Lệnh Mp Là Gì? Những Người Mới Chơi Chứng Khoán Nên Biết Các ...

Khi chơi chứng khoán sẽ có rất nhiều lệnh để giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán. MP là một lệnh phổ biến trong số đó. Vậy lệnh MP là gì? Hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin về lệnh MP nhé. 

Tìm hiểu về lệnh MP

Tìm hiểu về lệnh MP

Lệnh MP là gì?

Chắc những ai chơi chứng khoán lâu năm đều biết đến loại lệnh này. Vậy lệnh MP là gì? Lệnh MP là viết tắt của từ tiếng anh Market Price nghĩa là lệnh thị trường, là lệnh mua/bán tại mức giá tốt nhất theo giá thị trường hiện tại. Lệnh MP có thể hiểu đơn giản là mua chứng khoán tại giá bán thấp nhất và sau đó sẽ bán ra thị trường tại giá mua cao nhất hiện có.

Khi có lệnh Limit Order (LO) tương ứng thì lệnh MP cũng sẽ được nhập và hệ thống. Và khi chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với loại chứng khoán đó thì nhà đầu tư không được nhập lệnh MP vào hệ thống khi giao dịch.  

Lệnh MP sẽ khớp lệnh để có thể gộp nhiều bước giá. Lệnh MP có thể tiếp tục khớp lên mức giá tốt nhất tiếp theo cho đến khi có thể khớp hết khối lượng đặt của NĐT nếu như lệnh vẫn còn khối lượng dù đã khớp đến mức giá tốt nhất.

Khái niệm lệnh MP trong chứng khoán

Đặc điểm của lệnh MP

  • Nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh mua MP tại mức giá thấp nhất sau đó sẽ bán MP khi đạt được mức giá cao nhất có trên thị trường chứng khoán tại thời điểm nhập vào. 
  • Nếu như đã thực hiện các bước giao dịch trên đây mà lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp lệnh nữa thì lệnh MP này sẽ được chuyển đổi thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị niêm yết giá so với mức giá giao dịch lần cuối cùng được giao dịch trước đó. Hoặc lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị niêm yết giá so với mức giá cuối cùng được giao dịch trước đó.
  • Lệnh thị trường sẽ được chuyển đổi thành lệnh giới hạn bán tại giá sàn và lệnh giới hạn mua tại giá trần nếu trường hợp giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP.
  • Lệnh MP sẽ chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục và chỉ có thể sử dụng trên sàn Hose. 
  • Nếu không có lệnh giới hạn đối ứng trong thời điểm nhập lệnh vào thì hệ thống giao dịch chứng khoán sẽ tự động hủy lệnh MP. 
  • Đối với những nhà đầu tư nước ngoài nếu chứng khoán hết room thì lệnh MP sẽ khớp một phần phần còn lại sẽ tự động bị hủy. 
  • Tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống mà không có lệnh đối ứng thì lệnh MP cũng sẽ bị hủy. 
  • Trên bảng giá B là lệnh MP mua và S là lệnh MP bán.

Đặc điểm của lệnh MP

Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán 

Trên đây là khái niệm lệnh MP là gì vậy cách đặt lệnh này như thế nào? Mục đích sử dụng của lệnh thị trường là đua lệnh, giao dịch nhanh. Để cho giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất thì những nhà đầu tư cần phải nắm được cách đặt lệnh MP. Các bước đặt lệnh MP sẽ diễn ra như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản chứng khoán giao diện giao dịch sẽ xuất hiện trong phiên liên tục. 
  • Bước 2: Đặt lệnh LO đối ứng với mã cổ phiếu. 
  • Bước 3: Nhà đầu tư sẽ nhập khối lượng cổ phiếu mà mình muốn mua hoặc bán.
  • Bước 4: Giao dịch khớp lệnh với mức giá thấp nhất hoặc là cao nhất trên thị trường.

Khi nhà đầu tư muốn mua bán cổ phiếu bằng mọi giá sẽ sử dụng lệnh thị trường. Hiểu đơn giản trong trường hợp này là bạn sẽ mua loại cổ phiếu đó bằng mọi giá dù là cao nhất hoặc bán ra bằng giá thấp nhất. Và khi bạn chắc chắn cổ phiếu đó tăng giá bạn sẽ thực hiện lệnh MP mua và ngược lại. Giá cổ phiếu sẽ sụt giảm liên tục nếu thực hiện nhiều lệnh MP. 

Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán

Phân loại lệnh MP trong chứng khoán

Ngoài khái niệm lệnh MP là gì nhà đầu tư cần biết lệnh MP sẽ được phân ra thành nhiều loại với các đặc trưng khác nhau trên thị trường chứng khoán. Và thông thường sẽ có 3 loại lệnh MP trên các sàn chứng khoán. 

  • Lệnh thị trường giới hạn: MTL đây là loại lệnh sẽ được thực hiện khi khối lượng lệnh MP lúc đầu không được thực hiện hết, phần còn lại của lệnh này sẽ được chuyển thành lệnh LO. Hệ thống sẽ tiếp tục áp dụng các quy định sửa, hủy với lệnh LO đối ứng.
  • Lệnh thị trường khớp hoàn toàn hoặc hủy: Lệnh MP sẽ hủy ngay khi nhập nếu không được thực hiện toàn bộ khối lượng nhập.
  • Lệnh thị trường khớp và hủy: Phần còn lại sẽ bị hủy ngày sau khi đã khớp lệnh và một phần lệnh MP sẽ được thực hiện. 

Ưu nhược điểm của lệnh MP

Sau khi đã tìm hiểu lệnh MP là gì thì những người mới chơi chứng khoán cần phải biết thêm về những ưu nhược điểm của loại lệnh này. 

Ưu điểm lệnh MP

Khi sử dụng lệnh MP sẽ mang đến rất nhiều những lợi ích cho các nhà đầu tư. Sau đây sẽ là một vài những ưu điểm nổi bật của nó. 

  • Vì MP là lệnh ưu tiên nên nó sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch vào thị trường rất nhanh. Sử dụng lệnh MP đúng lúc sẽ cho phép người chơi nắm bắt được cơ hội mua bán cổ phiếu tăng lợi nhuận. Khi dự đoán giá đúng sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
  • Lệnh MP giúp gia tăng các giao dịch và tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
  • Lệnh này khá dễ dàng và thuận tiện cho các nhà đầu tư sử dụng. Bạn chỉ cần đưa ra khối lượng cụ thể mà không cần phải nhập mức giá. 

Hạn chế của lệnh MP

  • Có thể gây bất lợi đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ cá nhân trong trường hợp biến động giá đi ngược với dự đoán ban đầu.
  • Sử dụng nhiều lệnh MP cũng sẽ gây ra biến động giá bất thường về phía sở giao dịch chứng khoán. Chính vì vậy nó sẽ gây ảnh hưởng đến bình ổn giá. 

Chính vì vậy mà lệnh MP thường được các nhà đầu tư lớn sử dụng hơn là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Ưu nhược điểm của lệnh MP

Các loại lệnh chứng khoán cơ bản bạn nên biết

Ngoài tìm hiểu lệnh MP là gì bạn cũng phải nằm được những loại lệnh cơ bản sau đây để giảm những rủi ro và tăng thêm cơ hội. 

Lệnh ATO

Đây là lệnh dùng giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa. Nhà đầu tư sẽ sử dụng lệnh này để đặt mua, bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. 

Những đặc điểm của lệnh ATO bao gồm: 

  • ATO được ưu tiên khớp lệnh trước LO ( lệnh giới hạn). 
  • Nhằm xác định giá mở cửa thì nếu trên giao diện chỉ có ATO  sẽ không xác định được giá khớp. 
  • Chỉ được phép nhập lệnh trước và trong phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa.
  • Lệnh chỉ được thực hiện trong khung giờ từ 9h đến 9h15 trên sàn HSX. Sau khung giờ này lệnh sẽ bị hủy nếu không khớp hoặc không thực hiện được.

Lệnh ATO

Lệnh giới hạn (LO)

Lệnh LO là lệnh dùng để nhà đầu tư mua bán chứng khoán tại một mức giá đã được xác định hoặc là tốt hơn. Lệnh giới hạn thường sẽ được giao dịch suốt phiên ngoại trừ khoảng thời gian 14h45 trở đi. Đối với sàn UPCoM thì LO được thực hiện đến 15h . 

