Lee Harvey Oswald – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này viết về cuộc đời của Lee Harvey Oswald. Đối với thảo luận thêm về Oswald và vụ ám sát John F. Kennedy, xem Vụ ám sát John F. Kennedy và Thuyết âm mưu vụ ám sát John F. Kennedy.
Lee Harvey Oswald
Hình ảnh Oswald vào ngày 23 tháng 11 năm 1963, một ngày sau vụ ám sát tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy
Sinh(1939-10-18)18 tháng 10, 1939New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ
Mất24 tháng 11, 1963(1963-11-24) (24 tuổi)Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtBị giết (vết thương do súng bắn vào ngực)
Nơi an nghỉNghĩa trang Rose Hill, Fort Worth, Texas, Hoa Kỳ32°43′57″B 97°12′12″T / 32,732455°B 97,203223°T / 32.732455; -97.203223 (Burial site of Lee Harvey Oswald)
Nổi tiếng vìVụ ám sát John F. Kennedy và giết cảnh sát Dallas J. D. Tippit
Cáo buộc hình sựGiết người có chủ đích (2 tội danh)
Phối ngẫuMarina Nikolayevna Prusakova (cưới 1961)
Con cái2
Binh nghiệp
Thuộc Hoa Kỳ
Quân chủng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
Năm tại ngũ1956–1959
Cấp bậcBinh nhất (giáng cấp xuống binh nhì)
Chữ ký

Lee Harvey Oswald (18 tháng 10 năm 1939 - 24 tháng 11 năm 1963) là một cựu binh lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ, người đã ám sát tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ là John F. Kennedy vào ngày 22 tháng 11 năm 1963.

Oswald bị giam giữ ở tuổi vị thành niên vì tội trốn học khi mới 12 tuổi, trong thời gian đó anh được bác sĩ tâm lý đánh giá là "rối loạn cảm xúc", do không có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Sau khi theo học 22 trường trong thời niên thiếu, anh đã nhiều lần bỏ học và cuối cùng năm 17 tuổi, gia nhập Thủy quân lục chiến. Oswald đã bị đưa ra tòa hai lần khi còn ở trong Thủy quân lục chiến và bị bỏ tù. Anh xuất ngũ sau khi lực lượng Thủy quân lục chiến trở thành lực lượng dự bị, sau đó nhanh chóng bay sang châu Âu và đào tẩu sang Liên Xô vào tháng 10 năm 1959.

Anh đến sống ở Minsk, Belarus, kết hôn với một phụ nữ Nga tên là Marina, sinh ra con gái đầu tại đây. Vào tháng 6 năm 1962, anh trở về Hoa Kỳ cùng vợ, định cư tại Dallas, nơi đứa con gái thứ hai chào đời.

Oswald bắn chết Kennedy vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, từ tầng sáu của Trung tâm Lưu ký Sách của Trường Texas khi Tổng thống di chuyển bằng đoàn xe qua Dealey Plaza ở Dallas. Khoảng 45 phút sau khi ám sát Kennedy, Oswald đã bắn chết sĩ quan cảnh sát Dallas J. D. Tippit trên một con phố địa phương. Sau đó anh trốn vào một rạp chiếu phim và bị bắt vì tội giết Tippit tại đây. Oswald bị buộc tội ám sát Kennedy, nhưng anh phủ nhận trách nhiệm về vụ giết người, cho rằng anh là một "kẻ hiếu chiến".[1][2] Hai ngày sau, Oswald bị chủ hộp đêm địa phương tên Jack Ruby bắn chết trên truyền hình trực tiếp dưới tầng hầm của Trụ sở Cảnh sát Dallas.

Vào tháng 9 năm 1964, Ủy ban Warren kết luận rằng Oswald đã hành động một mình khi ám sát Kennedy. Kết luận này, mặc dù gây tranh cãi nhưng nhận được sự đồng tình từ các cuộc điều tra của Sở Cảnh sát Dallas, Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, Ủy ban Tuyển chọn Hạ viện Hoa Kỳ về các vụ ám sát.[n 1][3][4]

