Lệnh Cấm Nhập Khẩu Than Của Nga Vào EU Chính Thức Có Hiệu Lực
Có thể bạn quan tâm
EU chính thức cấm nhập khẩu than đá của Nga sau nhiều năm phụ thuộc. (Ảnh: AP) |
Biện pháp này phải chịu thời gian gia hạn 120 ngày trước khi thực hiện đầy đủ, để cho phép các hợp đồng đã có từ trước được thực hiện.
Theo quy định, các nước EU sẽ không được phép mua than đá của Nga, điều này sẽ khiến Nga thiệt hại khoảng 8 tỷ euro mỗi năm.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận diễn ra trong bối cảnh EU đang vật lộn với chi phí năng lượng tăng vọt do khủng hoảng Ukraine.
Hồi cuối tháng tháng 7 vừa qua, Nga đã tuyên bố cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua các đường ống xuất khẩu quan trọng, bao gồm đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1 (Nord Stream 1).
Cụ thể, Tập đoàn Năng lượng Quốc gia Gazprom của Nga đã giảm lưu lượng khí đốt vận chuyển qua Nord Stream 1 đến châu Âu xuống còn 20% kể từ ngày 27/7, với lý do phải sửa chữa turbin.
Kể từ ngày 9/8, EU cũng đã chính thức áp dụng kế hoạch cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt trên toàn khối nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang gia tăng. Kế hoạch trên đã được các quốc gia thành viên của khối này nhất trí vào ngày 26/7 vừa qua.
Mục đích của kế hoạch là giúp EU tăng cường dự trữ khí đốt kịp thời cho mùa Đông. Các hộ gia đình và doanh nghiệp châu Âu đang chật vật trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt và nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh. Theo đó, các nước thành viên sẽ nỗ lực hết sức để cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng 8 đến tháng 3/2023, dựa trên mức tiêu thụ trung bình của 5 năm trước.
EU vẫn phụ thuộc vào than Nga để sản xuất điện, với nguồn cung của Nga chiếm tới 70% lượng nhập khẩu than vào khối này, báo cáo của tổ chức nghiên cứu Bruegel (Bỉ) khẳng định, đồng thời cho biết Đức và Ba Lan là 2 quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn than của Nga.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), EU đã nhập khẩu khoảng 45% lượng than, ước tính trị giá khoảng 4 tỷ euro (4,1 tỷ USD) từ Nga năm 2021, trong đó Hà Lan, Đức và Ba Lan là các khách hàng lớn nhất.
Đối mặt với nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt giảm trong những tháng gần đây, EU đã tăng cường tìm kiếm các nguồn cung thay thế từ Colombia, Australia, Mỹ và Nam Phi. Bên cạnh đó, một số quốc gia như Đức, Áo, Hà Lan và Italy cũng đã tăng cường sử dụng các nhà máy nhiệt điện than./.
Từ khóa » Dangcongsan.vn Thần Y
-
Ai Quản Lý “thần Y”? - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Thành Tựu 75 Năm Minh Chứng Cho Tinh Thần, ý Chí Dân Tộc
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam: Báo điện Tử
-
Nâng Cao Vị Thế Trách Nhiệm Của Đông Y Chăm Sóc Sức Khỏe Nhân Dân
-
Thủ Tướng Yêu Cầu Xem Xét Nội Dung Báo Chí Phản ánh Về Bảo Hiểm ...
-
Kiểm Tra Việc Cung ứng, Sử Dụng Thuốc, Vật Tư, Trang Thiết Bị Y Tế
-
Học Bác để Xứng Danh "Lương Y Như Từ Mẫu" - Đại Hội XIII
-
Bến Tre Cần Tiếp Tục Khơi Dậy Tinh Thần Đồng Khởi, ý Chí Tự Lực, Tự ...
-
“Thần Tốc” Vaccine, “thần Tốc” ý Thức - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Tập Trung Củng Cố, Phát Triển Mạng Lưới Y Tế, Nâng Cao Chất Lượng ...
-
Người Bệnh được Quyền Giám Sát Cơ Sở Khám, Chữa Bệnh
-
Đoàn Kết Là Sức Mạnh để Vượt Qua COVID-19
-
Tất Cả Cùng Vào Cuộc Với Tinh Thần “chống Dịch Như Chống Giặc”
-
Tạm đình Chỉ Công Tác Giám đốc Bệnh Viện Tâm Thần Trung ương I