Lens Máy ảnh Bị Mốc, Rễ Tre - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ống kính máy ảnh bị mốc, rễ tre là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai đam mê chụp ảnh và sưu tầm máy ảnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra nấm mốc, cách lau ống kinh bị mốc hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính [ Ẩn ]

  • Nấm mốc ống kính là gì?
    • Biểu hiện, cách nhận biết lens bị mốc
    • Nguyên nhân gây ra nấm trên ống kính
    • Ảnh hưởng của lens máy ảnh bị nấm mốc, rễ tre
  • Cách xử lý lens máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc
    • Dùng tia UV khi bị nhẹ
    • Dung dịch hydrogen peroxide cho trường hợp bị nặng
  • Cách vệ sinh ống kính máy ảnh chống mốc
    • Bảo quản trong hộp chống ẩm hoặc tủ chống ẩm chuyên dụng
    • Hạn chế vệ sinh máy ảnh bằng bình xịt khí nén
    • Thói quen vệ sinh ống kính, máy ảnh sau mỗi lần sử dụng

Nấm mốc ống kính là gì?

Ống kính bị mốc, hoặc ố mốc là loại nấm thường xâm nhập vào trong ống kính máy ảnh. Ban đầu, các loài vi sinh vật này chỉ là một vài bào tử. Sau khi chúng nhân lên và lan rộng ra, nấm mốc trở thành một vấn đề nan giải cho các nhiếp ảnh gia.

Nấm mốc ở ống kính máy ảnh là gì?

Nấm mốc ở ống kính máy ảnh là gì?

Biểu hiện, cách nhận biết lens bị mốc

Trong tự nhiên, các bào tử nấm siêu nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải soi qua kính hiển vi. Tuy nhiên, chúng lại hiện diện ở khắp nơi, từ không khí mà con người đang hít thở, cho tới mọi bề mặt ta chạm vào. Vì vậy, bạn cần chấp nhận một thực tế rằng vi khuẩn nấm có thể phát triển ở mọi nơi, trong đó có cả ống kính hay phần cảm biến của máy ảnh.

Thông thường, các mảng nấm (được gọi là mốc rễ tre) mà mắt thường nhìn thấy trên lens chính là phần rễ của chúng. Từ một bào tử ban đầu, các mảng rễ này sẽ lan ra khắp nơi để thu thập dinh dưỡng, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng.

Sau khi nguồn dinh dưỡng bị cạn kiệt, nấm mốc sẽ không còn năng lượng để nuôi tế bào, sau đó sẽ chết và bỏ lại “xác” tại chính vị trí mà chúng sinh sôi. Ngược lại, nếu môi trường cung cấp dinh dưỡng dồi dào, nấm mốc sẽ phát triển mạnh mẽ, thậm chí có thể che kín toàn bộ cả bề mặt thấu kính hoặc cảm biến, sau đó lây lan sang các thiết bị khác.

Để nhận biết lens máy ảnh bị mốc khá đơn giản. Khi bạn nhìn thấy từng mảng đốm lạ trên các thành phần thủy tinh của ống kính nhưng không phải bụi, hơi nước ngưng tụ hay vết nứt, thì gần như đây là khu vực nấm phát triển. Để kiểm tra ống kính bị mốc, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Tháo ống kính máy ảnh ra khỏi thân máy.
  • Bước 2: Tháo nắp ống lens ở trước và sau ra.
  • Bước 3: Nhận nguồn sáng. Chiếu đèn pin điện thoại sẽ giúp việc kiểm tra hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 4: Giữ nguồn sáng lên đến một đầu của ống kính, trong khi đó bạn sẽ nhìn ở đầu còn lại.
  • Bước 5: Kiểm tra các thành phần thủy tinh trong ống lens xem có gì giống nấm mốc không.

Cách loại nấm, rễ tre không phải loại nào cũng giống nhau. Dưới đây là một số loại nấm mốc thường xuất hiện trên lens máy ảnh.