Bất chấp các bằng chứng pháp y, đường đi của phát đạn và nhân chứng ủng hộ kết quả đã tuyên bố, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết người dân Mỹ vẫn không tin rằng phiên bản chính thức nói lên toàn bộ sự thật của các sự kiện, và vụ ám sát đã tạo ra nhiều thuyết âm mưu.[5]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lee Harvey Oswald sinh ngày 18 tháng 10 năm 1939 tại bệnh viện Pháp lâu đời (nay là Peter Claver Building) ở New Orleans, Louisiana, là con của ông Robert Edward Lee Oswald Sr. (1896–1939) và bà Marguerite Frances Claverie (1907–1981).[6] Cha của anh là anh họ thứ ba của Tổng thống Theodore Roosevelt và là anh họ xa của tướng Liên minh miền Nam Robert E. Lee và từng phục vụ trong Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.[7][8] Người cha qua đời vì một cơn đau tim hai tháng trước khi con trai Lee Harvey Oswald chào đời.[9] Anh trai của Lee là Robert Jr. (1934–2017)[10] cũng là một cựu thủy quân lục chiến.

Thông qua cuộc hôn nhân đầu tiên của bà Marguerite với Edward John Pic Jr. thì Lee và Robert Jr là anh em cùng cha khác mẹ của cựu binh Không quân John Edward Pic (1932–2000).[11]

Năm 1944, Marguerite chuyển cả gia đình từ New Orleans đến Dallas, Texas. Oswald vào lớp một trong năm 1945 và hơn nửa chục năm sau đó đã theo học tại một số trường khác nhau ở vùng Dallas và Fort Worth cho đến hết lớp sáu.

Oswald từng kiểm tra IQ năm lớp 4 và đạt 103 điểm; "trong các bài kiểm tra thành tích năm [lớp 4 đến lớp 6], anh hai lần đạt điểm cao nhất trong môn đọc và hai lần điểm kém nhất về chính tả".[12]

Thời niên thiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn nhỏ, Oswald được một số người quen biết mô tả là nhút nhát, ít nói và thích ở một mình hơn là với những người khác, ngoài ra còn thất thường.[13] Khi Oswald 12 tuổi vào tháng 8 năm 1952, mẹ đưa anh đến thành phố New York, nơi họ sống trong một thời gian ngắn với người con lớn cũng là anh trai cùng cha khác mẹ của Oswald là John. Sau đó, hai mẹ con anh được yêu cầu rời đi sau một cuộc tranh cãi, trong đó Oswald bị cáo buộc đã đánh mẹ mình và đe dọa vợ của John bằng một con dao bỏ túi.[14][15][16]

Oswald học lớp bảy ở Bronx, New York nhưng thường xuyên trốn học, điều này dẫn đến việc phải giám định tâm thần tại một trường giáo dưỡng dành cho trẻ vị thành niên.[17][18] Bác sĩ tâm thần của trường giáo dưỡng, Tiến sĩ Renatus Hartogs, mô tả Oswald đang đắm chìm trong một "cuộc sống giả tưởng sống động, xoay quanh các chủ đề về sự toàn năng và quyền lực, qua đó [Oswald] cố gắng bù đắp cho những thiếu sót và thất vọng hiện tại của mình". Tiến sĩ Hartogs kết luận:

Lee đã được chẩn đoán là "rối loạn mô hình nhân cách với các đặc điểm phân liệt và khuynh hướng hung hăng thụ động". Lee phải được coi là một thanh niên trẻ về cảm xúc, khá xáo trộn, người phải chịu tác động của sự cô lập và thiếu thốn tình cảm thực sự hiện hữu, thiếu thốn tình cảm, thiếu vắng cuộc sống gia đình và bị chính bản thân mình chối bỏ cũng như một người mẹ đầy mâu thuẫn.[18]

Hartogs đề nghị quản chế Lee với điều kiện anh phải tìm kiếm sự giúp đỡ và hướng dẫn thông qua một phòng khám định hướng tư vấn cho trẻ em. Oswald tìm kiếm "hướng dẫn trị liệu tâm lý thông qua liên hệ với đại diện gia đình".

Evelyn D Siegel, một nhân viên xã hội đã trao đổi với cả hai mẹ con tại Youth House, trong đó mô tả "một phẩm chất khá dễ chịu, gợi lòng thương cảm về cậu thiếu niên không cảm xúc, thiếu thôn tình cảm này mà khi tiếp xúc sẽ nhận thấy", nhận thấy rằng anh đã tách mình ra khỏi thế giới xung quanh bởi vì "không ai trong đó từng đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của anh ta về tình yêu". Hartogs và Sigel chỉ ra rằng mẹ của Oswald dành cho con trai rất ít tình cảm, Siegel kết luận rằng Lee "chỉ cảm thấy rằng mẹ không bao giờ dành tình cảm cho mình. anh luôn cảm thấy mình như một gánh nặng mà bà ấy chỉ đơn giản là phải chịu đựng."

