“Lên Bốn Tuổi Cháu đã Quen Mùi KhóiNăm ấy Là Năm đói ... - Hoc24

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tất cả
  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay vũ phương mai vũ phương mai 16 tháng 12 2021 lúc 14:35

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”(Ngữ văn 9, tập hai, NXB GD, 2014 )

 

 

Lớp 9 Ngữ văn Bếp lửa- Bằng Việt Những câu hỏi liên quan Nguyễn Đức An
  • Nguyễn Đức An
4 tháng 10 2021 lúc 21:05 Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏị,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”(Trích Ngữ văn 9, tập một)Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ...Đọc tiếp

Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:

“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?

Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?

Cáu 3: Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bổ ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có vỉểt thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?

Câu 4: Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

 

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Bếp lửa- Bằng Việt 0 0 Khách Gửi Hủy Light Sunset
  • Light Sunset
27 tháng 3 2022 lúc 21:36 Bài 1.Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏị,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”(Trích Ngữ văn 9, tập một)Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đế...Đọc tiếp

Bài 1.

Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:

“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?

Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?

Cáu 3: Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bổ ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có vỉểt thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?

Câu 4: Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. 

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 0 0 Khách Gửi Hủy vũ văn thể
  • vũ văn thể
31 tháng 7 2023 lúc 21:40

một bếp lửa chờn vờn sương sớm một bếp lửa iu nồng đượm cháu thương bà biết mấy tháng mưa lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói năm ấy là năm đói mòn đói mỏi bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay . Tìm từ láy từ ghép giúp mình với mình đang vội

Xem chi tiết Lớp 5 Tiếng việt Câu hỏi của OLM 1 0 Khách Gửi Hủy Trần Đình Thiên Trần Đình Thiên 31 tháng 7 2023 lúc 21:42

Từ láy: bếp lửa, sương sớm, nồng đượm, mùi khói, đói mòn, đói mỏi, khói hun nhèm, sống mũi Từ ghép: chờn vờn, cháu thương, năm đói, đánh xe, khô rạc, ngựa gầy, còn cay

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Phan Văn Luyện
  • Phan Văn Luyện
16 tháng 3 2021 lúc 19:12 phân tích đoạn thơ sau:Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa!Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏi,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!Đọc tiếp

phân tích đoạn thơ sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa!Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏi,Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 1 1 Khách Gửi Hủy minh nguyet minh nguyet 16 tháng 3 2021 lúc 19:57

Tham khảo:

Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,... Tác giả Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Bếp Lửa với tình cảm và niềm nhung nhớ dành cho người bà của mình khi đang du học tại Liên Xô vào năm 1963. Hình ảnh đứa cháu cùng người bà đã trải qua cuộc sống khổ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm, chở che trong những ngày bố mẹ đi làm xa và niềm hạnh phúc bên bếp lửa ấm áp tình thương.

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Hình ảnh bếp lửa được khắc họa lên từ ba câu thơ đầu qua điệp ngữ "một bếp lửa" và từ láy "chờn vờn" khiến ta có thể hình dung ra được một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng ấm áp, đầy ấp tình cảm. Ngọn lửa từ bếp ấp ôm bao niềm nhung nhớ về bà, chứa đựng biết bao kỉ niệm của người cháu nhỏ và bà. Người bà ân cần nhóm nhen ngọn lửa tình cảm ấy, cũng giống như đôi tay bà chăm sóc cho cháu nhẹ nhàng quan tâm, hình ảnh người bà như làn khói từ bếp vào mỗi buổi sớm mai, hình ảnh khổ cực chăm nuôi của bà dãi dầu mưa nắng càng thắp lên trong lòng người cháu rõ rệt vết hằn nỗi nhớ.

Từ hai câu đầu qua hình ảnh bếp lửa mỗi sáng đã được tác giả khắc họa lên một bếp lửa chan chứa kỉ niệm, một bếp lửa đầy ấp tình yêu, một bếp lửa sáng rực lên hình ảnh bà. Đến câu tiếp theo bao nhiêu nỗi niềm như phút chốc vỡ òa "cháu thương bà biết mấy nắng mưa", tác giả đau lòng, xót xa trước nỗi nhớ về hình ảnh bà dù mưa dù nắng nhưng vẫn lo cho cháu đầy đủ từng cái ăn cái mặc, gian truân cuộc đời bà vì cháu mà trải qua không một lời nói, bà âm thầm vì cháu mà làm mọi việc, đều là những hy sinh thầm lặng từ người bà kính yêu. Từ đây ta thấy rằng trong trái tim tác giả hình ảnh người bà thiêng liêng biết là bao, có cả một vùng trời thương nhớ về người bà, một câu "cháu thương bà" cũng sẽ đọng lại trong ta một ý nghĩa sâu sắc.