  • Mốc rễ tre: Đây là mô hình cổ điển của một loài sinh vật phân nhánh yếm khí và phát triển trên các bề mặt của thấu kính, lan rộng dần để tìm kiếm nhiều chất dinh dưỡng hơn. Hầu hết, loại nấm này có dạng dài hình rễ tre, số ít có dạng chân vịt. Nấm chỉ bán trên bề mặt, lâu dần sẽ ăn vào lớp bên trong, khiến lens bị hỏng hoàn toàn.
  • Nấm ố: Không giống như các đốm bụi đơn giản, nấm ố thường có quầng xung quanh, khiến ống kính bị mù đục. Khi kiểm tra các điểm bằng ánh sáng từ các nhiều góc độ khác nhau, bạn sẽ có thể biết rõ ràng những mảng mốc.
  • Nấm sương mù: Đây là hiện tượng bề mặt của thấu kính bị bao phủ một lớp sương mù. Nguyên nhân là do thấu kính bị ẩm quá nặng, hoặc khi để trong môi trường có độ ẩm cao, lâu ngày khiến hơi ẩm không thoát ra ngoài được, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Xem thêm:

  • 10 cách bảo quản máy ảnh cơ bản dành cho người mới

Các dạng nấm mốc phổ biến trên ống kính

Các dạng nấm mốc phổ biến trên ống kính

Nguyên nhân gây ra nấm trên ống kính

Về cơ bản, vi khuẩn nấm mốc phát triển từ các bào tử và những yếu tố giúp cho quá trình này là thiếu ánh sáng mặt trời, nguồn dinh dưỡng và hơi ẩm. Trong đó nguồn dinh dưỡng là yếu tố giúp nấm mốc sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Chất dinh dưỡng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như khoáng chất sử dụng cho thấu kính, các tế bào chết hoặc sợ sinh học... Việc loại trừ các thành phần này gần như là điều bất khả thi trong quá trình sử dụng hàng ngày, bởi ngay cả dầu bôi trơn cho các thành phần trong ống kính, hay lớp sơn phủ bề mặt cũng chứa “nguồn dinh dưỡng” cho loại ký sinh khó chịu này.

Bên cạnh đó, độ ẩm khí hậu ở Việt Nam cũng là yếu tố thứ hai khiến sự sinh trưởng của nấm mốc càng mạnh mẽ hơn. Dù việc phòng tránh lens bị mốc là điều không thể nhưng nếu chặn đi sự kết hợp nguồn sinh dưỡng, một mình hơi ẩm sẽ khó để nấm mốc sinh trưởng. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình sử dụng, người dùng vô tình “kết duyên” hai yếu tố lại với nhau, khiến nấm mốc phát triển.

Nấm mốc cũng có thể xâm nhập vào ống kính thông quá các hạt bụi trong không khí. Nhờ độ ẩm kết hợp với các chất dinh dưỡng từ ống kính, nấm mốc càng phát triển và lây lan rộng hơn.

Thử hình dung bạn thổi bụi trên ống kính bằng miệng theo thói quen, dù không thấy bằng mắt thường nhưng một cú thổi đó cũng có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nấm mốc, “phủ” lên bề mặt thấu kính và cảm biến. Thậm chí, việc làm này có thể đẩy bụi vào các ngóc ngách bên trong ống kính.

Sau khi phát triển trên bề mặt ống kính, chúng có thể xâm nhập sâu hơn vào nhiều nơi trong ống kính. Với một số lens góc rộng, việc zoom ra vào sẽ bơm một lượng không khí vào bên trong kết cầu phần cứng, nhờ đó bụi cùng các tạp chất sẽ theo cùng, giúp nấm sinh trưởng bên trong.

Thực tế nấm mốc không lây lan theo kiểu “nhảy” từ thiết bị này sang thiết bị khác như nhiều người hình dung. Theo đó, các bào tử nấm luôn có mặt trong không khí, đồng nghĩa rằng nếu như ống kính bị nấm mốc, bạn cần ngay lập tức kiểm tra tất cả các vật dụng của mình. Nếu xuất hiện ở một vài thiết bị, cần cải thiện tình trạng thay vì cách ly theo thói quen.