Hơn nữa, mẹ của anh không nhận thức rõ được mối liên hệ giữa cách hành xử của mình đối với các vấn đề tâm lý của con trai. Nhân viên xã hội Siegel mô tả bà Marguerite Oswald là một người có xu hướng đề phòng, cứng nhắc, tự phụ, gặp khó khăn trong việc chấp nhận và liên hệ với mọi người cũng như hiểu rất ít về hành vi của Lee và "lớp vỏ bảo vệ mà con trai tự vẽ ra xung quanh mình". Hartogs báo cáo rằng cô đã không hiểu rằng việc Lee thu mình là một hình thức "phản đối bạo lực nhưng im lặng chống lại sự bỏ rơi của bản thân và thể hiện phản ứng của anh ta trước sự sự vắng mặt hoàn toàn của cuộc sống gia đình thực sự".[18]

Khi anh trở lại trường học vào học kỳ mùa Thu năm 1953, các vấn đề liên quan đến kỷ luật của bản thân vẫn tái diễn. Khi Oswald không hợp tác với các nhà chức trách trường học, họ đã yêu cầu tòa án buộc phải tách anh khỏi mẹ để vào sống trong ngôi nhà dành cho các nam sinh để hoàn thành chương trình học. Tuy nhiên quyết định này đã bị hoãn lại, có lẽ một phần vì hành vi của anh bất ngờ được cải thiện.[18][19] Trước khi hệ thống tòa án gia đình ở New York có thể giải quyết trường hợp này,[18][20] hai mẹ con Oswald đax rời khỏi New York vào tháng 1 năm 1954, và quay trở lại New Orleans.[18][21]

Oswald đã hoàn thành lớp tám và lớp chín ở New Orleans. anh vào lớp 10 năm 1955 nhưng nghỉ học sau một tháng.[22] Sau khi rời ghế nhà trường, Oswald đã làm việc trong vài tháng với vai trò thư ký văn phòng và người đưa tin ở New Orleans. Vào tháng 7 năm 1956, mẹ Oswald chuyển cả gia đình đến Fort Worth, Texas, Lee đã học lại lớp 10 cho kỳ học tháng 9 tại Trường Trung học Arlington Heights ở Fort Worth. Vài tuần sau vào tháng 10, Oswald nghỉ học ở tuổi 17 để gia nhập Thủy quân;[23] anh chưa bao giờ lấy được bằng tốt nghiệp trung học. Tính đến thời điểm này, anh đã cư trú tại 22 địa điểm và theo học tại 12 trường học.

Mặc dù bản thân gặp khó khăn khi đánh vần từ nhỏ[12] và có thể đã bị "khiếm khuyết về khả năng đọc-viết"[24] nhưng anh vẫn say mê đọc sách.

Đến năm 15 tuổi, anh tự coi mình là một người theo chủ nghĩa xã hội dựa trên những gì viết trong nhật ký: "Tôi đang tìm kiếm chìa khóa cho môi trường sống của mình, và sau đó tôi khám phá ra nền văn học xã hội chủ nghĩa. Tôi phải tìm kiếm những cuốn sách của mình trong những chiếc kệ đầy bụi bặm của thư viện." Năm 16 tuổi, anh từng viết thư cho Đảng Xã hội chủ nghĩa Mỹ với mong muốn biết thêm thông tin về Liên đoàn Xã hội Chủ nghĩa Nhân dân Trẻ, nói rằng anh đã nghiên cứu các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong "hơn mười lăm tháng".[25]

Edward Voebel là người bạn thân nhất của Oswald trong thời niên thiếu của anh ở New Orleans cho biết báo cáo rằng Oswald đã 'nghiên cứu Chủ nghĩa Cộng sản' là rất vớ vẩn. Voebel nói rằng Oswald thường đọc 'những thứ rác rưởi'.[26][27][28]

Khi còn là một thiếu niên vào năm 1955, Oswald đã tham dự các cuộc họp Tuần tra Hàng không Dân dụng ở New Orleans. Các học viên sĩ quan nhớ lại anh đã tham dự C.A.P. cuộc họp "ba hoặc bốn" lần hoặc "10 hoặc 12 lần" trong khoảng thời gian một hoặc hai tháng.[29][30][31]

