain và thường ít được sử dụng trong các sản phẩm cao cấp.
Cách phân biệt các sản phẩm được làm từ Genuine Leather
- Các sản phẩm được là từ genuine rất phong phú.Khi các nhà quảng cáo dần “ đồng hóa” da thật chất lượng kém thành genuine leather thì chúng càng trở nên phổ biến.Bởi một lý do hết sức đơn giản rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm genuine leather là gì và không phải ai cũng có thể phân biệt giữa da thật chất lượng tốt và da thật chất lượng kém.
- Một số lượng không nhỏ người tiêu dùng không phân biệt được hai loại trên và luôn mặc định genuine leather là da thật chất lượng cao.Đây cũng chính là lý do mà loại genuine chất lượng kém được sử dụng ngày càng nhiều trong các sản phẩm thời trang.
- Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp genuine leather trong các mặt hàng quần áo, túi xách, ví da hay giày dép cặp sách, balo, thắt lưng….Một số loại genuine được sử dụng trong nội thất như tấm da bọc ghế.
Cách bảo quản Genuine Leather hiệu quả
Dưới đây là một số cách bảo quản đơn giản và dễ thực hiện:
- Luôn để các sản phẩm da ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.
- Không đựng áo, giày, thắt lưng, túi xách, balo… trong túi nilon, đặc biệt là các loại túi dễ hấp hơi.
- Tuyệt đối không buộc kín túi đựng.
- Hạn chế tiếp xúc với nước, khi bị ướt, bạn nên lau thật khô bằng vải mềm trước khi phơi khô.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không ngâm áo, túi xách, cặp, balo, giày trong các sản phẩm giặt rửa.
- Nên dùng một chiếc bàn chải mềm để vệ sinh một cách nhẹ nhàng với các sản phẩm tẩy nhẹ .
- Sau mỗi lần sử dụng, tốt nhất nên treo trên giá, tránh gấp vì làm như thế áo của bạn sẽ trở nên nhăn, nhàu nát và chóng cũ kĩ.
Từ khóa:
- suede là gì
- synthetic leather
- saffiano leather là gì
- microfiber leather là gì
Nội dung liên quan:
- Nên Chọn Ví Nam Da Bò Thật Hay Vật Liệu Da Nhân Tạo Simili?
- Phân Biệt Các Loại Da Động Vật & Ứng Dụng
- Phân Biệt Các Loại Da Thuộc & Tính Chất Từng Loại Da
- Da thuộc là gì và công nghệ thuộc da?
- Leather là gì? Định nghĩa Leather là gì và cách phân biệt
Từ khóa » Chất Liệu Faux Leather Là Gì
-
Leather (da Thuộc) Là Gì? 10 Loại Da Thuộc Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Cách Phân Biệt Patent Leather / Faux Leather / Genuine Leather ...
-
Cách Phân Biệt Các Lọai Leather : Patent, Faux, Genuine, Saffiano
-
Tổng Quan Về 8 Cách Phân Biệt Da Thật, Da Giả Mới Nhất 2022
-
Faux Leather Là Gì ? 10 Loại Da Thuộc Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Leather Là Gì? Cách Phân Biệt Hơn 20+ Các Loại Da Hiện Nay
-
Faux Leather Là Gì - Hiện Nay Có Bao Nhiêu Loại Leather
-
Faux Leather Là Gì? Giả Da Faux Leather Có Ưu Điểm Gì?
-
Leather Là Gì? Cách Phân Biệt Các Loại Leather đơn Giản Nhất
-
Leather Là Gì? Định Nghĩa Và Cách Phân Biệt Các Loại Da Thuộc Hiện Nay
-
Leather Là Gì? Tìm Hiểu "tất Tần Tật" Về Loại Vải Siêu Phổ Biến Này
-
Phân Biệt Các Loại Da Thuộc (da Thật), Da Công Nghiệp, Giả Da
-
Một Chút Về Faux Leather (giả Da):... - Leather Enthusiast - Facebook