Lệch Hàm Là Gì? Hàm Lệch Phải Làm Sao? Phẫu Thuật Chỉnh Hàm

Lệch hàm là gì? Lệch hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, do tai nạn hay thói quen xấu chống cằm, nằm ngủ nghiêng một bên gây ảnh hưởng đến tổng thể khuôn mặt. Để biết được phương pháp chỉnh hàm lệch tối ưu nhất cho từng trường hợp cụ thể, bạn tham khảo ngay bài viết sau đây của Nha Khoa Paris để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

  • 1. Lệch hàm và những điều cần biết
    • 1.1. Lệch hàm là gì?
    • 1.2. Triệu chứng của lệch hàm là gì?
    • 1.3. Nguyên nhân gây lệch hàm
    • 1.4. Hậu quả khi hàm lệch
    •  1.5. Các loại lệch hàm phổ biến
    • 1.6. Phương pháp chẩn đoán lệch hàm
  • 2. Những phương pháp chỉnh hàm lệch hiệu quả nhất
    • 2.1. Cách chữa lệch hàm tại nhà
    • 2.2. Niềng răng chỉnh hàm lệch
    • 3. Phẫu thuật chỉnh hàm lệch
  • 3. Chỉnh hàm lệch giá bao nhiêu?
    • 3.1. Giá niềng răng chỉnh hàm lệch
    • 3.2. Phẫu thuật hàm lệch bao nhiêu tiền?
  • 4. Các biện pháp phòng ngừa lệch hàm
  • 5. Một số câu hỏi thường gặp về lệch hàm
    • 5.1. Lệch hàm có nguy hiểm không?
    • 5.2. Khi nào cần khám bác sĩ khi bị lệch hàm?
    • 5.3. Có thể tự điều trị lệch hàm tại nhà không?
    • 5.4. Lệch hàm có thể di truyền không?

1. Lệch hàm và những điều cần biết

Để hiểu rõ hơn về tình trạng hàm bị lệch, sau đây bạn hãy tìm hiểu cùng với chúng tôi một số thông tin quan trọng như lệch hàm là gì, các trường hợp lệch hàm thế nào?

1.1. Lệch hàm là gì?

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA PARIS cho biết: Lệch hàm là hiện tượng xương hàm trên và xương hàm dưới lệch nhau, gây mất cân đối giữa hai hàm.

Điều này có thể gây khó khăn trong ăn uống và làm mất đi tính thẩm mỹ. Khi quan sát, ta thường thấy hàm bị lệch về phía trái, phải, trước hoặc sau, và không đồng trục với đường sống mũi, nhân trung và điểm chính giữa cằm và môi.

Nguyên nhân gây lệch hàm có thể đa dạng và khó nhận biết bằng mắt thường, vì vậy việc xác định nguyên nhân rất quan trọng để quyết định phương pháp điều trị, có cần phẫu thuật hay không.

Bạn có thể hình dung hàm bị lệch qua hình ảnh dưới đây:

Hình ảnh hàm lệch

Hình ảnh hàm lệch

1.2. Triệu chứng của lệch hàm là gì?

Khi bị lệch hàm, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng đặc trưng dưới đây:

– Đau nhức khớp thái dương hàm ở một hoặc hai bên, xuất hiện nhiều nhất khi ăn nhai, há miệng rộng, cử động hàm mạnh. Cơn đau nhức này có thể lan ra vùng mang tai, cổ, vai, gáy. 

–  Lệch mặt, khiến cho đường nét khuôn mặt thiếu cân đối. 

– Khó há miệng hoặc khép miệng, xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động hàm 

– Mòn men, răng nhạy cảm, dễ ê buốt do lệch hàm khiến bạn nghiến răng, cọ xát răng vào nhau khi ngủ. 

– Gặp khó khăn khi nói chuyện, ăn uống, cảm nhận rõ rệt mỗi khi cắn thức ăn.

Lệch mặt, mất cân đối hàm nhau là những triệu chứng của lệch hàm

Lệch mặt, mất cân đối hàm nhau là những triệu chứng của lệch hàm

1.3. Nguyên nhân gây lệch hàm

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris), một số nguyên nhân chính gây ra lệch hàm đó là bẩm sinh, chấn thương, thoái hoá khớp xương hàm hoặc do phẫu thuật hỏng. 