Thủy quân lục chiến

[sửa | sửa mã nguồn]
Oswald với tư cách là lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ năm 1956

Oswald gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 10 năm 1956, chỉ một tuần sau sinh nhật lần thứ mười bảy; với lý do về độ tuổi của bản thân, anh trai Robert Jr đã được yêu cầu phải ký với tư cách là người giám hộ hợp pháp của anh. Oswald cũng chỉ đích danh mẹ mình và anh trai cùng cha khác mẹ John là những người được thụ hưởng.[32] Oswald thần tượng anh trai Robert Jr.,[33] và đeo chiếc nhẫn Thủy quân lục chiến của anh mình.[34] John Pic (anh trai cùng cha khác mẹ của Oswald) đã làm chứng với Ủy ban Warren rằng việc nhập ngũ của Oswald được thúc đẩy bởi mong muốn "thoát khỏi ... sự áp bức của mẹ".[35]

Các giấy tờ nhập ngũ của Oswald ghi rằng anh ta cao 5 foot 8 inch (1,73 mét) và nặng 135 pound (61 kg) và có đôi mắt màu hạt dẻ và mái tóc nâu.[32] Chương trình đào tạo chính của anh là vận hành radar, đòi hỏi phải có giấy phép an ninh. Một tài liệu tháng 5 năm 1957 cho biết anh đã "được cấp phép cuối cùng để xử lý các vấn đề tuyệt mật sau khi kiểm tra cẩn thận hồ sơ địa phương đã tiết lộ không có dữ liệu phạm tội".[36]

Tại Căn cứ Không quân Keesler ở Mississippi, Oswald đứng thứ bảy trong hạng ba mươi trong Khóa học điều khiển máy bay và cảnh báo, "bao gồm hướng dẫn về giám sát máy bay và sử dụng radar".[37] anh cũng được nhận mã số nghề nghiệp của quân đội Hoa Kỳ của Nhà điều hành Điện tử Hàng không.[38] Ngày 9 tháng 7, anh báo cáo với Trạm Không quân Thủy quân lục chiến El Toro ở California. Tại đây, anh đã gặp người bạn thủy quân lục chiến Kerry Thornley, người đã đồng sáng lập ra Chủ nghĩa bất hòa. Thornley đã viết cuốn sách hư cấu The Idle Warriors năm 1962 dựa trên Oswald. Đây là cuốn sách duy nhất viết về Oswald trước khi Oswald ám sát Kennedy.[39][40][41]

Oswald khởi hành đến Nhật Bản vào tháng sau, tại đây anh được bổ nhiệm vào Phi đội Kiểm soát Hàng không 1 tại Cơ sở Hàng không Hải quân Atsugi gần Tokyo.[42][43]

Giống như tất cả lính thủy đánh bộ, Oswald đã được huấn luyện và thử nghiệm bắn súng. Tháng 12 năm 1956, anh đạt số điểm 212, cao hơn một chút so với yêu cầu để được chỉ định là người bắn tỉa.[22] Tháng 5 năm 1959, anh đã đạt được 191 điểm, điều này làm giảm xếp hạng xuống mức thiện xạ.[22][44]

Oswald đã bị đưa ra tòa sau khi vô tình tự bắn vào khuỷu tay mình bằng một khẩu súng ngắn cỡ nòng 22 trái phép. Lần thứ hai ra tòa là vì đánh nhau với một trung sĩ mà anh ta nghĩ là người chịu trách nhiệm về hình phạt của anh trong vụ xả súng. anh bị giáng cấp từ bình nhất xuống bình nhỉ và bị giam giữ một thời gian ngắn. Oswald sau đó đã bị phạt vì một sự cố thứ ba: khi đang thực hiện nhiệm vụ canh gác ban đêm ở Philippines, do anh đã bắn súng trường vào rừng rậm một cách không thể hiểu được.[45]

