Lệnh Cấp Cont Rỗng (empty Release Order)

MỤC LỤC

1. Lệnh cấp cont rỗng (Empty Release Order)

Lệnh cấp cont rỗng là giấy tờ mà văn phòng hãng tàu cấp cho người XK sau khi người XK đã book được containers, người XK phải xuất trình Lệnh này cho bộ phận ở bãi của CY/depot/ICD/Cảng nơi mà hãng tàu để containers rỗng của mình ở đấy, để bộ phận này giao cont rỗng cho người XK để người XK lấy cont rỗng về xưởng của mình đóng hàng (hoặc đóng hàng ở bãi này).

Thường thì người XK phải đóng tiền thế chân cho hãng tàu khi lấy cont rỗng phòng trường hợp cont bị hư hại (thông thường, chỉ những container lại đặc biệt như Flatrack, Open top, Reefer, Tank… hãng tàu mới thu khoản tiền này – khoảng 1.000USD, sẽ được hãng tàu trả lại khi nhận vận đơn gốc; có hãng thu, có hãng không)

Nhiều hãng tàu tách hai loại giấy tờ Booking Note và Lệnh cấp rỗng thành 02 loại riêng biệt, nhưng có những hãng gom lại thành một loại chính là Booking Note. Lúc này, Booking Note cũng có vai trò như một lệnh cấp rỗng. Người XK chỉ lần xuất trình Booking Note ở bãi rỗng là lấy được rỗng.

Thử tìm hiểu thêm về Lệnh Cấp rỗng:

2. Có 2 loại lệnh cấp container rỗng

Lệnh cấp container rỗng có chỉ danh (còn gọi là chỉnh định số): là lệnh mà trên đó người XK yêu cầu cấp đích danh container có số hiệu chính xác. Đây là trường hợp mà chủ hàng muốn nhận được cont thật tốt, cont tốt đó đã được đánh số sẵn.

Lệnh cấp container rỗng không chỉ danh; là lệnh trên đó người XK không yêu cầu cấp các container có số hiệu cụ thể. Trên lệnh này, người XK chỉ yêu cầu số lượng, loại container (20’ hay 40’, thông gió toàn phần hay thông gió một phần, loại thuần chủng hay Leasing…), chủ khai thác của container. Sau khi cấp đúng chủng loại container theo yêu cầu, số hiệu cụ thể của container đã cấp sẽ được ghi vào ô để trống trên lệnh và cập nhật vào mạng vi tính.

Với các lệnh cấp rỗng có chỉ danh, cảng sẽ gặp khó khăn do phải dời dịch một số lượng lớn những container khác để lấy được container theo yêu cầu. Điều này thường xảy ra với những cảng có bãi chứa chật hẹp trong khi lượng container lưu bãi quá lớn.

Khi cấp container rỗng không chỉ danh, bộ phận ở bãi phải thực hiện những nguyên tắc sau:

FIFO First in – First out: những container đã ở trạng thái rỗng lâu hơn cần phải được giao đi trước.

Theo tuyến, theo cảng: Một số container chỉ được cấp để chuyên chở trên những tuyến hay tới những cảng quy định mà người khai thác container đã có thông báo trước bằng văn bản,

Container phải trong tình trạng tốt và vệ sinh.

Một lệnh cấp container rỗng thường có các nội dung sau:

Tên chủ hàng

Số hiệu container (nếu là lệnh có chỉ danh)

Số lượng, loại container (nếu là lệnh không chỉ danh)

Chủ khai thác container (nếu là lệnh không chỉ danh)

Chữ ký và dấu có hiệu lực của lệnh.

Chữ ký và dấu trên lệnh cấp container rỗng có thể gồm có:

Chữ ký và dấu của người khai thác container: Đây là người thực sự khai thác container (còn gọi là chủ khai thác).

Chữ ký và dấu của đại lý danh nghĩa quản lý container: là người đứng tên danh nghĩa, có ký kết toán bàn giao quyền quản lý container cho cảng khi nhập tàu nhưng họ không phải là người khai thác container đó.

Về nguyên tắc, nếu không có thoả thuận nào khác thì chữ ký và dấu hợp lệ đối với cảng (gọi là ký hậu hợp lệ) là chữ ký và dấu của người đứng tên bàn giao quyền quản lý container cho cảng khi nhập.

Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

LÊ SÀI GÒN
LÊ SÀI GÒN
NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

Bài viết liên quan

Các loại chi phí người Xuất khẩu phải trả khi thuê tàu

Các loại chi phí người Xuất khẩu phải trả khi thuê tàu

Xem chi tiết FWD Thường Thu Các Loại Phí Gì?

FWD Thường Thu Các Loại Phí Gì?

Xem chi tiết Phí CIC là gì và ai phải trả?

Phí CIC là gì và ai phải trả?

Xem chi tiết Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt, ưu và nhược điểm của vận tải đường sắt

Xem chi tiết Vận Đơn Đích Danh (Straight B/L = Named B/L); Vận Đơn Vô Danh Hay Vận Đơn Người Cầm (Nameless B/L = Bearer B/L)

Vận Đơn Đích Danh (Straight B/L = Named B/L); Vận Đơn Vô Danh Hay Vận Đơn Người Cầm (Nameless B/L = Bearer B/L)

Xem chi tiết Các loại cước phí hàng không

Các loại cước phí hàng không

Xem chi tiết ETA và ETD trong vận tải hàng hóa: Cách hiểu và phân biệt

ETA và ETD trong vận tải hàng hóa: Cách hiểu và phân biệt

Xem chi tiết On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L

On Board Bill of Lading B/L và Received for Shipment B/L

Xem chi tiết Cách check lịch tàu

Cách check lịch tàu

Xem chi tiết Vấn đề Free time trong vận tải hàng hoá đường biển

Vấn đề Free time trong vận tải hàng hoá đường biển

Xem chi tiết

Từ khóa » Duyệt Lệnh Booking Tiếng Anh Là Gì