Lệnh Nào Sau đây Là Lệnh Gán Giá Trị Cho Biến X

Trắc nghiệm: Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X. Phép gán nào sau đây là đúng?

Nội dung chính Show
  • Lệnh gán là gì?
  • Cách viết lệnh gán
  • Ý nghĩa của lệnh gán
  • Một số điểm lưu ý về phép gán

A. X = 10;

B. X := 10;

C. X =: 10;

D. X : = 10;

Lời giải:

Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X là X := 10;

Cấu trúc câu lệnh gán là:

<tên biến> := <giá trị>;

Đáp án: B

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, hãy cùng Top Tài Liệu tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Phép toán Trong toán học Trong Pascal
Các phép toán số học với số nguyên + (cộng), – (trừ), . (nhân), div (chia nguyên), mod (lấy phần dư). +, -,*, div, mod
Các phép toán số học với số thực + (cộng), – (trừ), . (nhân),: (chia) +,-, *,/
Các phép toán quan hệ < (nhỏ hơn), ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng), ≥ (lớn hơn hoặc bằng), = (bằng), (khác) <, <=, >=, =, <>
Các phép toán lôgíc phủ định, hoặc, và not, or, and

Trong lập trình, biểu thức số học là một biến kiểu số hoặc một hằng số hoặc các biến kiểu số và các hằng số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn phép toán số học, các dấu ngoặc tròn ( và ) tạo thành một biểu thức có dạng tương tự như cách viết trong toán học với những quy tắc sau:

– Chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết.

– Viết lần lượt từ trái qua phải.

– Không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích.

Các phép toán được thực hiện theo thứ tự:

– Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước;

– Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự các phép toán nhân (*), chia nguyên (div), lấy phần dư (mod) thực hiện trước và các phép toán cộng (+), trừ (-) thực hiện sau.

Ví dụ:

5a+6b chuyển sang pascal sẽ là 5*a+6*b.

chuyển sang pascal sẽ là x*y/z.

Ax2 chuyển sang pascal sẽ là A*x*x.

Chú ý:

– Nếu biểu thức chứa một hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu thức số học thực, giá trị của biểu thức cũng thuộc kiểu thực.

Ví dụ: A+B

Trong đó A là kiểu integer và B là kiểu thực thì giá trị của biểu thức A+B sẽ là kiểu thực.

– Trong một số trường hợp nên dùng biến trung gian để có thể tránh được việc tính một biểu thức nhiều lần.

Để lập trình dễ càng, các ngôn ngữ lập trình đều chứ một số chương trình tính giá trị những hàm toán học thường dung. Được gọi là hàm số học chuẩn. Đối số của hàm được đặt trong dấu () và sau tên hàm.

– Một số hàm chuẩn thường dùng:

Lệnh nào sau đây là lệnh gán giá trị cho biến x

Ví dụ:

Sqr(X) nếu X là kiểu số thực thì đối số là số thực, nếu X là kiểu số nguyên thì đối số là số nguyên.

Các hàm có thể tham gia vào biểu thức số học như một toán hạng .

Ví dụ:

Sqr(x)+Abs(x) = x*x+|x|.

Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức quan hệ.

Biểu thức quan hệ có dạng:

<biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <biểu thức 2>

Trong đó biểu thức 1 và biểu thức 2 cùng là xâu hoặc cùng là biểu thức số học

Ví dụ:

X<5

‘A'<=b

B+1>=2+d

Biểu thức quan hệ được thực hiện theo trình tự:

+ Tính giá trị các biểu thức.

+ Thực hiện các phép toán quan hệ.

Kết quả của biểu thức quan hệ là giá trị logic: true hoặc false.

Ví dụ nếu X có giá trị 6 thì X<5 có giá trị false.

Biểu thức lôgic đơn giản là biến lôgic hoặc lôgic.

Biểu thức lôgic là các biểu thức logic đơn giản, các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán logic. Giá trị biểu thức logic là true hoặc false. Các biểu thức quan hệ thường đặt trong cặp ngoặc ( và ).

Dấu phép toán not được viết trước biểu thức cần phủ định.

Các phép toán and và or dùng để kết hợp nhiều biểu thức lôgic hoặc quan hệ, thành một biểu thức thường được dùng để diễn tả các điều kiện phức tạp.

Ta có bảng giá trị phép toán logic:

Lệnh nào sau đây là lệnh gán giá trị cho biến x

Lệnh gán trong Pascal có dạng:

<tên biến>:= <biểu thức>;

Trong trường hợp đơn giản, tên biến là tên của biến đơn.

Lệnh gán có chức năng gán giá trị cho một biến, nghĩa là thay giá trị cũ trong ô nhớ (tương ứng với biến) bởi giá trị mới. Giá trị mới là giá trị của một biểu thức. Biểu thức này đã có giá trị xác định thuộc phạm vi của biến. Kiểu giá trị của biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến. Một biến chỉ được coi là đã xác định giá trị khi đã nhận được giá trị từ ngoài (đọc từ bàn phím hoặc từ tệp,…) hoặc trực tiếp qua lệnh gán trong chương trình.

