Lịch Siêu âm Và Khám Thai định Kỳ Cho Bà Bầu - Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Lịch khám thai định kỳ chuẩn, chi tiết và lưu ý khi khám cho mẹ bầu
Lịch khám thai định kỳ chuẩn, chi tiết và lưu ý khi khám cho mẹ bầu Cập nhật: 13/06/2024 Lượt xem: 648 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên

Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên, chuyên khoa Sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền, hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch định kỳ là một trong những công việc quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên ghi nhớ trong suốt quá trình mang thai. Hãy cùng tìm hiểu về lịch khám thai định kỳ qua bài viết này nhé.

1Tại sao nên khám thai định kỳ?

Khám thai định kỳ là một việc làm giúp bác sĩ và thai phụ theo dõi được sự tăng trưởng của thai nhi qua từng giai đoạn. Đồng thời, việc khám thai định kỳ cũng giúp sớm phát hiện những mối lo ngại tiềm ẩn và có các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm nguy cơ, biến chứng khi mang thai và sinh nở.

Trong quá trình khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được:

  • Khám sức khỏe tổng quát.
  • Kiểm tra huyết áp.
  • Đo mức tăng cân cũng như kích thước vùng bụng để kiểm tra sự phát triển của bé.
  • Kiểm tra nhịp tim của em bé.
  • Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Khám thai định kỳ giúp theo dõi được sự tăng trưởng của thai nhi qua từng giai đoạn

Khám thai định kỳ giúp theo dõi được sự tăng trưởng của thai nhi qua từng giai đoạn

2Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Lần khám thai đầu tiên

Thông thường, lần khám thai đầu tiên thường thực hiện khi mẹ chậm kinh khoảng 1 - 2 tuần và phát hiện 2 vạch trên que thử thai. Lúc này, thai được khoảng 5 - 6 tuần tuổi và là mốc quan trọng để xác định liệu bạn có thai hay không và vị trí làm tổ của thai.

Lần khám thai đầu tiên sẽ dài hơn một chút so với những lần còn lại, vì lần khám này sẽ bao gồm một loạt các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe tổng thể của mẹ:

  • Kiểm tra chiều cao, cân nặng để đánh giá mẹ có đang thừa cân hoặc béo phì hay không.
  • Kiểm tra huyết áp để đánh giá nguy cơ tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ.
  • Kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) qua nước tiểu hoặc máu để biết xác định đang mang thai.
  • Siêu âm giúp kiểm tra tuổi và vị trí phôi thai.
  • Dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối để xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh.

Hơn nữa, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu tại lần khám thai đầu tiên về các vấn đề:

  • Chế độ dinh dưỡng, ăn uống trong quá trình mang thai.
  • Kê toa bổ sung axit folic cho mẹ bầu giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở trẻ.
  • Cảnh báo lối sống có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích, làm việc trong môi trường độc hại,...
  • Tư vấn cho mẹ bầu về các xét nghiệm cần sàng lọc trước sinh mà có thể phải tiến hành trong thai kỳ.
  • Tiền sử thai sản: có từng bị sảy thai chưa, thông tin về các lần mang thai trước, tiền sử sinh non, tiền sản giật, bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng có con bị dị tật bẩm sinh, bạn hoặc người thân mắc các bệnh di truyền.

Lần khám thai đầu tiên khi kinh nguyệt chậm khoảng 1 - 2 tuần và 2 vạch trên que thử thai

Khám thai đầu tiên khi kinh nguyệt chậm khoảng 1 - 2 tuần và 2 vạch trên que thử thai

Lịch siêu âm thai thứ 2 vào khoảng 8 tuần mang thai

Trường hợp ở lần khám thai đầu tiên thai nhỏ hơn 5 tuần, bác sĩ sẽ hẹn khám lại lần 2 vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ để kiểm tra toàn diện hơn, bác sĩ sẽ siêu âm xác định phôi thai, tim thai.

Các kiểm tra thông thường vẫn được tiến hành như đo cân nặng, huyết áp, thử nước tiểu, siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi, kiểm tra tim thai, tình trạng động thai nếu có.