Yếu tố cuối cùng khiến lens bị mốc là sự thiếu hụt ánh nắng mặt trời. Đối với những người đam mê nhiếp ảnh, dân chơi máy ảnh chuyên nghiệp, chắc hẳn “gia tài” của họ khá đồ sộ. Và tất nhiên, không phải lúc nào họ cũng sử dụng tới tất cả số máy ảnh và ống kính đang có.

Việc cất giữ các thiết bị trong tủ gỗ, túi xách, hoặc ngăn kéo... để tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời trong thời gian dài sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn nấm phát triển. Vì thế, người dùng cần bảo quản ống kính, máy ảnh trong hộp hoặc tủ chống ẩm chuyên dụng để ngăn ngừa hiện tượng nấm mốc này.

Ảnh hưởng của lens máy ảnh bị nấm mốc, rễ tre

Ống kính bị mốc là vấn đề khiến nhiều dân chơi máy ảnh phải đau đầu tìm cách giải quyết. Nấm mốc ống kính là vấn đề nghiêm trọng bởi nó sẽ cản trở ánh sáng truyền đến bộ cảm biến của máy ảnh hoặc máy quay. Tùy độ vào mức độ nghiêm trọng và vị trí nấm mốc phát triển, mà chất lượng hình ảnh giảm nhẹ đến một ống kính hoàn toàn không sử dụng được.

Trong trường hợp nhẹ, nấm mốc chỉ vừa phát triển, ống kính của bạn có thể bị giảm độ tương tác một chút, hoặc bị lóa ở một số điều kiện ánh sáng nhất định. Tuy nhiên, ở trường hợp nghiêm trọng hơn, nấm mốc sẽ khiến độ tương phản của máy ảnh thấp, các khu vực bị mất nét hoặc thậm chí là các phần hình ảnh bị chặn là điều dễ xảy ra.

Thế nhưng sự giao thoa của ống kính với ánh sáng chưa phải là vấn đề duy nhất. Khi nấm mốc ăn, chúng sẽ tiết ra một loại axit gây hại cho lớp phủ bảo vệ của thấu kính một cách nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và loại bỏ kịp thời, chúng sẽ càng phát triển và ăn lớp phủ bảo vệ này. Tệ hơn cả, nấm mốc phát triển tiết ra hợp chất từ các đoạn rễ có thể làm hỏng hoàn toàn lớp tráng thấu kính và cảm biến, từ đó có thể gây hỏng vĩnh viễn thiết bị.

Lớp phủ bảo vệ lens thông thường có chức năng ngăn ngừa hiện tượng flare và ghost, xuất hiện khi làm việc trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc ngược sáng. Nhờ vậy mà cải thiện độ sắc nét, sống động của hình ảnh. Vì thế, khi lớp phủ này không còn, chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm rõ rệt, đặc biệt trong trường hợp chụp ngược sáng.

Bất kể ống kính của bạn bị mốc nhiều hay ít, một khi kính đã bị khắc, nó sẽ không thể được sửa chữa hoàn toàn. Chính vì vậy, người dùng cần phải khắc phục càng sớm càng tốt. Bởi nấm mốc là một loài vi sinh vật sống, nếu không kiểm soát được, nó sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng gây ra nhiều vấn đề.

Ngoài ra, nấm mốc còn khiến lens máy ảnh bị mờ, và người chụp sẽ không thể quan sát được chính xác hình ảnh mình đang chụp, dẫn đến kết quả hình ảnh không như mong đợi. Bên cạnh đó, nấm mốc, rễ tre cũng giảm đi giá trị bán lại của bất kỳ model máy ảnh hay ống kính nào. Chắc chắn rằng, người mua sẽ không muốn mua một lens bị rễ tre hoặc nấm mốc với mức giá cao.

Cách xử lý lens máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc

Khi phát hiện thấy lens máy ảnh bị mốc, điều đầu tiên bạn cần làm là tách ống kính đó ra khỏi tất cả các thiết bị kỹ thuật số khác. Việc này sẽ giúp phần nấm mốc không bị lây sang các thiết bị còn lại. Sau đó, bạn phải xác định xem mức độ nghiêm trọng của trường hợp này để đưa ra quyết định cho các bước tiếp theo.