Với thân hình gầy, không cơ bắp và có vẻ yếu ớt, Oswald có biệt danh là Thỏ Ozzie theo tên nhân vật hoạt hình Chú thỏ may mắn Oswald; anh còn được gọi là Oswaldskovich[46] bởi vì anh tán thành những ý kiến thân Liên Xô. Tháng 11 năm 1958, Oswald quay lại El Toro,[47] chức năng của đơn vị tại đây "là phục vụ máy bay, nhưng về cơ bản là đào tạo cả quân nhân và sĩ quan nhập ngũ để sau này đi công tác nước ngoài". Một sĩ quan ở đó nói rằng Oswald là một đội trưởng "rất có năng lực" và "sáng dạ hơn hầu hết mọi người".[48][49]

Khi Oswald còn ở trong Thủy quân lục chiến, anh tự học tiếng Nga cơ bản. Mặc dù đây là một nỗ lực không bình thường, vào ngày 25 tháng 2 năm 1959, anh được mời tham dự kỳ thi kiếm tra năng lực nói và viết tiếng Nga của Thủy quân. Trình độ của anh vào thời điểm đó được đánh giá là "kém" trong việc hiểu tiếng Nga nói.[50] Ngày 11 tháng 9 năm 1959, Oswald nhận được giấy xuất ngũ vì điều kiện khó khăn (hardship discharge) với lý do mẹ anh cần được chăm sóc.Anh được đưa vào Lực lượng Dự bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.[22][51][52]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đây là các cuộc điều tra của: Cục Điều tra Liên bang (1963), Ủy ban Warren (1964), Ủy ban Tuyển chọn Hạ viện Hoa Kỳ về các vụ ám sát (1979), Sở Mật vụ và Sở Cảnh sát Dallas.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Warren Commission Hearings, vol. 20, p. 366, Kantor Exhibit No. 3—Handwritten notes made by Seth Kantor concerning events surrounding the assassination
  2. ^ “A J.F.K. Assassination Glossary: Key Figures and Theories”. The New York Times (bằng tiếng Anh). 26 tháng 10 năm 2017. ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập 10 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ “John F Kennedy, Dallas Police Department Collection – The Portal to Texas History”.
  4. ^ Tunheim, John R. (1 tháng 3 năm 1999). Final Report of the Kennedy Assassination Records Review Board. DIANE Publishing. tr. 1. ISBN 978-0-7881-7722-4.
  5. ^ “Gallop: Most Americans Believe Oswald Conspired With Others to Kill JFK”. Gallup.com. 11 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ Pontchartrain, Blake (17 tháng 6 năm 2019). “Blake Pontchartrain: Where was the French Hospital in New Orleans, and what's its story?”. The Advocate. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ Child, Christopher C. (14 tháng 3 năm 2022). “Roosevelts without middle names”. Vita Brevis. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ “Notable Tomb Tuesday – Robert E. Lee Oswald, father of Lee Harvey Oswald”. Lucky Bean Tours. 2 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Warren Commission Hearings, vol. 23, p. 799, CE 1963, Schedule showing known addresses of Lee Harvey Oswald from the time of his birth.
  10. ^ “Robert Oswald, brother of Lee Harvey Oswald, dies at 83”. Fort Worth Star Telegram. 1 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “Appendix 13: Biography of Lee Harvey Oswald”. Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy. Washington, D.C.: United States Government Printing Office. 1964. tr. 697, 699.
  12. ^ a b Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 674–675.
  13. ^ “Chapter 7: Lee Harvey Oswald: Background and Possible Motives”. Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy. Washington, D.C.: United States Government Printing Office. 1964. tr. 378.
  14. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 676.
  15. ^ “Testimony of John Edward Pic”. Warren Commission Hearings.
  16. ^ Warren Commission Hearings, vol. 22, p. 687, CE 1382, Interview with Mrs. John Edward Pic.
  17. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 677.
  18. ^ a b c d e f "Chapter 7: Lee Harvey Oswald: Background and Possible Motives". Warren Commission Report (1964).
  19. ^ Warren Commission Hearings, Testimony of John Carro.
  20. ^ Warren Commission Hearings, Testimony of Mrs. Marguerite Oswald
  21. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 679.
  22. ^ a b c d Bagdikian, Ben H. (14 tháng 12 năm 1963). Blair Jr., Clay (biên tập). “The Assassin”. The Saturday Evening Post. Philadelphia, PA: The Curtis Publishing Company (44): 23.
  23. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 681.
  24. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Chapter 7 1964, tr. 383.
  25. ^ Warren Commission Hearings, CE 2240, FBI transcript of letter from Lee Oswald to the Socialist Party of America, 3 tháng 10 năm 1956.
  26. ^ Oswald, David Ferrie và Đội tuần tra hàng không dân dụng, Ủy ban Tuyển chọn Hạ viện Hoa Kỳ về các vụ ám sát, vol. 9, 4, p. 107.
