Lên Cầm đảng Thay Thế Lê Khả Phiêu
Có thể bạn quan tâm
Ðảng Cộng Sản Việt Nam
đã cử Nông Ðức Mạnh
lên cầm đảng thay thế Lê Khả Phiêu
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
CSVN đã chọn lãnh tụ đảng: Ðưa Nông Ðức Mạnh lên thay Lê Khả Phiêu
HÀ NỘI (AP) (BBC, Reuters) 18/04/2001) ? Một ngày trước khi khai mạc Ðại Hội Ðảng, các giới chức đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết Trung ương đảng đã cách chức Lê Khả Phiêu hôm thứ ba 17-4-2001 và đã cử một người khác có khuynh hướng đổi mới lên cầm đầu đảng thay thế Phiêu. Tổng bí thư mới là Nông Ðức Mạnh, người gốc sắc tộc Tầy ở Việt Bắc. Nông Ðức Mạnh là người ôn hòa và cũng là người gốc dân tộc thiểu số đầu tiên lên giữ chức vụ tối cao của đảng Cộng sản Việt Nam. Các giới chức đảng nói ban Chấp hành trung ương mới được bầu hôm thứ hai 16-4-2001, cũng đã chọn xong 15 ủy viên bộ Chính trị, gồm có thêm 4 ủy viên mới và không có tên Lê Khả Phiêu.
Các giới chức đảng nói Lê Khả Phiêu đã bị bắt buộc phải từ chức Tổng bí thư vì đảng không hài lòng về tư cách lãnh đạo của ông ta.
Nông Ðức Mạnh 61 tuổi hiện là Chủ tịch Quốc hội, vốn là kỹ sư lâm nghiệp. Từ lâu đã có tin đồn đại Nông Ðức Mạnh là con ruột của ông Hồ Chí Minh. Người ta cho rằng Nông Ðức Mạnh là lãnh tụ tương đối yếu nên phải dựa vào sự đồng thuận trong đảng để có quyết định.
Việc Nông Ðức Mạnh lên nắm chức Tổng bí thư có thể là một sự yểm trợ cho đổi mới kinh tế ở Việt Nam, một tiến trình trong mấy năm năm gần đây đã bị sa lầy trong nạn tham nhũng và quan liêu. Các giới chức đảng còn cho biết sự lựa chọn ông Nông Ðức Mạnh đã khiến Thủ tướng Phan Văn Khải, một người chủ trương đổi mới, quyết định ở lại chức vụ. Trước đây Phan Văn Khải đã hăm sẽ từ chức vì bực bội trước tiến trình quá chậm của đổi mới kinh tế.
Việc lựa chọn một người gốc dân thiểu số lên cầm đầu đảng cũng có thể làm dịu sự căng thẳng về sắc tộc đã bùng nổ ở Tây nguyên hồi tháng Hai năm 2001, khi hàng ngàn người dân Thượng đã biểu tình chống nhà cầm quyền.
Ông Peter Ryder, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Hà nội, nói việc chọn một người có "đầu óc đổi mới hơn và suy tư về tình hình quốc tế" để cầm đầu đảng có nghĩa là đổi mới "sẽ tiến mau hơn trước".
Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã nói "đổi mới kinh tế" từ năm 1986. Trong một kế hoạch được soạn thảo với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải cam kết giải tỏa chính sách hối đoái và luật lệ thương mại, đồng thời cải cách các xí nghiệp quốc doanh và hệ thống ngân hàng.
Ủy Ban Trung Ương mới của đảng Cộng Sản Việt Nam, gồm 150 thành viên, ngày Thứ Ba 17/04/2001 đã biểu quyết đưa ông Nông Ðức Mạnh, chủ tịch Quốc Hội, thay thế ông Lê Khả Phiêu ở chức vụ Tổng Bí Thư. Ông Nông Ðức Mạnh, 61 tuổi, là người dân tộc Tày (dân tộc thiểu số), và được đánh giá là 1 nhân vật ôn hòa. Trong lúc đó, Ông Trần Ðức Lương vẫn được giữ lại ở chức Chủ Tịch nước.
Các nguồn tin nội bộ cho hay Thủ Tướng Phan Văn Khải được lưu nhiệm đến Tháng 5-2002, còn ông Nguyễn Minh Triết, bí thư vùng Saigon, sẽ thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng ở chức vụ đệ nhất Phó Thủ Tướng. Giới ngoại giao nhận xét rằng việc đảng Cộng Sản Việt Nam chọn ông Nông Ðức Mạnh, có vẻ là người sẽ thúc đẩy cải tổ hành chánh và pháp lý mạnh hơn ông Lê Khả Phiêu, sẽ mang lại cho thế giới bên ngoài 1 thông điệp tốt có thể thúc đẩy nhanh hơn sự đầu tư của ngoại quốc đang còn trì trệ.
Phe lật đổ Lê Khả Phiêu thỉnh ý Ðại Sứ Peterson về đổi mới nhân sự, đổi mới chính sách
Bản tin ký giả Richard C. Paddock của báo Los Angeles Times hôm 18/4 cho biết chính phe lật đổ Lê Khả Phiêu đã hội ý Ðại Sứ Mỹ Pete Peterson để nhờ duyệt và nhận xét về chính sách dự thảo cho đại hội Ðảng CSVN lần thứ 9.
Paddock viết, "Peterson hôm Thứ Ba 17/04/2001 nói rằng trước khi việc cách chức Lê Khả Phiêu phổ biến công khai thì sự thay đổi ở cấp cao nhất trong đảng cũng không phải là điều ngạc nhiên. Peterson nói, 'Ông thần Genie đã bay ra khỏi chai. Tôi nghĩ bây giờ họ đã có những đại biểu có kỳ vọng cao hơn, và các lãnh tụ nỗ lực để thỏa mãn các mong đợi đó.'