Ngoài ra, khi thai được 8 tuần tuổi, mẹ bầu có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu nhằm kiểm tra tổng quát và tầm soát một số bệnh lây truyền ảnh hưởng thai nhi như viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS, rubella, chức năng gan thận, nhóm máu,...

Bác sĩ sẽ hẹn khám lại lần 2 vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ

Bác sĩ sẽ hẹn khám lại lần 2 vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ

Lần khám thai thứ 3: Tuần thai thứ 10 – 13 tuần 6 ngày

Ở lần khám thai thứ 3 trong tuần thai thứ 10 - 13 tuần 6 ngày, bên cạnh các kiểm tra thông thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh ở thai nhi như:

  • Xét nghiệm Double test.
  • Xét nghiệm NIPT
  • Siêu âm kiểm tra những dị tật ở thai nhi như: vô sọ, hở thành bụng, thoát vị rốn, bất sản xương mũi, thoát vị cơ hoành, dị dạng chi.
  • Đo độ mờ da gáy trong siêu âm nhằm đánh giá nguy cơ bị Down của thai nhi.
  • Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS) nếu nhận thấy thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh về di truyền.

Dựa vào các kết quả xét nghiệm cùng với các yếu tố như tuổi thai phụ, tuổi thai nhi,... bác sĩ sẽ đưa ra tỷ lệ nguy cơ mắc hội chứng Down (Trisomy 21) hoặc bất thường trong nhiễm sắc thể khác như Trisomy 13 và Trisomy 18.

Lần khám thai thứ 3 xét nghiệm nhằm tầm soát các bất thường ở thai nhi

Lần khám thai thứ 3 xét nghiệm nhằm tầm soát các bất thường ở thai nhi

3Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai

Lần khám thai thứ 4: Khi thai từ 16 – 18 tuần

Ngoài các xét nghiệm tiêu chuẩn, ở lần khám này thai phụ có thể thực hiện sàng lọc Triple test, nếu không được xét nghiệm sàng lọc dị tật ở 3 tháng đầu nhằm chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down:

Triple test là xét nghiệm máu đo ba loại protein và hormone alpha-fetoprotein (AFP), gonadotropin màng đệm ở người (hCG) và estriol (uE3) giúp xác định khả năng thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh.

Lần khám thai này, mẹ sẽ được siêu âm thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, những trường hợp mẹ có tiền sử sinh non hoặc thai kỳ có yếu tố nguy cơ cao sẽ được chỉ định đo chiều dài kênh cổ tử cung.

Lần khám thứ 4 có thể chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down chính xác

Lần khám thứ 4 có thể chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down chính xác

Lần khám thai thứ 5: Tuần thai thứ 20 – 24

Bên cạnh kiểm tra cân nặng, kiểm tra huyết áp, siêu âm ở tuần thứ 20 là một trong những lần khám thai định kỳ quan trọng. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu được khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván (VAT) mũi đầu tiên.

Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm khảo sát hình thái học để quan sát sự phát triển thể chất, nhau thai và các cơ quan của thai nhi:

  • Lắng nghe bất kỳ nhịp tim bất thường.
  • Phát hiện dị tật bẩm sinh.
  • Phát hiện các bất thường về giải phẫu (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận).
  • Kiểm tra dây rốn xem lưu lượng máu.
  • Đánh giá độ che phụ của nhau thai so với lỗ trong cổ tử cung.
  • Đo nước ối.
  • Đo đạc các chỉ số của em bé để đảm bảo phát triển phù hợp với độ tuổi.
  • Tìm hiểu giới tính của thai nhi.

Lần khám lần 5 bác sĩ siêu âm để khảo sát hình thái học của thai nhi

Lần khám lần 5 bác sĩ siêu âm để khảo sát hình thái học của thai nhi

Lần khám thai thứ 6: Tuần thai thứ 24 – 28 tuần

Tương tự như các lần khám khác, mẹ bầu cũng sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp, siêu âm, thử nước tiểu,...