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay"

Ở đoạn này, kỉ niệm không phải là hình ảnh nhẹ nhàng như "chờn vờn sương sớm" hay "ấp iu nồng đượm" mà là những kỉ niệm ám ảnh trong tâm trí tác giả, đứa cháu bốn tuổi cùng bà cơ cực trải qua nạn đói năm 1945. Không khí u ám, lầm than của nạn đói nhờ có người bà kính yêu đã được xoa dịu đi phần nào, bà tảo tần sớm hôm mót từng củ khoai, đào từng củ sắn để cháu ăn đỡ đói. Thành ngữ "đói mòn đói mỏi" nghe như tiếng kêu xé lòng, nỗi ám ảnh của một đứa trẻ hằn sâu trong tâm trí là nỗi sợ hãi. Không như bao người khi nghĩ về tuổi thơ của mình là mảng màu hồng, thì với tác giả đó lại là mảng màu xám pha cả màu đỏ của máu từ những nỗi đau của đói khổ, cái đói ghê rợn, cái đói lịch sử đã làm chết hơn hai triệu con người.

Nhưng có bà luôn bên cạnh che chở, có khói bếp làm nhòa đi phần nào đau thương từ nạn đói, kỉ niệm vẫn mang chút hơi ấm, làm quên đi nỗi khốn khổ. Chi tiết "khói hun nhèm mắt cháu" để thấy được đứa trẻ bốn tuổi ấy cố lấp đi những ám ảnh của việc đói mòn mỏi bằng khói bếp của bà, và chi tiết "sống mũi còn cay" cay do mùi khói nghi ngút ấy đang cố che giấu đi mùi máu tanh ở các ngõ ngách, cay vì đứa trẻ ấy đã phải chịu cảnh "đói mòn đói mỏi" đang dần len lỏi vào từng mảng kí ức thơ ngây, mang theo nỗi đáng sợ của nạn đói, mang theo cả cảm giác thèm từng củ khoai, củ sắn, khi ấy những món ăn đơn sơ cũng trở thành "mĩ vị nhân gian".

Những tình cảm thân thương mà vô giá của một thời tuổi thơ bên bà như diễn ra mới chỉ ngày hôm qua. Lớn lên có bà, trưởng thành có bà, bao nhiêu công dạy dỗ, chăm sóc cũng là bà. Đối với ông bà như một món quà vô giá của tạo hóa mang đến bên đời ông.

Đúng 2 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đinh Hoàng Yến Nhi
  • Đinh Hoàng Yến Nhi
3 tháng 2 2017 lúc 13:59 Cho câu thơ:Cháu thương bà biết mấy nắng mưaLên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”.Đọc tiếp

Cho câu thơ:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

 

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”.

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Tuấn Dĩnh Nguyễn Tuấn Dĩnh 3 tháng 2 2017 lúc 13:59

- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:

       + Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.

       + Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.

→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đinh Hoàng Yến Nhi
  • Đinh Hoàng Yến Nhi
9 tháng 12 2017 lúc 10:08 Cho câu thơ:Cháu thương bà biết mấy nắng mưaLên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở HuếTiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Trong những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của người cháu những kỉ niệm nào về tình bà cháu được gợi lại?Đọc tiếp

Cho câu thơ:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

 

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Trong những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của người cháu những kỉ niệm nào về tình bà cháu được gợi lại?

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Tuấn Dĩnh Nguyễn Tuấn Dĩnh 9 tháng 12 2017 lúc 10:08

Những kỉ niệm về tuổi thơ được gợi lại trong tâm trí người cháu:

    - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằm từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

       + Cái đói ám ảnh tâm trí đứa trẻ, nhà thơ đã cho ta thấy một quá khứ tang thương đầy những thảm cảnh của dân tộc gắn với thân phận người dân mất nước.

       + Những hình ảnh đau thương của dân tộc gây ấn tượng mạnh, sâu đậm với tâm hồn nhà thơ, ấn tượng về khói bếp “hun nhèm mắt”.

    - Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    - Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

       + Với 11 câu thơ, tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần, khi thảng thốt, khi khắc khoải, lúc lại mơ hồ từ những cánh đồng xa.

       + Không gian mênh mông, bao la, buồn tới lạnh lùng. Trong từng cung bậc của tiếng tu hú, tình cảm, nỗi nhớ của người cháu càng trở nên da diết, mạnh mẽ hơn.

→ Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đinh Hoàng Yến Nhi
  • Đinh Hoàng Yến Nhi
26 tháng 10 2017 lúc 5:28 Cho câu thơ:Cháu thương bà biết mấy nắng mưaLên bốn tuổi cháu đã quen mùi khóiNăm ấy là năm đói mòn đói mỏiBố đi đánh xe khô rạc ngựa gầyChỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháuNghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửaTu hú kêu trên những cánh đồng xaKhi tu hú kêu bà còn nhớ không bàBà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ dưới đây:Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu ngheBà dạy cháu làm,...Đọc tiếp

Cho câu thơ:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

 

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ dưới đây:

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Tuấn Dĩnh Nguyễn Tuấn Dĩnh 26 tháng 10 2017 lúc 5:29

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê:

    + Các cụm từ: bà bảo, bà dạy, bà chăm diễn tả sâu sắc tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la và sự chăm sóc tận tình của bà dành cho người cháu.

    + Từ “bà” và “cháu” được lặp lại nhiều lần nhằm gợi tả tình bà cháu quấn quít, yêu thương.

    + Người bà thay thế cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho cháu.

→ Hình ảnh người bà tần tảo, khuya sớm, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

Những hình ảnh về bà in đậm trong tâm trí người cháu và gây xúc động mỗi khi cháu nhớ về.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Admin (a@olm.vn)
  • Admin (a@olm.vn) Admin
Câu 10 8 tháng 4 2021 lúc 16:49 Ở bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt, trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu  Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!                   (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.                2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc đến trong bài thơ gợi thời điểm nào của đất nước. Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” đ...Đọc tiếp

Ở bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt, trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"

                  (Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.               

2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc đến trong bài thơ gợi thời điểm nào của đất nước. Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 76 0 Khách Gửi Hủy Vũ Khôi Nguyên Vũ Khôi Nguyên 8 tháng 4 2021 lúc 16:50

1. 

-HCRĐ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

2. 

“Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, khi đó nước ta phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, chủ yếu từ Quảng Trị đến Bắc Kì.

Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ. Về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ. Về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy Nguyễn Mai Hằng Nguyễn Mai Hằng 11 tháng 5 2021 lúc 6:48

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

- Năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở nước ngoài. Nhớ về bà và bếp lửa, tác giả đã sáng tác nên bài thơ.

- In trong tập Hương cây – Bếp lửa, đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

- Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

- Trong nền thơ hiện đại, Bếp lửa được đánh giá là một trong không nhiều những bài thơ viết về tình bà cháu hay nhất.

2. Thời điểm năm 1945: nạn đói khủng khiếp khiến gần 2 triệu người Việt Nam chết đói.

- Tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mòn” có tác dụng:

+ Là sự sáng tạo của nhà thơ.

+ Từ “mòn mỏi” chỉ mang nghĩa kéo dài, còn việc tách từ đã nhấn mạnh đến cái đói làm con người ta trở nên héo mòn, gầy gộc, cạn kiệt trong một thời gian kéo dài.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy Nguyễn Thu Trang Nguyễn Thu Trang 21 tháng 9 2021 lúc 15:05

1.Bài thơ ra đời năm 1963 khi nhà thơ đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô

2.Gợi đến năm 1945-năm kháng chiến chống Pháp 

"Đói mòn đói mỏi" là để miêu tả cho sự khốc liệt của chiến tranh ( giặc đói,giặc dốt,giặc ngoại xâm,mất mùa,thiên tai,hạn hán,nạn đói kéo dài,dịch bệnh bùng phát,...), miêu tả cái đói dài làm mỏi mệt,kiệt sức gợi nỗi xót xa,ám ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 trước ngày cả nước ta vùng lên giành chính quyền 

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời SooAnbes
  • SooAnbes
23 tháng 3 2023 lúc 18:59 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu lồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Đó là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà? Bà hay kể những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận chưa về Cháu ở cùng bà,...Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu lồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Đó là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà? Bà hay kể những ngày ở Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận chưa về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? [....] Giờ cháu đã đi xa . Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà . Niềm vui trăm nghả Nhưng cũng chẳng lúc nào quên lời nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa " ( Trích bếp lửa -Bằng Việt) Câu 1 : xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: " Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu lồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" Câu 2: xác định mạch cảm xúc đoạn thơ và từ đó nêu cảm hứng chủ đạo bài thơ Câu 3: Tìm hình ảnh từ ngữ thể hiện kỉ niệm thân thương của bà và cháu trong hồi tưởng nhân vật trữ tình. Câu 4: qua khổ thơ cuối từ những lời nhắc nhở bản thân của người cháu anh chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa kỉ niệm trong đời sống con người.

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 9 1 0 Khách Gửi Hủy SooAnbes SooAnbes 23 tháng 3 2023 lúc 19:00

Giúp với 

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy

Khoá học trên OLM (olm.vn)

  • Toán lớp 9
  • Ngữ văn lớp 9
  • Tiếng Anh lớp 9
  • Vật lý lớp 9
  • Hoá học lớp 9
  • Sinh học lớp 9
  • Lịch sử lớp 9
  • Địa lý lớp 9

Từ khóa » Chỉ Nhớ Khói Hun Nhèm Mắt Cháu