Yếu tố di truyền: Gen quyết định đến cấu trúc răng, môi, xương, cơ… Vì vậy, nếu bố hoặc mẹ bị lệch hàm thì khả năng cao con cũng được thừa hưởng đặc điểm này (1).

Tác động ngoại lực: Chấn thương do tai nạn, ngã, chơi thể thao có thể gây gãy nứt, gây tổn thương khớp thái dương hàm và dẫn đến lệch hàm.

Thoái hoá khớp thái dương hàm: Do tuổi tác tăng cao, khớp thái dương hàm dần thoái hoá, mòn sụn dẫn đến lệch hàm. Tình trạng này dễ bắt gặp ở phụ nữ nhiều hơn.

Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm: Nguyên nhân có thể là do căng thẳng, lo âu quá mức… khiến khớp hàm hoạt động bất thường.

Sự cố phẫu thuật: Phẫu thuật độn cằm, gọt cằm hỏng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm, dẫn đến tình trạng hàm lệch.

Răng mọc xấu: Răng mọc chen chúc, không đúng vị trí trên cung hàm nếu không được xử lý kịp thời có thể gây lệch khớp hàm, xương hàm phát triển không đồng đều.

Các thói quen xấu: Bao gồm nghiến răng, ngủ nghiêng một bên, nhai một bên, chống cằm lên tay có thể gây áp lực quá mức đến khớp thái dương hàm dẫn đến lệch khớp và mòn men răng.

Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, u bướu, sưng khớp thái dương hàm, lupus cũng có thể gây lệch hàm.

Răng mọc lệch, chen chúc trên cung hàm là một trong những nguyên nhân gây ra hàm lệch

Răng mọc lệch, chen chúc trên cung hàm là một trong những nguyên nhân gây ra hàm lệch

1.4. Hậu quả khi hàm lệch

Lệch hàm (TMJ) nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

– Gặp khó khăn ăn nhai thức ăn, kéo theo hệ lụy liên quan như rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu, kém ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

– Phần cơ hàm bị lệch phải làm việc tần suất nhiều hơn khiến mặt răng bị mài mòn, hỏng men răng làm tăng nguy cơ sâu răng, nha chu, viêm nướu, viêm tuỷ (2).

– Lệch hàm lâu ngày có thể gây ra bệnh đau nửa đầu migraine, mỏi cổ, đau vai gáy, đau lưng.

– Khó khăn khi phát âm và mất thẩm mỹ do lệch hàm gây ra có thể khiến bạn ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý như lo âu, stress, trầm cảm.

Lệch hàm làm mất tự tin khi nói chuyện, giao tiếp

Lệch hàm làm mất tự tin khi nói chuyện, giao tiếp

 1.5. Các loại lệch hàm phổ biến

Có 4 loại lệch hàm phổ biến đó là lệch hàm sai khớp cắn, lệch hàm chấn thương, lệch do thoái hoá khớp thái dương hàm và lệch do bệnh lý.

Lệch hàm do sai khớp cắn: Khi hàm trên và dưới không khớp nhau khi cắn, khiến khớp thái dương hàm hoạt động sai lệch. Loại lệch hàm này chiếm 70% các trường hợp lệch hàm.

Lệch do thoái hoá khớp thái dương hàm: Người bệnh thường cảm thấy khó há miệng, há miệng thấy tiếng lạo xạo, dễ mỏi hàm, đau nhức. Thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ.

Lệch hàm do chấn thương: Tổn thương phần khớp thái dương hàm, sụn, dây chằng và hệ thống cơ dẫn đến lệch hàm. 

Lệch hàm do các bệnh lý khác: Lệch hàm do viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Down, u bướu, sưng khớp thái dương.

1.6. Phương pháp chẩn đoán lệch hàm

Để chẩn đoán lệch hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng hoặc chỉ định cho người bệnh chụp Xquang, CT Scan, MRI.

Khám lâm sàng

Bác sĩ quan sát và kiểm tra chức năng của khớp thái dương hàm như phạm vi di chuyển của khớp, cử động hàm, sự nhạy cảm khi ấn vào khớp. 

Chụp X-quang

Để chẩn đoán lệch hàm, biện pháp chụp X-quang có thể chẩn đoán chính xác mức độ sai lệch của khớp cắn, tổn thương khớp thái dương hàm (phần sụn, xương và dây chằng).