  27. ^ Testimony of Edward Voebel, Warren Commission Hearings, vol. 8, pp. 10, 12.
  28. ^ Summers 1998, tr. 235Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSummers1998 (trợ giúp)
  29. ^ Oswald, David Ferrie and the Civil Air Patrol, House Select Committee on Assassinations – Appendix to Hearings, Volume 9, 4, pp. 107–115.
  30. ^ Summers 1998, p. 234.
  31. ^ PBS Frontline "Who Was Lee Harvey Oswald", phát sóng trên đài PBS, tháng 11 năm 1993 (các ngày khác nhau).
  32. ^ a b Sanders, Bob Ray (25 tháng 11 năm 2013). “A Monday of funerals, and learning a bit more about the man who killed Kennedy”. Fort Worth Star-Telegram. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013.
  33. ^ Johnson McMillan, Priscilla (2013). “Interlude”. Marina and Lee: The Tormented Love and Fatal Obsession Behind Lee Harvey Oswald's Assassination of John F. Kennedy. Hanover, New Hampshire: Steerforth Press. tr. 66. ISBN 9781586422172.
  34. ^ “Testimony of Mrs. Marguerite Oswald”. Hearings Before the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Volume I. Washington, D.C.: United States Government Printing Office. 1964. tr. 227.
  35. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Chapter 7 1964, tr. 384.
  36. ^ Warren Commission Hearings, vol. 19, Folsom Exhibit No. 1, p. 665, Administrative Remarks.
  37. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 682–683.
  38. ^ “Appendix 13”. Archives.gov. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2016.
  39. ^ “JFK”. KerryThornley.com. Truy cập 11 tháng 4 năm 2022.
  40. ^ Lifton, David. “Garrison vs. Thornley: Part II” (PDF). Hood College, The Harold Weisberg Archive. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  41. ^ Thornley, Kerry Wendell. Series: Records Relating to Key Persons, 11/30/1963 - 9/24/1964. National Archives Catalog, Records of the John F. Kennedy Assassination Collection: Key Persons Files. 30 tháng 11 năm 1963. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2022.
  42. ^ Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy, Appendix 13 1964, tr. 683.
  43. ^ Thornley, Kerry Wendell. Series: Records Relating to Key Persons, 11/30/1963 - 9/24/1964. National Archives Catalog. 30 tháng 11 năm 1963. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2022. Truy cập 13 tháng 4 năm 2022.
  44. ^ “Chapter 4: The Assassin”. Report of the President's Commission on the Assassination of President John F. Kennedy. Washington, D.C.: United States Government Printing Office. 1964. tr. 191.
  45. ^ Gerald Posner "Case Closed" Random House, New York, 1993 pg. 28
  46. ^ “Affidavit of James Botelho” (PDF).
  47. ^ Oswald's Game. W W Norton & Co Inc. 2013. ISBN 9781480402874. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2013.
  48. ^ Testimony of John E. Donovan, Warren Commission Hearings, vol. 8, pp. 290–298.
  49. ^ Summers 1998, p. 94.
  50. ^ Summers 2013, pp. 140–141. The grades were −5 in understanding, +4 in reading and +3 in writing.
  51. ^ Warren Commission Hearings, vol. 19, Folsom Exhibit No. 1, p. 85, Request for Dependency Discharge.
  52. ^ “Warren Commission Hearings, Folsom Exhibit No. 1 (cont'd)”. XIX Folsom: 734. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bugliosi, Vincent. Reclaiming History: The Assassination of President John F. Kennedy Norton, 2007, 1632 p. ISBN 0-393-04525-0.
  • Epstein, Edward Jay. Legend: the Secret World of Lee Harvey Oswald. New York: McGraw-Hill Book Company, 1978, hardcover, ISBN 0-07-019539-0
  • Ford, Gerald. Portrait of the Assassin. New York: Simon and Schuster, 1965, ISBN 0-684-82663-1.
  • Gillon, Steven. Lee Harvey Oswald: 48 Hours to Live Sterling. 2013. ISBN 1454912510
  • Mailer, Norman. Oswald's Tale: An American Mystery. New York: Ballantine Books, (1995) ISBN 0-345-40437-8.
  • McMillan, Priscilla Johnson. Marina and Lee New York: Harper & Row, 1977.
  • Melanson, Philip H. Spy Saga: Lee Harvey Oswald and U.S. Intelligence. New York: Praeger Publishers, 1990, hardcover, ISBN 0-275-93571-X
  • Nechiporenko, Oleg M. Passport to Assassination: The Never-Before Told Story of Lee Harvey Oswald by the KGB Colonel Who Knew Him. New York: Carroll & Graf Publishers, 1993, ISBN 1-55972-210-X.
  • Posner, Gerald. Case Closed: Lee Harvey Oswald and the Assassination of JFK Random House, 1993, hardcover, ISBN 0-679-41825-3
  • Roffman, Howard. Presumed Guilty. South Brunswick and New York: A. S. Barnes and Company, 1976, hardcover, ISBN 0-498-01933-0
  • Sauvage, Leo. The Oswald Affair. Cleveland and New York: The World Publishing Company, 1966

