Lệnh Stop Loss Và Take Profit Trong Thị Trường Forex Là Gì ?
Có thể bạn quan tâm
Take Profit và Stop Loss là 2 khái niệm cơ bản mà bất kỳ một nhà giao dịch Forex nào cũng phải biết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn lệnh Take Profit (TP), Stop Loss (SL) và nó có quan trọng trong những lần giao dịch của chúng ta hay không?
Mục Lục
Take Profit và Stop Loss là gì?
Take Profit là gì?
Take Profit là lệnh chốt lời được các nhà giao dịch sử dụng. Đây là lệnh dùng để xác định điểm chốt lời, được các nhà đầu tư cài đặt sẵn nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong giao dịch.
lệnh chốt lời trong giao dịch của bạn tại một mức giá kì vọng được bạn tự thiết lập và có thể thay đổi . Khi lệnh chốt lời của bạn được thực hiện trên một giao dịch thì giao dịch đó được đóng theo giá thị trường hiện tại .
Stop Loss là gì?
Stop Loss là lệnh cắt lỗ được các nhà giao dịch sử dụng. Đây là lệnh dùng để xác định điểm cắt lỗ, được các nhà đầu tư cài đặt sẵn nhằm hạn chế thua lỗ trong giao dịch.
Lệnh cắt lỗ trong giao dịch của bạn tại một mức giá kì vọng được bạn tự thiết lập và có thể thay đổi. Khi lệnh cắt lỗ của bạn được thực hiện trên một giao dịch thì giao dịch đó được đóng theo giá thị trường hiện tại.
Cách cài đặt mức Take Profit và Stop Loss trên Meta Trader 4
Cách 1: Chỉnh lệnh Stop loss và Take Profit trực tiếp tại cửa sổ New Oder
Đối với vào lệnh giá hiện tại thì bước đầu tiên bạn chọn New Order trên thanh Menu. Sau đó bạn sẽ thấy một cửa sổ hiện ra, sẽ có dòng số 2 là “stop loss” và “take profit”, ở đây bạn sẽ tùy chỉnh mức giá theo ý muốn của bạn. Tiếp đến là bạn sẽ bấm vào dòng thứ 3 là buy (mua) hoặc sell (bán).
Còn đối với lệnh chờ, bạn vẫn vào mở cửa sổ của New Order lên. Tiếp theo bạn sẽ chọn mức dừng lỗ chốt lời ở dòng số 2. Bạn chọn loại lệnh là lệnh chờ ở dòng số 3. Dòng số 4 bạn sẽ chọn mức giá chờ mua hoặc bán.
Ví dụ về việc đặt lệnh chờ có cài sẳn stop loss và take profit:
Đặt lệnh chờ bán ở 1.1770 và stop loss ở 1.1790, take profit 1.1730.
Và vạch giá đã hiển thị bao gồm 3 vạch:
- Vạch đỏ trên: Stop loss
- Vạch xanh: Lệnh chờ
- Vạch đỏ dưới: Take profit
Lưu ý ở lệnh chờ này thì giá phải khớp vạch xanh thì 2 lệnh stop loss và take profit mới có hiệu lực.
Bạn sẽ thấy ký hiệu “sl” vạch đỏ trên và “tp” ở vạch đỏ dưới. Thì “sl” là viết tắt của Stop loss, “tp” là viết tắ của Take profit.
Cách 2: Đặt lệnh Stop loss và Take Profit bằng cách kéo vạch vào lệnh
Cách này chỉ sử dụng cho lệnh đã vào. Có nghĩa là lệnh chờ sẽ không sử dụng được.
Bước đầu tiên bạn sẽ vào lệnh Sell hoặc là Buy. Với trường hợp dưới đây tôi sẽ vào lệnh Sell.
Bạn đã thấy một vạch xanh lệnh Sell đã vào. Bước tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng con trỏ click đè vào vạch xanh đó rồi kéo để hình thành lệnh Stop loss và Take profit.