Ví dụ:

i := i + 1,

S := S + 1,

Một số điểm chú ý khi sử dụng lệnh gán:

Phải viết đúng kí hiệu lệnh gán, sí dụ trong Pascal kí tự hai dấu chấm phải viết liền kí tự dấu bằng (: );

Biểu thức bên phải cần được xác định giá trị trước khi gán, nghĩa là mọi biến trong biểu thức đã được xác định giá trị và các phép toán trong biểu thức có thể thực hiện được trong miền giá trị của biến.

Kiểu của biến phải phù hợp với kiểu dữ liệu của giá trị biểụ thức bên phải.

Câu hỏi: Cách sử dụng lệnh gán?

Trả lời:

Cú pháp sử dụng lệnh gán:

Trong đó: tên biến là tên của biến đơn, kiểu của giá trị biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến

Chức năng: đặt cho biến có tên ở vế trái dấu := giá trị mới bằng giá trị của biểu thức ở về phải.

VD: x1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

Chú ý: biến kiểu thực có thể nhận giá trị kiểu nguyên và biến kiểu xâu có thể nhận kiểu kí tự, ngược lại thì không.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lệnh gán nhé!

Lệnh gán là gì?

Lệnh gán là một trong những lệnh cơ bản nhất của các ngôn ngữ lập trình. Mục đích của lệnh này là gán cho một biến đã khai báo một giá trị nào đó cùng kiểu với biến.

Cách viết lệnh gán

Tên_biến := biểu thức ;

- Ví dụ :

Khi đã khai báo

VAR

c : Char ;

i, j : Integer ;

x, y : Real ;

p, q : Boolean ;

thì ta có thể có các phép gán sau :

a := 'A' ;

c := Chr(90) ;

i := (35 + 7) *2 mod 4 ;

i := j + 1 ;

x := 0.5 ;

x := i + 1 ;

p := i > 2*j + 1 ;

q := not p ;

Lưu ý khi tên biến là tên của biến đơn thì kiểu của biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến.

Ví dụ:

X1:=-b/a-x2;

Z=Z-1;

I=I+1;

Ví dụ gán sai:

B là kiểu integer C là kiểu real phép gán B:=C là sai sẽ báo lỗi khi biên dịch.

Ý nghĩa của lệnh gán

Biến và phát biểu gán là các khái niệm quan trọng của một họ các ngôn ngữ lập trình mà PASCAL là một đại diện tiêu biểu. Chúng phản ánh cách thức hoạt động của máy tính hiện nay, đó là :

- Lưu trữ các giá trị khác nhau vào một ô nhớ tại nhưng thời điểm khác nhau.

- Một quá trình tính toán có thể coi như là một quá trình làm thay đổi giá trị của một (hay một số) ô nhớ nào đó, cho đến khi đạt được giá trị cần tìm.

Một số điểm lưu ý về phép gán

Với ý nghĩa thông thường của phép toán (nghĩa là tính toán và cho lại một giá trị) thì phép toán gán còn một nhiệm vụ nữa là trả lại một giá trị. Giá trị trả lại của phép toán gán chính là giá trị của biểu thức sau dấu bằng. Lợi dụng điều này C++ cho phép chúng ta gán "kép" cho nhiều biến nhận cùng một giá trị bởi cú pháp:

biến_1 = biến_2 = … = biến_n = gt ;

với cách gán này tất cả các biến sẽ nhận cùng giá trị gt. Ví dụ:

int i, j, k ;

i = j = k = 1;

Biểu thức gán trên có thể được viết lại như (i = (j = (k = 1))), có nghĩa đầu tiên để thực hiện phép toán gán giá trị cho biến i chương trình phải tính biểu thức (j = (k = 1)), tức phải tính k = 1, đây là phép toán gán, gán giá trị 1 cho k và trả lại giá trị 1, giá trị trả lại này sẽ được gán cho j và trả lại giá trị 1 để tiếp tục gán cho i.

Ngoài việc gán kép như trên, phép toán gán còn được phép xuất hiện trong bất kỳ biểu thức nào, điều này cho phép trong một biểu thức có phép toán gán, nó không chỉ tính toán mà còn gán giá trị cho các biến, ví dụ n = 3 + (i = 2) sẽ cho ta i = 2 và n = 5. Việc sử dụng nhiều chức năng của một câu lệnh làm cho chương trình gọn gàng hơn (trong một số trường hợp) nhưng cũng trở nên khó đọc, chẳng hạn câu lệnh trên có thể viết tách thành 2 câu lệnh i = 2; n = 3 + i; sẽ dễ đọc hơn ít nhất đối với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình.

Từ khóa » Câu Lệnh Nào Sau đây Là Câu Lệnh Gán X=5