Lịch Khám Thai định Kỳ đầy đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu

Khám thai định kỳ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua khám thai thường xuyên các bác sỹ sản khoa sẽ biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Từ đó giúp bà bầu có thai kỳ an vui và hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

Vậy thì, bạn đã biết rõ về lịch khám thai định kỳ hay chưa? Nếu chưa hãy cùng khám phá chi tiết ngay sau đây nhé!

Mục lục

Toggle
  • Tại sao cần khám thai định kỳ?
  • Lịch khám thai định kỳ đầy đủ
    • Khám thai lần 1 (6 – 8 tuần tuổi)
    • Lịch khám thai quan trọng (11 – 14 tuần tuổi)
    • Khám thai định kỳ lần 3 (16 tuần)
    • Lịch khám thai chuẩn (22 – 23 tuần)
    • Kiểm tra thai định kỳ khi thai 26 tuần tuổi
    • Kiểm tra chẩn đoán ngôi thai (tuần thứ 31 – 32)
    • Khám thai tuần 36 chẩn đoán thời gian sinh nở

Tại sao cần khám thai định kỳ?

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh HọaLịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh Họa

Tất cả các bà bầu đều cần được khám thai định kỳ bởi:

  • Khám thai định kỳ giúp bạn nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi. Ngoài ra bạn sẽ được bác sỹ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tuân thủ khám thai định kỳ còn giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong ở thai nhi xuống gáp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Thêm nữa ở các bà bầu thường xuyên khám thai bé cũng sẽ khỏe mẹnh hơn và có trọng lượng cao hơn.
  • Việc khám thai cần được thực hiện định kỳ bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Vậy thì lịch khám thai định kỳ như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Lịch khám thai định kỳ đầy đủ

Trong suốt thai kỳ chúng ta sẽ có những thời điểm quan trọng để kết quả khám thai đảm bảo chính xác và an toàn cho thai nhi. Theo các bác sỹ sản phụ khoa thì bà bầu sẽ có lịch khám thai theo các giai đoạn sau:

Khám thai lần 1 (6 – 8 tuần tuổi)

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh HọaLịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh Họa

Lịch khám thai lần đầu của chị em thường sau khi mất kinh 2 – 4 tuần. Khi này thai kỳ sẽ được khoảng 6 – 8 tuần. Lần khám thai này sẽ xác định xem bạn có thực sự mang thai hay không, thai nhi đã và tử cung của mẹ chưa? Đã có tim thai chưa?

Ngoài ra các bác sỹ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe bà bầu. Về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản đã từng gặp phải.

Đây cũng là thời điểm bác sỹ đưa ra dự báo về ngày sinh. Mẹ bầu cũng cần làm thêm các xét nghiệm xác định nhóm máu, đếm hồng bạch cầu. Để xem thai nhi có bị thiếu máu hay có bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục hay không.

Ngoài ra thai phụ cần làm thêm các xét nghiệm Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap.

Lịch khám thai quan trọng (11 – 14 tuần tuổi)

Đây là khoảng thời gian bác sỹ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy tốt nhất. Nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các bệnh: Down, dị dạng tim,… ở trẻ.

Trong đợt khám thai định kỳ này mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm 3D, 4D. Để phát hiện một số dị tật ở thai nhi như vô sọ, không xương mũi, khe hở thành bụng… Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể làm xét nghiệm Double test để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác ở thai nhi.

Khám thai định kỳ lần 3 (16 tuần)

Lần khám thai này là để phát hiện thai suy dinh dưỡng. Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của mẹ. Các bác sỹ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho bà bầu. Dựa trên tính trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sỹ yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Lịch khám thai chuẩn (22 – 23 tuần)

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh HọaLịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh Họa

Đây là mốc quan trọng để tầm soát lại các dị tật bất thường ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái sứt môi, hở hàm ếch, các dị dạng ở cơ quan nội tạng,… đều có thể phát hiện qua siêu âm. Từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra tư vấn, hướng can thiệp thích hợp nhất.

Đặc biệt đây cũng là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp. Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không dẫn tới sinh non.

Kiểm tra thai định kỳ khi thai 26 tuần tuổi

Siêu âm thai tuần thứ 26 sẽ phát hiện ra bất thường của thai phụ và thai nhi. Thời điểm này người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1. Đây là một mục không thể thiếu trong lịch khám thai định kỳ.

Kiểm tra chẩn đoán ngôi thai (tuần thứ 31 – 32)

Thai phụ sẽ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái sảy ra muộn ở thai nhi. Nhận biết tình trạng thai phát triển trong tử cung.

Khi này thai phụ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2. Bác sỹ cùng sẽ tiến hành chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa thai nhi và khung chậu của người mẹ. Từ đó dự đoán kỳ sinh dễ hay khó và có những nguy cơ gì. Thêm nữa những thai kỳ có nguy cơ cao sẽ được phát hiện và cho nhập viện sớm trước ngày dự sinh.

Khám thai tuần 36 chẩn đoán thời gian sinh nở

Lịch khám thai lần này là để dự đoán thời gian sinh nở. Cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi vào những tuần cuối của thai kỳ.

Bác sỹ sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh hay tư vấn các vấn đề dinh dưỡng nếu trọng lượng thai nhi cần đáp ứng được cân nặng chuẩn.

Lịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh HọaLịch Khám Thai Định Kỳ Đầy Đủ Nhất Dành Cho Bà Bầu Ảnh Minh Họa

Trên đây chính là những chia sẻ về lịch khám thai định kỳ đầy đủ nhất cho các bà bầu. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn chi tiết về các vấn đề trong thai kỳ. Đừng ngần ngại! Hãy liên hệ tới phòng khám Pasteur để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí nhé

Admin( Bác sĩ )

Bác sĩ Nguyễn Thành Trung

Từ khóa » Chu Kỳ Khám Thai định Kỳ