Lệnh Stop Limit Là Gì? Giới Thiệu Tổng Quan Về Stop Limit Order

Đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm đặt lệnh trong giao dịch chưa? Stop limit là một trong những lệnh bạn cần biết đến để gia tăng tỉ lệ thành công khi đầu tư tiền điện tử. Vậy lệnh stop limit là gì?

Giới thiệu tổng quát về lệnh stop limit

Lệnh stop limit là gì?

Lệnh stop limit (lệnh giới hạn dừng) là sự kết hợp giữa lệnh dừng (stop order) và lệnh giới hạn (limit order), được dùng để cắt lỗ ở mức giá giới hạn (limit price) khi giá thực tế trên thị trường chạm ngưỡng giá dừng (stop price). Nói cách khác, khi giá trên thị trường chạm mốc giá dừng, lệnh stop limit sẽ được kích hoạt và trở thành lệnh sell limit hoặc buy limit một loại tài sản kỹ thuật số bất kỳ.

lenh-stop-limit-la-gi

Hầu hết, các sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên thị trường hiện nay như Binance, Huobi, OKEx, Poloniex, KuCoin,…đều hỗ trợ lệnh này. Đây là một trong cách lệnh quan trọng mà trader cần nắm rõ để giảm thiểu tổn thất khi đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử.

Ưu điểm và nhược điểm của lệnh stop limit

Ưu điểm

  • Các nhà đầu tư đều được bảo vệ an toàn trước những biến động bất thường và đột ngột của thị trường tiền ảo.
  • Quản lý, kiểm soát việc mua – bán, lời – lỗ dễ dàng hơn.
  • Lệnh stop limit không giới hạn về lợi nhuận thu được cũng như giá trị khi định giá.
  • Làm chủ được quỹ thời gian và ứng biến chủ động ngay cả khi thị trường biến động.
lenh-stop-limit-la-gi

Nhược điểm

  • Chỉ thực sự hiệu quả đối với thị trường biến động ở mức vừa và nhỏ.
  • Trader sẽ lỗ nặng khi thị trường giảm mạnh và dễ rơi vào tình thế bị động.
  • Phụ thuộc nhiều vào khả năng áp giá, thời điểm đặt lệnh.
  • Lệnh stop limit chỉ có tác dụng khi thỏa điều kiện.

Khi nào nên đặt lệnh stop limit?

Lệnh stop limit được xem như một công cụ quản trị rủi ro cần thiết trong đầu tư. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp khi bạn muốn mua hoặc bán coin ở mức giá mong muốn, đặc biệt đối với những trader không có nhiều thời gian cho việc quan sát, theo dõi biến động một cách sát sao.

Bên cạnh đó, lệnh stop limit cũng thường được dùng để bán coin, chốt lời khi đạt được mục đích giao dịch. Hay khi người dùng áp lệnh mua vào thời điểm tài sản đã bị phá vỡ mức kháng cự, chuẩn bị bắt đầu cho một chu kỳ giá mới.

Tại sao nên sử dụng lệnh stop limit?

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để chứng minh cho tầm quan trọng của lệnh stop limit như:

  • Nhà đầu tư sẽ mua hoặc bán coin ở mức giá kỳ vọng hoặc tốt hơn.
  • Loại bỏ hoàn toàn thiệt hại là điều không thể, nhưng ít nhất lệnh sẽ giúp giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất.
  • Giúp các nhà đầu tư cảm thấy phần nào an tâm khi thị trường biến động.
  • Tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc theo dõi thị trường.
  • Bảo về nguồn vốn được an toàn và gia tăng lợi nhuận thu được.
lenh-stop-limit-la-gi

Giải thích cơ chế hoạt động của lệnh stop limit

4 yếu tố cơ bản khi đặt lệnh stop limit

Khi đặt lệnh stop limit, nhà giao dịch cần quan tâm đến các yếu tố sau:

  • Stop price (giá dừng): đây là mức giá kích hoạt lệnh khi giá thị trường chạm đến ngưỡng này.
  • Limit price (giá giới hạn): đây là mức giá mua – bán coin khi giá thị trường chạm mức stop price.
  • Amount: số lượng coin muốn bán với mức giá giới hạn khi giá thực tế chạm ngưỡng dừng.
  • Total: tổng chi phí phải trả (khi thua lỗ) hay nhận được (khi có lời) khi lệnh stop limit được thực hiện với mức giá và số lượng như trên.

Lưu ý: thông thường limit price sẽ thấp hơn và thấp hơn một khoảng chênh lệch không quá lớn đối với stop price. Vì nếu giá giới hạn càng cách xa giá dừng, nhà đầu tư sẽ chịu lỗ càng nặng khi thị trường biến động xấu.