Kể từ khi nhà đầu tư nhập lệnh thì LO bắt đầu có hiệu lực và sẽ kéo dài đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc bị hủy bỏ.

Lệnh giới hạn (LO)

Lệnh chờ (lệnh điều kiện)

Lệnh chờ thực chất là lệnh giới hạn được nhà đầu tư duy trì trong suốt nhiều ngày. Lệnh sẽ được duy trì cho đến khi khớp hoặc đến khi hết thời gian nhà đầu tư mặc định để đặt lệnh.

Nếu trong phiên giao dịch có các yếu tố sau thì lệnh sẽ được hệ thống đưa lên sàn. 

  • Đã đặt đủ điều kiện về khối lượng, sức mua,….của một lệnh thông thường. 
  • Giá duy trì trong khoảng giá trần và giá sàn. 
  • Lệnh chờ có thể  khớp một phần và những phần còn lại vẫn có hiệu lực. 

Lệnh ATC

Đây là giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Loại lệnh này sẽ có những đặc điểm khá giống với ATO ở điểm đều là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán ở tại mức giá đóng cửa. Các đặc điểm khác của ATC khác gồm:

  • Đây là lệnh được ưu tiên khớp lệnh hơn lệnh LO khi so khớp. 
  • Đến phiên khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp nếu trên bảng lệnh chỉ có ATC. 
  • Lệnh ATC thường sẽ được giao dịch từ 14h30 đến 14h45. Sau thời gian này lệnh sẽ bị hủy nếu các lệnh không khớp hoặc không thực hiện được.
  • Đây là lệnh có trên cả 2 sàn HSX và HNX.

Lệnh ATC

Lệnh PLO

PLO là lệnh khớp lệnh sau giờ thuộc các loại lệnh quan trong trong chứng khoán. Sau khi kết thúc phiên khớp định kỳ nhà đầu tư sẽ sử dụng lệnh này để mua bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. 

Đặc điểm của lệnh PLO:

  • Chỉ được nhập vào hệ thống sau khi kết thúc phiên giao dịch 14h45 đến 15h. 
  • Lệnh PLO chỉ được áp dụng cho sàn chứng khoán Hà Nội. 
  • Nếu tại thời điểm nhập lệnh có lệnh đối ứng chờ sẵn thì lệnh PLO sẽ tự động khớp ngay. 
  • Khi đã nhập thì nhà đầu tư sẽ không được sửa hay là hủy lệnh PLO.
  • Lệnh POL sẽ không được phép nhập vào hệ thống nếu phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa và khớp lệnh liên tục không xác định được giá thực hiện.

Những lưu ý khi dùng lệnh MP trong giao dịch chứng khoán

Các nhà đầu tư cần linh hoạt khi sử dụng lệnh MP. Trước khi bắt đầu sử dụng lệnh này bạn cần phải biết rõ về khái niệm cũng như là ưu nhược điểm của lệnh MP. Những lưu ý sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tăng thêm lợi nhuận và giảm thiểu nguy cơ rủi ro thua lỗ. 

  • Khi dùng lệnh MP bạn cần phải cân nhắc thật kỹ và thận trọng với thông tin thị trường chứng khoán.  Nêu phân tích và dự đoán về các biến động sẽ xảy ra. Tránh trường hợp ảnh hưởng tâm lý dẫn đến bán tháo cổ phiếu. 
  • Trường hợp lệnh MP bị từ chối hoặc xử lý chậm sẽ rất thường diễn ra ở đầu buổi giao dịch do lỗi hệ thống nên các nhà đầu tư cần bình tĩnh.

Những lưu ý khi dùng lệnh MP trong giao dịch chứng khoán

Bài viết trên đã cung cấp thêm cho những người chơi chứng khoán mới nắm được lệnh MP là gì cùng khái niệm của các loại lệnh phổ biến khác. Để có thể tăng cơ hội gì đầu tư và tránh các rủi ro thua lỗ bạn cần phải nắm thật rõ những thông tin này nhé. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Từ khóa » Mp Là ý Gì