Peterson nói rằng ông đã được hội ý để duyệt xét và nhận xét về các kế hoạch chính sách được soạn thảo cho đại hội bởi các lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông nói, 'Thực sự mọi chuyện trông khá tốt. Không ai biết chắc bao lâu những chuyện này sẽ xảy ra. Chắc chắn không chỉ trong vài năm mà xảy ra.'
Peterson nói "một trong những chìa khóa thành công kinh tế Việt Nam sẽ là bản thương ước với Mỹ?"
Trong khi đó, thông tấn Reuters đã phân tích vai trò Tổng bí thư của Nông Ðức Mạnh. Ký giả David Brunnstrom viết:
Việc lựa cho một người có óc đổi mới, Chủ tịch Quốc hội Nông Ðức Mạnh làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, là một dấu hiệu tích cực cho viễn tượng đổi mới và đầu tư ở Việt Nam. Thế nhưng chỉ có thời gian mới có thể cho thấy liệu việc này có tạo ra một sự thay đổi chính sách thực sự hay không, để đưa đến một việc thi hành hoàn toàn chương trình đổi sang kinh tế thị trường đầy tham vọng và thúc đẩy tình hình đầu tư hiện đã sa sút.
Các nhà phân tích còn nói Nông Ðức Mạnh vốn là gốc người Tầy thiểu số sẽ có vai trò hữu ích khi phải giải quyết những bất mãn của dân Thượng đã từng nổi lên biểu tình chống đối ở Tây nguyên hồi tháng Hai năm 2001. Họ cũng cho rằng Nông Ðức Mạnh sẽ là người đẩy mạnh đổi mới hơn Lê Khả Phiêu để cải cách chế độ quan liêu và hệ thống pháp lý cồng kềnh.
Một nhà ngoại giao Tây phương nói: "Tôi nghĩ công bằng mà nói Nông Ðức Mạnh sẽ tiến về mục tiêu cải cách mạnh hơn Phiêu. Ðiều đó là một dấu hiệu tích cực, nhưng cũng phải thành thật nhìn nhận rằng người ta chưa biết nhiều về lập trường chính trị của Nông Ðức Mạnh và ông ta đứng ở chỗ nào trong các mầu sắc từ đổi mới đến bảo thủ. Hy vọng trong tương lai gần, chúng ta sẽ biết rõ hơn về Nông Ðức Mạnh, lập trường đích xác ông ta như thế nào và liệu ông có giữ vững những điều ông ta suy nghĩ hay không".
Theo thể thức, Tổng bí thư cũ vẫn điều khiển Ðại hội từ thứ năm 19/04/2001 đến chủ nhật 22/04/2001. Tổng bí thư mới sẽ mở cuộc họp báo vào ngày chót.
Quân đội nhích ra khỏi quyền lực
Việc Mạnh làm Tổng bí thư, trong khi Lương và Khải tiếp tục làm Chủ tịch nhà nước và Thủ tướng cho thấy đảng sẽ không có một quân nhân nào trong 3 ngôi vị lãnh đạo cao nhất.
Một nhà ngoại giao nói: "Trên quan điểm chính trị, đó không phải là điều xấu nếu quân đội nhích ra chút xíu khỏi tư thế nắm quyền lục và phi chính trị hóa đi một chút".
Tướng Phạm Văn Ngân cùng Lê Khả Phiêu bị loại ra khỏi Trung ương đảng. Nhưng tướng Pham Văn Trà khôn khéo hơn đã được ở lại mặc dù Trà đã bị khiển trách cùng lúc với tướng Lê Văn Dũng, Tham mưu trưởng quân đội.
Sáng Thứ Tư 18/04/2001, các nguồn tin từ đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết Ủy Ban Trung Ương đảng đã bầu 11 người của Bộ Chính Trị, nay gồm 15 thành viên, gồm 11 người cũ và 4 người mới, và không giải thích về sự thay đổi.
Cũng những nguồn tin trên cho Reuters biết rằng ông Lê Khả Phiêu không còn tham gia Ủy Ban Trung Ương, cũng có nghĩa là ông được cho về hưu. Theo phái viên David Brunnstrom của Reuters, sự thay đổi nhân sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam đã không được phổ biến qua báo chí, mà được bộ máy của đảng tiết lộ cho dân thường và phóng viên ngoại quốc, thông qua Internet.
Back to Home
Từ khóa » Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Bị Các đối Thư Lật đổ
-
Lê Khả Phiêu: Chống Tham Nhũng Và Sai Lầm Chính Trị - VOA Tiếng Việt
-
Cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Qua đời - BBC News Tiếng Việt
-
Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Và Chuyện Tự Kiểm điểm Trước Bộ ...
-
Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Bị Các đối Thư Lật đổ - Học Tốt
-
Lê Khả Phiêu – Wikipedia Tiếng Việt
-
1250. Lê Khả Phiêu, Lãnh Tụ Bị Thất Sủng - Ba Sàm
-
Chương XX: Lê Khả Phiêu Và Ba ông Cố Vấn |
-
Tội Của Lê Khả Phiêu | Việt Tân
-
Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Gần Dân, Giản Dị Theo Gương Bác
-
Đồng Chí Lê Khả Phiêu - Người Góp Phần Củng Cố Sự Lãnh đạo Của ...
-
Những Kỷ Niệm Sâu Sắc Về Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu
-
Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu - Nhà Lãnh đạo Tài Năng Của Đảng Cộng ...
-
Lê Khả Phiêu Trong Những Thủ đoạn Thâm Cung - Báo Việt Luận
-
[PDF] Bên Thắng Cuộc: Quyền Bính