Tuy nhiên, ở lần khám tuần thai thứ 24 – 28 tuần, mẹ bầu sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Từ đó có thể can thiệp kịp thời bằng cách thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện vận động hoặc hỗ trợ thêm bằng insulin.

Ngoài ra, đây là thời điểm mẹ bầu tiếp tục tiêm vắc xin uốn ván (VAT) mũi thứ hai hoặc bạch hầu – ho gà – uốn ván (Boostrix) nếu thai được hơn 27 tuần nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván và 78% ho gà cho trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B sẽ được làm xét nghiệm máu trong lần khám thai này để quyết định có điều trị viêm gan B nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai hay không.

Lần khám thứ 6 mẹ sẽ được làm nghiệm pháp để tầm soát đái tháo đường thai kỳ

Lần khám thứ 6 mẹ sẽ được làm nghiệm pháp để tầm soát đái tháo đường thai kỳ

4Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba

Lần khám thai thứ 7: Từ tuần thai 28 – 32

Ở tuần thai thứ 28 - 32, sau khi thực hiện các kiểm tra thông thường như đo huyết áp, cân nặng, siêu âm tim thai, xét nghiệm nước tiểu,... mẹ bầu có thể được thực hiện siêu âm hình thái học quý 3 nhằm phát hiện những bất thường xuất hiện muộn ở thai nhi trong tam cá nguyệt cuối. [1]

Mẹ bầu sẽ được siêu âm quý 3 nhằm phát hiện những bất thường xuất hiện muộn

Mẹ bầu sẽ được siêu âm quý 3 nhằm phát hiện những bất thường xuất hiện muộn

Lần khám thai thứ 8 - 9: Thai từ 32 – 36 tuần

Ở thời điểm này, mẹ bầu sẽ được yêu cầu đi khám thai 2 tuần 1 lần để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và ngôi thai. Đồng thời, thời điểm này mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Đếm cử động thai, bình thường 4 lần/giờ.
  • Tái khám ngay khi thấy đau bụng, xuất huyết, ra nước âm đạo, thai máy ít hoặc có dấu hiệu bất thường.

Thai từ 32 – 36 tuần được yêu cầu đi khám thai 2 tuần 1 lần

Thai từ 32 – 36 tuần được yêu cầu đi khám thai 2 tuần 1 lần

Lần khám thai thứ 10 - 13: Tuần thứ 36 – 40

Tuần thứ 36 - 40 của thai nhi, lịch khám thai định kỳ sẽ thay đổi thành mỗi tuần một lần. Mẹ bầu sẽ được tiến hành:

  • Khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi.
  • Đánh giá trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau.
  • Thực hiện các xét nghiệm sản khoa cơ bản.
  • Đánh giá cổ tử cung, khung chậu của mẹ để tiên lượng khả năng sinh ngả âm đạo.
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.
  • Xét nghiệm tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS - Group B Streptococcus): chỉ định từ tuần 36-37 tuần 6 ngày.

Tuần thứ 36 - 40, lịch khám thai định kỳ sẽ thay đổi thành mỗi tuần một lần

Tuần thứ 36 - 40, lịch khám thai định kỳ sẽ thay đổi thành mỗi tuần một lần

Lần khám thai thứ 14: Tuần thai 40 - 42

Mẹ bầu ở giai đoạn này nên thực hiện khám thai 2 ngày/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng thai nhi và nước ối để cân nhắc sinh con bằng can thiệp hay tiếp tục chờ đợi.

Mẹ bầu nên khám 2 ngày/lần để kiểm tra tình trạng thai nhi và nước ối ở tuần thai 40 - 42

Mẹ bầu nên khám 2 ngày/lần để kiểm tra tình trạng thai nhi và nước ối ở tuần thai 40 - 42

5Các trường hợp cần thám khai thường xuyên hơn

Bác sĩ có thể gia tăng tần suất khám thai nếu mẹ bầu có bất kỳ yếu tố nguy cơ dưới đây để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Tuổi thai phụ trên 35 tuổi trở lên có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh và xuất hiện biến chứng khi mang thai.
  • Các tiền sử vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn, lupus ban đỏ, thiếu máu hoặc béo phì nhằm quản lý chặt chẽ những tình trạng sức khỏe này để chúng không ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc sức khỏe của em bé.
  • Các vấn đề sức khỏe phát triển trong thai kỳ như tiền sản giật, cao huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ.
  • Nguy cơ sinh non nếu có tiền sử sinh non. [2]