Đối với lệnh Sell thì khi bạn kéo lên sẽ là Stop loss, còn kéo xuống là Take profit. Sau khi bạn kéo xong sẽ có hình như bên dưới:
Sau khi bạn kéo đến điểm bạn mong muốn. Bạn vẫn có thể thay đổi 2 vạch đỏ (stop loss, take profit) được một cách dễ dàng bằng cách kéo 2 vạch đỏ đó.
Với cách này bạn sẽ khó để kéo được chính xác mưc giá bạn mong muốn, biên độ sai lệch càng lớn ở khung thời gian càng lớn.
Cách 3: Chỉnh Stop loss và Take Profit trong bảng lệnh
Đây là cách chỉnh mức giá Stop loss hay Take profit ở mức giá chính xác mà bạn mong muốn.
Bước đầu tiên bạn chọn bảng lệnh hoặc bấm tổ hợp phím “Ctrl+T”
Sau đó bạn click 2 lần vào dòng lệnh bạn muốn thay đổi giá.
Một cửa sổ thông tin lệnh đó hiện ra. Bạn sẽ thấy 2 ô stop loss và take profit, ở đây bạn có thể điền mức giá bạn mong muốn một cách chính xác nhất.
Cuối cùng bạn bấm vào “Modify”, lệnh sẽ được thay đổi thông tin.
Sử dụng lệnh Stop loss và Take Profit sao cho hiệu quả cao
Stop loss sao cho hiệu quả
Việc đầu tiên bạn cần xác định khi vào lệnh đó chính là điểm Stop loss, vì đây là việc quan trọng nhất hơn cả việc bạn sẽ Take profit ở đâu.
Thường những điểm bạn có thể đặt lệnh Stop loss đó chính là bên dưới đáy hoặc đỉnh của tín hiệu vừa được tạo ra. Bạn xem ví dụ về lệnh Sell cặp USD/CAD bên dưới đây:
Sau khi tín hiệu Pinbar giảm tốt ở khung thời gian H4, bạn sẽ vào lệnh Sell. Còn vị trí đặt lệnh Stop loss tốt nhất là bên trên đuôi nến Pinbar đó 2-3pip. Lý do cho việc này là để tránh sự co giãn Bid/Ask xảy ra sẽ làm lệnh bạn bị đóng khi giá chưa thực sự phá đỉnh.
Việc bạn cố định đặt Stop loss bao nhiêu pip sẽ không khả thi trong giao dịch Forex. Chính bởi ở mỗi cặp tiền và mỗi giai đoạn thị trường sẽ có những biên độ sóng mạnh, yếu khác nhau. Nên để có điểm Stop loss tốt thì bạn phải dựa vào nến hoặc mô hình nến đảo chiều xuất hiện.
Với ví dụ bên trên điểm Stop loss cách lệnh vào là 48pip. Nhưng ở ví dụ dưới đây là tận 80pip, dù tín hiệu là giống y hệt nhau.
Nên việc bạn cố định số pip bao nhiêu Stop loss sẽ mang lại rủi ro nhất định cho lệnh giao dịch của bạn.
Và lưu ý quan trọng nhất là bạn không nên nới rộng điểm Stop loss ra xa điểm vào hơn. Vì khi bạn làm điều đó nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ cả tài khoản. Hãy giữ nguyên kế hoạch lệnh ban đầu mình đặt ra, đừng cố thay đổi quá nhiều.
Bạn vẫn có thể thay đổi mức Stop loss của mình tiền về hòa vốn hoặc có lời khi thị trường đã đi mạnh đúng theo hướng bạn dự đoán.
Take profit sao cho hiệu quả
Khi bạn đã có được điểm đặt Stop loss hợp lý thì việc bạn đặt điểm Take profit trở nên đơn giản hơn.
