Lên Chùa Hà Cầu Duyên: Khi đi Lẻ Bóng Khi Về Có đôi

Nội dung chính

  • Lịch sử Chùa Hà – Ngôi chùa cầu duyên linh ứng
  • Cách cầu khấn khi đến chùa Hà
    • Bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà:

Nằm giữa một Hà Nội ồn ào, vội vã, ta có thể dễ dàng tìm thấy chùa Hà nằm ẩn mình thanh tịnh trên một con đường nhỏ tại Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa Hà là một trong những quần thể chùa chiền đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách ghé thăm, đặc biệt là những bạn trẻ Hà Thành tới cầu xin tình duyên hoặc quay lại với người yêu cũ.

Xem thêm: Quần thể di tích đền Gióng Sóc Sơn – Bình yên ngàn năm tuổi

Lịch sử Chùa Hà – Ngôi chùa cầu duyên linh ứng

Chùa Hà

Có tên chữ là Thánh Đức tự, chùa Hà cùng với Đình Bối Hà lập thành cụm di tích Đình-Chùa Hà. Trước kia chùa Hà thuộc làng Vòng (làng Dịch Vọng), nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo tích xưa kể lại, chùa Hà Hà Nội do một gia đình làm nghề gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức xây dựng. Đến ngày nay, lăng mộ thờ gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa. Bên phải ngôi chùa này là ngôi đình Hà thờ hai vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương. Ngôi đền này được làm hoàn toàn bằng gỗ quý. Trải qua bao nhiêu năm tháng làm mai một, ngôi chùa Hà đã được nhiều lần trùng tu, sửa chữa và tôn tạo với tầm vóc ngày càng to đẹp, khang trang hơn cho đến ngày hôm nay.

Chẳng biết từ bao giờ, người dân Hà Thành đã coi ngôi chùa này như một nơi để cầu duyên, tuy rằng chùa Hà không phải nơi thờ Ông Tơ bà Nguyệt. Nếu như ở những ngôi chùa khác, đa phần là những người khá đứng tuổi đến hành hương thì ở chùa Hà, đông hơn cả lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây để cầu duyên cho mình. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa. Những đôi yêu nhau cũng tới chắp tay thành kính cầu cho tình duyên êm đẹp, trăm năm hạnh phúc.

Điều thú vị là, ngôi chùa này không gắn với một cái tích nào nói về tình duyên đôi lứa. Điều thu hút mọi người vẫn tới đây cầu duyên như một thói quen là bởi người ta hay truyền tai nhau là ngôi chùa này cầu duyên linh ứng lắm. Người nọ mách người kia, với những ví dụ và minh chứng cụ thể về việc linh ứng khi cầu khấn nơi này.

Dọc con phố vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng-loại hoa tượng trưng cho tình yêu. Các hàng lưu niệm xung quanh khu chùa này cũng bán rất nhiều vòng nhẫn theo đôi, theo cặp. Đầu năm mới lên đền chùa, ngoài cầu xin bình an tài lộc, người ta còn cầu cho một cuộc sống lứa đôi yên ấm hạnh phúc, cho tình cảm mãi bền chặt không phai.

Cách cầu khấn khi đến chùa Hà

chùa Hà cầu duyên

Đi chùa Hà cầu duyên thì khấn như thế nào? Bạn nhớ đọc thuộc bài khấn này trước khi vào hành lễ chính thức nhé, cứ đọc nhẩm trước rồi vào cúng chính thức, không cần vội vã.

Bài văn khấn cầu duyên tại chùa Hà:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..

Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo

Sau khi khấn xong: Quan sát thấy cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian (ban ngày, hoặc buổi tối, hoặc ban đêm), niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật.

Nam mô bạc già phạt đế, bệ xái xã lũ rô bệ lưu ly, bát lạt bà, bát ra xà dã, đát tha yết da gia, a la hát đế, tam điểu tam bột đà gia. Đát điệt tha. án bệ sái thệ, bệ sái thệ, bệ sái xã, tam một yết đế sa ha.

Lưu ý khi niệm chú này thì nên niệm đi niệm lại nhiều lần tuỳ theo thời gian cho phép. Khi niệm nên nghiêm trang, nói thầm thì chỉ mình nghe thấy, người bên cạnh không nghe thấy được, không nói to ý nghĩ niệm chú cho những người khác nghe.

Chùa Hà không chỉ là nơi cất giữ một vẻ đẹp truyền thống, vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam, mà còn là nơi ẩn chứa những giá trị lịch sử của dân tộc. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng cho những mong muốn của mình.

Từ khóa » Cầu Duyên Chùa Hà