Dùng tia UV khi bị nhẹ

Nếu tình trạng nấm mốc nhẹ, bạn có thể để ống kính tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời để tiêu diệt các loại nấm sống trên các thành phần kính. Mặc dù điều này không thể loại bỏ được bất cứ thứ gì trên bề mặt kính, nhưng có thể ngăn nấm phát triển tồi tệ hơn.

Bạn có thể phơi thiết bị dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, tia UV sẽ chiếu qua ống kính và tiêu diệt nấm mốc. Hoặc người dùng sử dụng các loại đèn UV được dùng phổ biến trong bệnh viện hoặc các cơ sở y tế cố phổ từ 200 - 280 nanomet (nm). Mức phổ quang này giúp tiêu diệt được nấm mốc bên trong ống kính một cách hiệu quả.

Ngoài nguồn UV từ ánh nắng mặt trời, bạn có thể sử dụng đèn UV-C diệt khuẩn với bước sóng ≈ 254 nm. Bởi các loại đèn UV thông thường chỉ có bước sóng UV-A / UV-B không đủ để ngăn sự phát triển của vi khuẩn nấm.

Sử dụng đèn UV hoặc ánh nắng trực tiếp để ngăn sự phát triển của nấm

Sử dụng đèn UV hoặc ánh nắng trực tiếp để ngăn sự phát triển của nấm

Để khử trùng phía trong của ống kính, bạn mở các lá khẩu của ống kính, sau đó phơi dưới ánh nắng để tia UV chiếu qua trong ít nhất 45 phút. Bạn cần đảm bảo trước đó đã loại bỏ tất cả bộ lọc UV ra khỏi mặt trước của ống kính. Nếu bạn sử dụng đèn diệt khuẩn, làm theo các hướng dẫn của nhà sản xuất và chú ý không được nhìn trực tiếp bằng mắt thường.

Một lưu ý khi sử dụng ánh sáng mặt trời là cần đảm bảo rằng lens không tập trung ánh sáng vào đồ vật dễ cháy phía sau nó. Tránh đặt ống kính dưới ánh mặt trời quá lâu, khiến chúng quá nóng, có thể gây dính lá khẩu.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không thể tiêu diệt được hết nấm mốc bên trong ống kín; luôn có một số bào tử nấm còn sống trong vỏ nhựa, kim loại của thấu kính và các thành phần khác khi ánh sáng không thể chiếu đến.

Có thể lau ống kính máy ảnh bị mốc không? Khi phát hiện máy ảnh hoặc ống kính bị mốc, nếu trường hợp bị trên bề mặt ngoài, bạn có thể tự lau ống kính máy ảnh ở nhà được.

Trong trường hợp lens bị mốc quá nặng, bạn nên cần đến các dịch vụ khử mốc ống kính hoặc đưa đến cơ sở uy tín để được vệ sinh lens máy ảnh. Nếu lens bị rễ tre, ẩm mốc quá nặng, có thể sẽ không tiếp tục sử dụng được nữa, bạn nên thay kính lens máy ảnh và tìm hướng bảo quản đúng đắn nhất.

Dung dịch hydrogen peroxide cho trường hợp bị nặng

Khi lens máy ảnh bị mốc nghiêm trọng hơn, lựa chọn duy nhất là mở ống kính ra và làm sạch chúng thật kỹ lưỡng.

Trước khi thực hiện vệ sinh lens rễ tre, bạn cần tháo rời các bộ phận của ống kính, lưu ý cất giữ các con vít nhỏ cẩn thận. Trong quá trình làm sạch, cần đảm bảo không lau ống kính máy ảnh bị mốc quá mạnh, hoặc sử dụng dung dịch hydrogen peroxide quá mạnh.