Thông thường nhiều nhà đầu tư sẽ chọn phương pháp đặt lệnh R:R (1:1, 1:2, 1:3,…) có nghĩa là Risk/Reward. Là nếu bạn bỏ ra 1 đồng rủi ro, bạn sẽ kỳ vọng lấy được từ 1 đồng hoặc hơn thế nữa.
Nên nếu bạn đặt Stop loss ở ví dụ bên trên là 48pip thì bạn sẽ kỳ vọng chốt lời từ 48pip trở lên có thể là 96pip hay 150pip. Việc đặt Take profit kiểu này sẽ phụ thuộc vào bạn đặt Stop loss bao nhiêu.
Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư họ sử dụng những vùng cản hay hổ trợ mạnh để đặt lệnh chốt lời ngay đó,
Khi họ phán đoán ở tại vùng giá đó sẽ có sự đảo chiều thì sẽ đặt lệnh Take profit, như bạn đã thấy khi chốt lời và giá đang có sự tăng trở lại. Nếu xét theo tỉ lệ R:R thì nó đã đạt được 1:5, một lệnh giao dịch vô cùng tuyệt vời.
Bạn cũng có thể sử dụng công cụ như đường MA, Ichimoku, Bollinger Band, RSI….
Dưới đây là ví dụ về việc sử dụng Bollinger Band chốt lời.
Sau khi giá quay về chạm Band dưới chúng ta cũng có thể đã chốt lời được rồi. Vì giá rất dễ đảo chiều tại những vị trí như vậy.
Tổng kết
Việc bạn sử dụng Stop loss hay Take profit một cách có kỷ luật sẽ mang lại cho bạn những lợi thế vô cùng to lớn.
Ưu điểm có thể kể đến đầu tiên đó chính là quản lý được tâm lý của bạn. Tránh việc tiệc lệnh mà liên tục dời Stop loss ra xa hơn hoặc không chốt lời để cho giá quay lại chốt lỗ. Đấy là những điều vô cùng đáng tiếc mà nhiều nhà giao dịch Forex hay mắc phải.
Hãy thực sự kỷ luật với bản thân, không nên thay đổi quá nhiều khi lệnh đã được đưa vào thị trường. Nó có thể có lợi nhất thời những sẽ bất lợi cho sau này.
Chúc bạn giao dịch thật thành công!
5/5 - (3 bình chọn)(Visited 1.149 times, 1 visits today)Từ khóa » Sl Tp Là Gì
-
Làm Thế Nào để đặt Lệnh Take- Profit? - FBS
-
TP SL Forex Là Gì? Tại Sao Nên đặt Lệnh TP Và SL
-
Tp Sl Forex Là Gì?Tại Sao Nên Đặt Lệnh Take Profit Và Stop Loss
-
Lệnh TP/SL Limit (Lệnh Chiến Lược) Là Gì Và Câu Hỏi Thường Gặp
-
TP Và SL Forex Là Gì? Cách đặt TP Và SL Hiệu Quả?
-
Sl TP Là Gì - Thả Rông
-
[PDF] CÂU HỎI THƯỜNG GẶP LỆNH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ STOP LOSS ...
-
Top 20 Lệnh Sl Và Tp Là Gì Mới Nhất 2021
-
Tp Là Gì ? Tại Sao Nên Đặt Lệnh Tp Và Sl Lệnh Chốt Lời (Take
-
TP SL Forex Là Gì? Tại Sao Nên đặt Lệnh TP Và SL - Diễn đàn CADViet
-
MT4: Cắt Lỗ, Chốt Lời Và Công Cụ Dời Lỗ (Trailing Stop) | XTB
-
Tp Sl Forex Là Gì Và Những điều Cần Biết
-
Hướng Dẫn Cách đặt Take Profit (TP) Và Stop Loss (SL) Trong Giao ...
-
Take Profit Là Gì? Cách đặt TP Giúp Tối đa Hóa Lợi Nhuận Cực Dễ