Bác sĩ có thể gia tăng tần suất khám thai nếu mẹ bầu có tiền sử đái tháo đường

Bác sĩ có thể gia tăng tần suất khám thai nếu mẹ bầu có tiền sử đái tháo đường

6Một số lưu ý khi mẹ bầu đi khám thai

Để quá trình khám thai định kỳ suôn sẻ và thuận lợi, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Khám thai đầy đủ và đúng lịch hẹn.
  • Chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết, các kết quả xét nghiệm, siêu âm kiểm tra ở những lần khám thai trước.
  • Ưu tiên mặc trang phục thoải mái, rộng rãi như đầm suông rộng, đi giày đế bệt để dễ dàng di chuyển trong quá trình thăm khám.
  • Uống nước và không đi tiểu trước khi siêu âm ở tam cá nguyệt thứ nhất để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi khi bàng quang được căng đầy đẩy tử cung lên cao.
  • Ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ vẫn nên uống nước nhưng cần đi tiểu trước khi siêu âm giúp việc quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê, nước ngọt,… trước khi khám thai.
  • Thai phụ cần tuân thủ yêu cầu nhịn ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ trước các buổi xét nghiệm.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng kín. Ở cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng lớp băng vệ sinh hằng ngày trong trường hợp ẩm ướt.

Mẹ bầu nên uống nước theo chỉ dẫn để quá trình khám thai định kỳ suôn sẻ và thuận lợi

Mẹ bầu nên uống nước theo chỉ dẫn để quá trình khám thai định kỳ suôn sẻ và thuận lợi

Xem thêm:

  • Mang thai tuần thứ mấy thì biết trai hay gái? Cách xác định giới tính thai nhi
  • 13 điều kiêng kỵ khi mang thai các mẹ cần lưu ý

Mẹ bầu hãy chú ý đi siêu âm và khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai để chăm sóc sức khỏe của mình và thai nhi tốt nhất. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Get a Whooping Cough Vaccine During Each Pregnancy

    https://www.cdc.gov/pertussis/pregnant/mom/get-vaccinated.html

    Ngày tham khảo:

    24/09/2023

  2. How Often Do I Need Prenatal Visits?

    https://www.webmd.com/baby/how-often-do-i-need-prenatal-visits

    Ngày tham khảo:

    24/09/2023

Xem thêm

Từ khoá: lịch khám thai khám thai định kỳ lịch khám thai định kỳ chuẩn lịch khám thai định kỳ khám thai Banner Promote 02Banner đầu bài tin - Orihiro T12Banner đầu bài tin - GLOTADOL T12

Các bài tin liên quan

  • Cách massage cho bà bầu giúp giảm đau lưng, căng thẳng và các lưu ý

    Mang thai - nuôi dạy con

    Cách massage cho bà bầu giúp giảm đau lưng, căng thẳng và các lưu ý

    Bác sĩ Trần Thị Linh

    2 tháng trước
  • Mẹ phải lưu ý 16 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai để khỏe mạnh

    Mang thai - nuôi dạy con

    Mẹ phải lưu ý 16 điều cần chuẩn bị trước khi mang thai để khỏe mạnh

    Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Hoàng Phương Uyên

    3 tháng trước
  • Phụ nữ sau sinh kiêng và nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?

    Mang thai - nuôi dạy con

    Phụ nữ sau sinh kiêng và nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?

    Bác sĩ Trần Thị Linh

    3 tháng trước
  • 24 cách nhận biết có thai chính xác sau 1 tuần đầu quan hệ mẹ nên biết

    Mang thai - nuôi dạy con

    24 cách nhận biết có thai chính xác sau 1 tuần đầu quan hệ mẹ nên biết

    Bác sĩ Trần Thị Linh

    3 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Khám Thai định Kỳ Cho Mẹ Bầu