Phân tích cụ thể khi đặt lệnh stop limit

Bạn có thể hiểu rõ hơn qua ví dụ dưới đây.

Bạn vừa sở hữu một lượng BTC với mức giá hiện tại là 10 000USD. Bạn dự đoán sẽ thu về lợi nhuận lớn nếu giá tiếp tục tăng cao trong thời gian tới lên 15 000 USD (giá có thể giảm xuống mức 8000 USD rồi lại tăng). Thế nhưng, bạn cũng suy nghĩ đến rủi ro giá có thể tuột dốc không phanh. Trong tình huống này, bạn sẽ chọn 1 trong 2 trường hợp đặt lệnh stop limit như sau.

Trường hợp 1: “Bắt đáy”

  • Stop price: 8000
  • Limit price: 8001
  • Amount: số lượng BTC bạn dự định mua.
  • Total: tổng chi phí phải trả để mua số BTC trên.

Buy BTC → Place order.

Ở trường hợp này, khi giá thị trường giảm xuống mức 8000 USD, hệ thống sẽ tự động kích hoạt lệnh stop limit và tìm số lượng BTC bạn muốn mua với giá 8001.

Tại sao người dùng lại mua ở mức giá cao hơn khi thị trường giảm? Vì bạn dự đoán rằng giá vẫn sẽ còn tăng trở lại lên đến 15 000 USD, nên khi thị trường giảm còn 8000 USD, bạn sẽ tiết kiệm được (2000 x số lượng) USD thay vì mua với mức giá 10 000 như ban đầu. Sau đó, khi giá tăng trở lại, bạn có thể bán ra để kiếm được khoảng thu nhập khổng lồ.

Lưu ý: đối với trường hợp này, lệnh sẽ được kích hoạt khi và chỉ khi limit price cao hơn stop price. Khoảng chênh lệch càng ít, bạn sẽ tiết kiệm được càng nhiều tiền.

lenh-stop-limit-la-gi

Trường hợp 2: “Cắt lỗ”

  • Stop price: 8000
  • Limit price: 7999
  • Amount: số lượng BTC bạn dự định bán.
  • Total: tổng số tiền bạn nhận được khi bán số BTC ở trên.

→ Sell BTC → Place order.

Đây là trường hợp mà không bất kỳ trader nào muốn đối mặt, vì thực chất khi áp dụng trường hợp này là lúc thị trường chuyển biến xấu. Khi giá thị trường giảm xuống còn 8000 USD hoặc hơn, lệnh stop limit sẽ được kích hoạt và bán một lượng BTC đã đặt với mức giá 7999 USD.

Điều này sẽ tránh khi giá giảm ngày càng mạnh, thiệt hại ngày một nhiều.

Lưu ý: đối với trường hợp này, lệnh sẽ được kích hoạt khi và chỉ khi limit price thấp hơn stop price. Khoảng chênh lệch càng ít, tổn thất bạn gánh chịu càng ít.

Một vài chiến lược cần lưu ý khi đặt lệnh stop limit

  • Để đặt lệnh hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý những chiến lược sau:
  • Nghiên cứu biến động thị trường, không để stop price và limit price chênh lệch quá xa.
  • Lựa chọn tài sản có tính thanh khoản phù hợp để tránh tình trạng trượt giá.
  • Quan tâm đến mức hỗ trợ và mức kháng cự của tài sản để áp giá dừng phù hợp.

Trên đây là các chia sẻ về lệnh stop limit cũng như các khía cạnh liên quan mà bài viết tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với chiến lược đầu tư tiền điện tử của bạn. Nếu bạn thấy thích, hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức bổ ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!

CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

Những câu hỏi thường gặp

Làm thế nào đã xác định được lệnh đã được đặt thành công hay chưa?

Bạn có thể vào mục Query Existing Order để kiểm tra các lệnh đang đặt hoặc theo dõi My 24h Order History để xem lại lịch sử đặt lệnh trong 24 giờ qua.

Có những loại lệnh chính nào trên sàn giao dịch?

Có 3 loại lệnh lớn là lệnh giới hạn (limit order), lệnh thị trường (market order) và lệnh dừng lại (stop order) với nhiều loại lệnh nhỏ bên trong.

Lệnh stop limit thường dùng để làm gì?

Chủ yếu, lệnh sẽ được dùng để “chốt lời”, “bắt đáy”, “cắt lỗ”. Tuy nhiên, chốt lời thường sẽ được nhà đầu tư quyết định để tối ưu hóa lợi nhuận thay vì đặt lệnh.

Stop loss và stop limit có phải là một hay không?

Thực chất, stop loss tương tự như stop limit nhưng như tên gọi của lệnh, stop loss chủ yếu được dùng để cắt lỗ, dừng lỗ trong giao dịch. 5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cách Sử Dụng Stop Limit