Chụp CT scan

Chụp CT Scan quay xung quanh khu vực xương hàm theo lát cắt ngang, phát ra tia X cường độ thấp để thu thập dữ liệu hình ảnh chi tiết về cấu trúc khớp thái dương hàm, cho phép phát hiện lệch hàm (3).

MRI

Sử dụng sóng từ để tạo ra hình ảnh chi tiết về khớp thái dương hàm, sụn, dây chằng và cơ xung quanh. Dựa vào đó để chẩn đoán lệch hàm chính xác nhất. Phương pháp cho phép phát hiện những tổn thương mềm mà X-quang và CT scan không thể làm. Ví dụ như viêm khớp, tổn thương dây thần kinh.

2. Những phương pháp chỉnh hàm lệch hiệu quả nhất

Để chỉnh hàm lệch, bạn có thể tham khảo một số bài tập chữa lệch hàm tại nhà, niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh hàm.

2.1. Cách chữa lệch hàm tại nhà

Có một số cách chữa lệch hàm tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng:

Cách 1: Bạn có thể dùng lực lòng bàn tay đẩy hàm từ trên xuống dưới phía ngược lại với phía bên bị lệch hàm. Thực hiện động tác này liên tục trong 10 phút, đều đặn 2 lần/ngày.

Cách 2: Sử dụng đầu ngón tay hoặc đầu lưỡi để đẩy hàm răng về hướng mong muốn. Thực hiện động tác này nhiều lần trong ngày và kiểm soát lực đẩy vừa phải để đạt hiệu quả.

Cách 3: Nhai nhiều thức ăn cứng, dai về phía hàm không bị lệch để dịch chuyển hàm răng dần dần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp lệch hàm nhẹ. Đối với các trường hợp lệch hàm nặng hoặc

Cách chỉnh hàm lệch không phẫu thuật

Cách chỉnh hàm lệch không phẫu thuật

Cách chỉnh lệch hàm tại nhà thực sự có hiệu quả?

Các phương phá tại nhà dù rất dễ thực hiện, nhưng các bác sĩ nha nha khoa luôn cảnh báo, những cách đó không cho hiệu quả thực tế và  mặt khác còn rất nguy hiểm.

Răng và hàm khi đã phát triển ổn định thì rất cứng, không thể chữa lệch hàm bằng những phương pháp thô sơ tại nhà. Nếu dùng lực quá mạnh có thể gây đau nhức nhiều, thậm chí lệch mặt theo chiều hướng xấu hơn.

2.2. Niềng răng chỉnh hàm lệch

Trường hợp áp dụng:

Niềng răng phương pháp là chỉnh hàm lệch không phẫu thuật đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.

Tuy nhiên, niềng răng chỉ áp dụng đối với các hàm lệch hàm nhẹ, nguyên nhân xuất phát từ việc răng mọc lệch, do quá trình ăn nhai làm sai khớp cắn khiến hàm lệch.

Phương pháp thực hiện:

Phương pháp niềng răng sẽ sử dụng tới hệ thống khí cụ nha khoa để gắn lên răng và nướu hoặc các khí cụ tháo lắp như khay niềng trong suốt nhằm tạo ra lực đẩy giúp răng di chuyển về đúng vị trí, đồng thời khắc phục tình trạng hàm bị lệch.

Khách hàng chữa lệch hàm nhẹ bằng niềng răng

Khách hàng chữa lệch hàm nhẹ bằng niềng răng

Phương pháp sở hữu một số ưu, nhược điểm như:

Ưu điểm :

Không cần tới sự can thiệp phẫu thuật: Chỉnh hàm lệch bằng phương pháp chỉnh nha sẽ không tạo ra bất kỳ tác động xâm lấn nào tới cấu trúc răng hay nướu. Răng sau khi niềng sẽ đều đẹp, thẳng tắp và không làm ảnh hưởng xấu đến mô răng thật.

Chi phí đa dạng: Niềng răng hiện tại đang là giải pháp khắc phục hàm lệch có rất nhiều mức giá khác nhau, phù hợp cho từng điều kiện chi phí của mọi người.

Hiệu quả cao: Răng sau khi được di chuyển về đúng vị trí, những sai lệch về hàm lệch được điều chỉnh lại một cách ổn định thì kết quả gần như duy trì được vĩnh viễn.

Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian để chỉnh nha: Trung bình một ca chỉnh nha sẽ kéo dài trong vòng 18 – 24 tháng nên đây cũng là lý do khiến nhiều người e ngại.

Không khắc phục được những ca lệch mặt nặng: Đối với những ca hàm bị lệch nặng hoặc liên quan tới các vấn đề về xương thì đây không phải là giải pháp tốt.

Để hiểu rõ quá trình niềng răng 3D Speed, tham khảo video cận cảnh quá trình niềng răng mắc cài kim loại thường của khách hàng tại Nha khoa Paris ngay sau đây!

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Phẫu thuật chỉnh hàm lệch

Trường hợp áp dụng:

Các trường hợp lệch hàm nặng do bẩm sinh mà phương pháp niềng răng không thể khắc phục được, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn sang việc tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm.

Phương pháp thực hiện:

Bác sĩ răng hàm mặt sẽ thực hiện phẫu thuật cắt xương hoặc ghép xương ở vùng hàm để điều chỉnh và di chuyển hàm răng về đúng vị trí, đem lại sự hài hòa cho tổng thể gương mặt.

Phẫu thuật trị được lệch mặt nặng

Phẫu thuật trị được lệch mặt nặng

Khách hàng sau phẫu thuật đã có gương mặt cân đối hơn

Khách hàng sau phẫu thuật đã có gương mặt cân đối hơn

Ưu điểm:

Hiệu quả thẩm mỹ nhanh chóng: Phẫu thuật chỉnh hàm chỉ mất tối đa 2 tháng để hoàn toàn liền vết thương trong khi niềng răng phải mất 2- 3 năm.

An toàn, tối ưu nhất: Quá trình phẫu thuật hàm được hỗ trợ bởi máy móc thiết bị hiện đại, kết hợp với thuốc gây tê và thuốc kháng sinh sẽ đảm bảo không gây đau nhức hay biến chứng gì cho khách hàng..

Cải thiện khả năng ăn nhai: Phẫu thuật chỉnh hàm lệch giúp răng di chuyển về đúng vị trí, chuẩn khớp cắn, từ đó việc nhai nghiền thức ăn cũng trở nên dễ dàng và tốt hơn hẳn.

Phẫu thuật gọt hàm không còn lệch

Phẫu thuật gọt hàm không còn lệch

Phẫu thuật chỉnh hàm có thể khắc phục những ca lệch hàm nặng nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị lệch hàm phức tạp, nguyên nhân xuất phát từ cả xương hàm và răng gây ra thì bắt buộc phải kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm.

Nhược điểm:

Có tác động xâm lấn: Phẫu thuật hàm lệch là kỹ thuật có sự tác động trực tiếp vào trực tiếp vào xương hàm nên khó tránh khỏi tình trạng đau nhức, sưng tấy cũng như khó chịu trong khoảng thời gian đầu.

Chi phí đắt: So với phương pháp chỉnh nha thì nhìn chung phẫu thuật hàm lệch có mức giá đắt đỏ hơn.

??? VIDEO Kết quả phẫu thuật chỉnh hàm hô móm tại Nha khoa Paris

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

3. Chỉnh hàm lệch giá bao nhiêu?

Khi can thiệp đến chỉnh hàm mặt, rất nhiều người quan tâm đến chỉnh hàm lệch giá bao nhiêu, có đắt không. Thông thường chi phí thực hiện chỉnh hàm bị lệch sẽ phụ thuộc vào phương pháp thực hiện rất nhiều.

3.1. Giá niềng răng chỉnh hàm lệch

Tại Nha Khoa Paris, giá chỉnh hàm lệch với phương pháp niềng răng luôn đảm bảo tốt nhất, xứng đáng với chất lượng tiêu chuẩn Pháp mà quý vị nhận được.

Giá chỉnh hàm lệch với phương pháp niềng răng dao động từ 30.000.000 – 130.000.000 đồng (chưa bao gồm khuyến mại) tùy từng loại mắc cài và độ lệch lạc của răng cũng như hàm.

Khách hàm niềng răng hàm lệch tại nha khoa Paris thay đổi bất ngờ chỉ sau 6 tháng.

Khách hàm niềng răng hàm lệch tại Nha Khoa Paris thay đổi bất ngờ chỉ sau 6 tháng.