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lee Harvey Oswald.
  • Frontline: Who Was Lee Harvey Oswald?
  • American Experience: Oswald's Ghost
  • Kennedy Assassination Home Page by John C. McAdams
  • Lee Harvey Oswald: Lone Assassin or Patsy Lưu trữ 2007-01-01 tại Wayback Machine by John C. McAdams
  • Lee Harvey Oswald Chronology by W. Tracy Parnell
  • Crime Library: Lee Harvey Oswald by David Krajicek
  • Various photos of Oswald taken post mortem Lưu trữ 2012-06-14 tại Wayback Machine
  • A Study of Lee Harvey Oswald: Psychological Capability of Murder, Bull N Y Acad Med. 1967 October; 43(10): 861–888. by David Abrahamsen
  • Report of the President's Commission on the Assassination of President Kennedy, Appendix 13: Biography of Lee Harvey Oswald
  • Lee Harvey Oswald trên IMDb
  • Bản mẫu:IMDb character
  • Lee Harvey Oswald tại Find a Grave
Flag of Hoa KỳSoldier icon Bài viết tiểu sử liên quan đến quân nhân Hoa Kỳ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 90052925
  • BNC: 000295830
  • BNF: cb119386273 (data)
  • CiNii: DA08648041
  • GND: 118590553
  • ICCU: Italy
  • ISNI: 0000 0000 8396 1341
  • LCCN: n50049686
  • MBA: f38997d3-d710-484c-9ca2-a9b80397a59a
  • NARA: 10582600
  • NDL: 00621241
  • NKC: jn20000701353
  • NLP: a0000001235094
  • NTA: 070875499
  • PLWABN: 9810659264805606
  • RERO: 02-A010103083
  • SELIBR: 82014
  • SNAC: w65z8c9n
  • SUDOC: 027317749
  • VIAF: 77108416
  • WorldCat Identities (via VIAF): 77108416
  • x
  • t
  • s
John F. Kennedy
  • Tổng thống Hoa Kỳ thứ 35 (1961–1963)
  • U.S. Senator from Massachusetts (1953–1960)
  • U.S. Representative for MA–11 (1947–1953)
Nhiệm kỳ tổng thống(niên biểu)
  • Văn phòng tổng thống: Transition
  • Nhậm chức
  • Nội các
  • Judicial appointments
    • Supreme Court
  • Executive Orders
  • Presidential Proclamations
  • Presidential pardons
  • Chính sách đối nội: Clean Air Act
  • Communications Satellite Act
  • Community Mental Health Act
  • Trả lương ngang bằng
  • Federal affirmative action
  • Federal housing segregation ban
  • Fifty-mile hikes
  • Food for Peace
  • New Frontier
  • Pilot Food Stamp Program
  • Huân chương Tự do Tổng thống
  • Space policy
  • Status of Women (Presidential Commission)
  • University of Alabama integration
  • Voter Education Project
  • All-Channel Receiver Act
  • Oil Pollution Act
  • Revenue Act of 1962
  • Consolidated Farm and Rural Development Act
  • Chính sách đối ngoại: Alliance for Progress
  • Arms Control and Disarmament Agency
    • Partial Nuclear Test Ban Treaty
  • Flexible response
  • Kennedy Doctrine
  • Đoàn Hòa bình
  • Trade Expansion Act
  • USAID
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Cuba:
    • Sự kiện Vịnh Con Lợn
    • Cuban Project
    • Khủng hoảng tên lửa Cuba
    • ExComm
  • Liên Xô: Berlin Crisis
  • Moscow–Washington hotline
  • Vienna summit
  • Nhà Trắng: Presidential limousine
  • Presidential yacht
  • Chiếc bàn Kiên Định
  • Situation Room
Diễn văntổng thống
  • Inaugural address
  • American University speech