Lau hoặc những ống kính máy ảnh bị mốc vào hydrogen peroxide

Lau hoặc những ống kính máy ảnh bị mốc vào hydrogen peroxide

Đối với những vết nấm mốc cứng đầu, người dùng có thể nhúng các bộ phận của lens vào dung dịch hydrogen peroxide trong khoảng 30 phút. Tuy nhiên, bạn nên nhớ làm sạch hoàn toàn dung dịch sau khi ngâm xong, tránh tình trạng ăn mòn dần lớp phủ thấu kính của lens.

Tuy nhiên, lens máy ảnh có rất nhiều bộ phận, bạn không thể tự thực hiện tại nhà được, lựa chọn tốt nhất là thuê dịch vụ khử mốc ống kính, hoặc đến trung tâm bảo hành để được vệ sinh máy ảnh hiệu quả nhất.

Hoặc bạn có thể lên mạng tìm hiểu các cách vệ sinh lens máy ảnh tại nhà khi bị ố mốc. Tuy nhiên, kết quả của nó sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng nấm mốc, độ phức tạp của ống kính và cả kỹ năng kỹ thuật của bạn. Ví dụ như ống kính zoom sẽ có cấu tạo phức tạp hơn so với ống kính có một tiêu cự.

Cách vệ sinh ống kính máy ảnh chống mốc

Bảo quản trong hộp chống ẩm hoặc tủ chống ẩm chuyên dụng

Để bảo quản thiết bị an toàn tuyệt đối khỏi sự xâm nhập của nấm mốc, hộp/tủ chống ẩm là phương pháp tối ưu nhất. Các sản phẩm này thường đi kèm với ẩm kế, cho biết độ ẩm bên trong, bạn có thể theo dõi thường xuyên để biết được tình trạng. Nếu điều kiện tài chính hạn chế, hoặc chỉ bảo quản ít máy ảnh, bạn cũng có thể lựa chọn hộp chống ẩm để cất giữ.

Xem thêm:

  • Tủ chống ẩm giá rẻ - Top 99+ model tủ chống ẩm đang bán chạy nhất hiện nay

Sử dụng tủ chống ẩm để bảo quản thiết bị khỏi nấm mốc

Sử dụng tủ chống ẩm để bảo quản thiết bị khỏi nấm mốc

Hạn chế vệ sinh máy ảnh bằng bình xịt khí nén

Khi vệ sinh ống kính máy ảnh bằng bình xịt khí nén, lực đẩy của khí có thể khiến các loại tạp chất càng lọt vào sâu bên trong hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các bóng khí kết hợp với khăn lau chuyên dụng.

Việc sử dụng khăn mềm để lau ống kính máy ảnh bị mốc sẽ tránh trường hợp làm xước, mờ bề mặt kính. Dĩ nhiên, nếu cần vệ sinh ống kính phía ngoài hoặc thân máy ảnh, bạn có thể sử dụng bình khí nén nhưng cần phải lưu ý góc xịt phù hợp.

Thói quen vệ sinh ống kính, máy ảnh sau mỗi lần sử dụng

Đây là điều mỗi người dùng nên làm, đặc biệt là sau mỗi lần sử dụng ngoài trời mưa, những nơi có nhiều bụi bặm hoặc độ ẩm không khí cao. Lau ống kính máy ảnh bằng cái gì? Bạn có thể sử dụng khăn không sợi, mềm mịn để lau lens máy ảnh để tránh làm xước ống kính.

Thường xuyên vệ sinh, lau sạch ống kính máy ảnh

Thường xuyên vệ sinh, lau sạch ống kính máy ảnh

Người dùng cần lưu ý rằng thói quen cất thiết bị trong túi đi kèm là điều nên tránh, bởi chất liệu vải - mút của những loại túi này sẽ hút ẩm, bụi bẩn khi di chuyển và là môi trường lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Ngoài ra, cũng cần lưu ý các loại ống kính đã bị mở ra để vệ sinh sẽ rất dễ bị nấm mốc hơn nếu bạn không bảo quản cẩn thận sau đó.

Từ khóa » Cách Xử Lý ống Kính Máy ảnh Bị Mốc