3.2. Phẫu thuật hàm lệch bao nhiêu tiền?

Phẫu thuật lệch hàm bao nhiêu tiền là câu hỏi nhận được nhiều nhất bởi mức chi phí không phải là rẻ, nên ắt hẳn cũng khiến nhiều bạn phải đắn đo, lo lắng mỗi khi cân nhắc đến. Chưa kể, đây còn là dịch vụ có sự chênh lệch về mức giá rất nhiều giữa các đơn vị dịch vụ.

Thực chất, đối với phương pháp phẫu thuật hàm lệch thì chi phí sẽ dao động từ khoảng 65 triệu đồng trở lên (mức giá chưa bao gồm khuyến mại). Còn để biết chính xác đối với trường hợp của mình khi phẫu thuật sẽ tốn bao nhiêu tiền thì quý vị cần đến gặp bác sĩ răng hàm mặt trực tiếp để tư vấn.

4. Các biện pháp phòng ngừa lệch hàm

Để phòng ngừa lệch hàm, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống tốt, tránh thói quen xấu và khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Vệ sinh răng miệng tốt: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sau đó sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng (4).

Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn đồ ăn dai cứng, nhai kẹo cao su nhằm giảm áp lực lên khớp thái dương hàm, dẫn đến lệch hàm. Ưu tiên các thực phẩm mềm như cháo, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của khớp.

Duy trì thói quen tốt: Phân bổ lực nhai đều ở 2 bên để tạo sự cân bằng cho hàm. Linh hoạt tư thế ngủ, không nằm nghiêng một bên quá lâu.

Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần: Nhằm phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng có thể dẫn đến lệch hàm như sai khớp cắn, răng mọc sai vị trí.

Thực hiện bài tập vật lý trị liệu: Bao gồm động tác thư giãn hàm, mở miệng – ngậm miệng, chuyển động 2 bên hàm nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối của cấu trúc xương hàm.

5. Một số câu hỏi thường gặp về lệch hàm

Liên quan đến vấn đề lệch hàm, dưới đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp chi tiết bởi bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris).

5.1. Lệch hàm có nguy hiểm không?

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Lệch hàm tiềm ẩn nhiều hậu quả nguy hiểm như suy giảm chức năng ăn nhai, ăn không ngon miệng, đau khớp, đau đầu dai dẳng. Ngoài ra, lệch hàm dễ gây ra các bệnh lý như mòn men răng, dẫn đến sâu răng, viêm tuỷ, hoại tử tuỷ…”

Chưa kể, lệch hàm khiến gương mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự ti trong giao tiếp, thậm chí gây ra trầm cảm, rối loạn lo âu.

5.2. Khi nào cần khám bác sĩ khi bị lệch hàm?

Khi người bệnh gặp một trong các dấu hiệu dưới đây, cần đi khám bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời:

– Đau nhức khớp thái dương hàm dữ dội, không thể há miệng, không thể ăn uống gây mệt mỏi kéo dài.

– Cơn đau bắt đầu lan rộng đến cổ, vai, gáy, mặt và đầu.

– Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

– Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp hàng ngày, dẫn đến tâm lý lo âu, trầm cảm.

Lệch hàm lâu ngày có thể dẫn đến đau cổ vai gáy

Lệch hàm lâu ngày có thể dẫn đến đau cổ vai gáy

5.3. Có thể tự điều trị lệch hàm tại nhà không?

Không thể tự điều trị lệch hàm tại nhà mà cần đến các cơ sở bệnh viện lớn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Việc chữa tại nhà không thể điều trị dứt điểm, thậm chí có thể khiến tình trạng lệch hàm trầm trọng hơn, tổn thương vĩnh viễn tới phần khớp thái dương hàm.

5.4. Lệch hàm có thể di truyền không?

Lệch hàm có di truyền từ đời cha mẹ hoặc ông bà. Nguyên nhân là do toàn bộ cấu trúc xương, môi, má, cơ đều do gen quy định. Vì vậy, nếu cha mẹ hoặc ông bà có đặc điểm lệch hàm thì con cháu cũng có thể thừa hưởng đặc điểm này.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến chủ đề lệch hàm là gì cũng như các phương pháp khắc phục hiệu quả, mong rằng qua đó đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Nha Khoa Paris để được giải đáp chi tiết.

Từ khóa » Hàm Lệch Phẫu Thuật