  • "We choose to go to the Moon"
  • Report to the American People on Civil Rights
  • "Ich bin ein Berliner"
  • "A rising tide lifts all boats"
  • Remarks at Amherst College on the Arts
Bầu cử
  • Bầu cử Hạ viện Hoa Kỳ: 1946
  • 1948
  • 1950
  • Bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ tại Massachusetts: 1952
  • 1958
  • 1960 presidential primaries
  • 1960 presidential campaign
  • Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ: 1956
  • 1960
  • Bầu cử tổng thống 1960
    • debates
Đời tư
  • Birthplace and childhood home
  • Kennedy Compound
  • Hickory Hill
  • Wexford
  • Phục vụ tại hải quân: PT-109
    • Biuku Gasa and Eroni Kumana
    • Arthur Evans
  • PT-59
  • Castle Hot Springs
  • Hammersmith Farm
  • Cuộc gọi Coretta Scott King
  • Rocking chair
  • "Happy Birthday, Mr. President"
Sách
  • Why England Slept (1940)
  • Profiles in Courage (1956)
  • A Nation of Immigrants (1958)
Cái chết
  • Ám sát
    • Lee Harvey Oswald
    • timeline
    • reactions
    • in popular culture
  • State funeral
    • Riderless horse
    • attending dignitaries
  • Gravesite and Eternal Flame
Di sản
  • Bibliography
  • John F. Kennedy Presidential Library and Museum
    • Profile in Courage Award
  • Twenty-fourth Amendment
  • Civil Rights Act of 1964
  • Apollo 11
  • Equal Employment Opportunity Commission
  • Trung tâm Vũ trụ Kennedy
  • Kennedy Round
  • Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ
  • VISTA
  • Cultural depictions
    • films
    • Kennedy half dollar
    • U.S. postage stamps
    • U.S. five cent stamp
    • Lincoln–Kennedy coincidences
  • Operation Sail
Tưởng niệm,đặt tên
  • Harvard Kennedy School
  • Kennedy Center for the Performing Arts
  • John F. Kennedy Federal Building (Boston)
  • Sân bay quốc tế John F. Kennedy
  • Boston statue
  • Brooklyn memorial
  • Dallas memorial
  • Hyannis memorial
  • London memorial
  • Portland memorial
  • Runnymede memorial
  • John F. Kennedy Arboretum
  • John F. Kennedy Memorial Bridge
  • John F. Kennedy Special Warfare Center and School
  • John F. Kennedy University (defunct)
  • John F. Kennedy Stadium
  • Kennedy Expressway
  • Mount Kennedy
  • MV John F. Kennedy
  • USS John F. Kennedy (CV-67)
  • USS John F. Kennedy (CVN-79)
  • Yad Kennedy
Gia tộc
  • Jacqueline Bouvier (vợ)
  • Caroline Kennedy (con gái)
  • John F. Kennedy Jr. (con trai)
  • Patrick Bouvier Kennedy (con trai)
  • Rose Schlossberg (cháu gái)
  • Tatiana Schlossberg (cháu gái)
  • Jack Schlossberg (cháu trai)
  • Joseph P. Kennedy Sr. (bố)
  • Rose Fitzgerald (mẹ)
  • Joseph P. Kennedy Jr. (anh)
  • Rosemary Kennedy (chị)
  • Kathleen Cavendish, Hầu tước xứ Hartington (chị)
  • Eunice Kennedy Shriver (chị)
  • Patricia Kennedy Lawford (chị)
  • Robert F. Kennedy (em trai)
  • Jean Kennedy Smith (chị)
  • Ted Kennedy (em trai)
  • P. J. Kennedy (ông)
  • John F. Fitzgerald (ông)
  • Pushinka (chó)
  • ← Dwight D. Eisenhower
  • Lyndon B. Johnson →
  • Thể loại Category

Từ khóa » Kẻ ám Sát Tổng Thống Kennedy