Lịch Sinh Hoạt EASY Cho Bé Sơ Sinh Bắt đầu Từ đâu? - Bubuhuong

14/03/2021

Lịch sinh hoạt EASY cho bé sơ sinh bắt đầu từ đâu?

Nhiều mẹ rất chăm chỉ tìm hiểu về LỊCH SINH HOẠT EASY và tự ngủ cho bé ngay từ khi còn mang bầu và đầy tự tin rằng sinh con xong mình sẽ làm thật tốt. Thế nhưng đời ko như là mơ, giữa lý thuyết và thực hành hóa ra ko đơn giản như chúng ta nghĩ.

  • Rất nhiều mẹ “vỡ mộng” khi con mới sinh ra quấy khóc, ăn kém ngủ kém. Mẹ ko có cách nào đưa con vào nếp sinh hoạt đẹp như sách.
  • Hoặc trường hợp khác, các mẹ may mắn có em bé “thiên thần”. Bé sinh ra có tuần trăng mật liền tù tì 2-3 tuần đầu.. con ăn ngoan ngủ giỏi. Mẹ mừng húm vì “hóa ra chẳng cần luyện liếc gì hoành tráng như sách bảo”. Bụp 1 cái bầu trời như sụp đổ khi hết trăng mật và wonderweeks 5 ập tới kèm theo vô vàn những rắc rối to nhỏ khiến mẹ hoang mang. (ww5 thường bắt đầu từ 3.5-4w tới hết 5w)
  • Hoặc mẹ đã từng được nghe về EASY, từng đọc, nhưng lúng túng chưa biết bắt đầu như thế nào.
Về lý thuyết, bé từ sơ sinh tới dưới 6w con có thể theo lịch EASY3.

Tuy nhiên trên thực tế, trong 4 tuần đầu sau sinh mẹ chưa cần quá áp lực phải đưa con vào nếpcứng nhắc theo một lịch sinh hoạt EASY nào hết.

Đây là thời điểm mẹ và con mới làm quen với nhau. Mẹ nên dành thời gian để quan sát và hiểu con. Em bé cũng cần thời gian để thích nghi và làm quen với môi trường mới.

  • Thời gian này thay vì cứng nhắc áp con theo lịch và cảm thấy stress vì con “ko như sách” thì mẹ hãy thả lỏng. Mẹ hãy hạ bớt kỳ vọng. Lúc này việc tập trung vào giúp con tạo dựng những thói quen tốt làm tiền đề cho việc thực hiên các nếp sinh hoạt chuẩn sau này là quan trọng nhất.
  • Nếu con có thể tự theo lịch EASY3 từ sớm thì quá tốt! Nếu con chưa theo lịch nào – chẳng sao cả, hãy để con điều chỉnh dần dần.
  • Mẹ có thể bắt đầu đưa con theo lịch EASY từ tuần thứ 4 khi con có dấu hiệu bước vào kỳ wonderweek đầu tiên – ww5.

Dưới đây là những việc mẹ cần chuẩn bị và thực hiện thật tốt ngay từ ngày đầu mới sinh để giúp việc đưa con vào lịch sinh hoạt EASY trong khoảng 4-6 tuần nhẹ nhàng và ít nước mắt.

Trong 4 tuần đầu mẹ cần tập trung đảm bảo:

1. MẸ THƯ GIÃN

  • Mẹ tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, tranh thủ ngủ các giấc ngắn theo con, uống nhiều nước v.v.. để đảm bảo có đủ sữa cho con bú.
  • Nếu mẹ hút sữa, hãy dành thời gian học cách hút sữa hiệu quả, cách massage và vắt tay để tránh tắc sữa.
  • Hãy nhờ sự trợ giúp của người thân cùng chăm sóc bé để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, hút sữa, thư giãn. Mẹ đừng cố gắng ôm hết việc vào dẫn tới stress.

2. BÚ TRỰC TIẾP: ĐẢM BẢO ĐÚNG KHỚP NGẬM – BÚ NO

  • Tập cho con bú ĐÚNG KHỚP NGẬM để đảm bảo con được bú no. Nếu ko chắc chắn về KHỚP NGẬM CỦA CON, mẹ nên quay clip cho con bú để bác sỹ sữa mẹ xem và hướng dẫn lại. Mẹ có thể liên hệ page EM BÉ EASY về gói hỗ trợ chỉnh khớp ngậm của bác sỹ Minh Hạnh.
  • Mẹ cho con bú đúng nhu cầu khi con đói, đảm bảo con BÚ NO, BÚ ĐỦ theo sức của con. Hãy học cách đọc tín hiệu của con, nếu con còn muốn ăn thì cứ mời thêm để con ăn no. Con học được cách ăn no thì mới ngủ sâu, ngủ tốt và phát triển tốt được.

3. BÚ BÌNH LÀ MỘT LỰA CHỌN

  • Nếu việc bú mẹ trực tiếp gặp quá nhiều khó khăn và mệt mỏi, vd như chỉnh mãi con không bú đúng khớp, con cắn nghiến ti gây trày xước, đau đớn, con bú lắt nhắt ko hiệu quả, bú vặt ko sửa được – hãy cân nhắc cho con bú bình.
  • Bú mẹ hay bú bình quan trọng nhất là con bú đủ no và mẹ cảm thấy thoải mái. Đừng vì mong muốn của mẹ hay áp lực từ xã hội mà làm xáo xào mọi việc lên. Đến cuối cùng mẹ mệt mỏi, stress, giảm sữa, mất sữa, con thì đói khóc, ngủ ko thẳng giấc, phát triển chậm là điều không ai mong muốn.
  • Nếu quyết định cho con bú bình thì cần lựa chọn bình có hỗ trợ thoát khí tốt để đỡ bị đầy hơi và tốc độ chảy tốt. Một số bình được khuyến khích dùng là: Avent Nature, Lansinoh, MAM, Hegen…
  • Nếu ko chắc chắn con bú bình có hiệu quả ko, mẹ quay clip bé bú bình gửi lên Group EM BÉ EASY để được hỗ trợ kiểm tra. Khi quay cần quay từ cảnh bắt đầu mới bình, tư thế cho bé bú. Và cần quay cận cảnh ngang mặt bé để có thể nhìn được rõ miệng bé mút núm bình. Video nên để âm lượng to để nghe tiếng bé nuốt. Khi up bài nhớ ghi chú con bú BÌNH GÌ, NÚM SIZE GÌ.

4. VỖ Ợ HƠI HIỆU QUẢ.

Một trong những yếu tố QUAN TRỌNG NHẤT trong việc đảm bảo con ăn ngủ tốt là việc VỖ Ợ KỸ và HIỆU QUẢ. Vỗ ợ cần đúng kỹ thuật. Việc vỗ ợ hiệu quả giúp trẻ giảm đau đơn, khó chịu bởi các bong bóng khí trong cơ thể – nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, ngủ không thẳng giấc.

Mẹo nhỏ giúp bé sơ sinh giảm quấy khóc 2

Để vỗ ợ hiệu quả mẹ cần thực hiện:

  • Bé cần được nằm cao trên vai mẹ, lý tưởng là ngực bé ở trên vai mẹ, tay bên ngoài vắt qua vai mẹ luôn.
  • Mẹ hơi ngả người ra sau để bé tựa vào.
  • Tay vỗ ở giữa 2 xương bả vai bé. Mẹ nên dựng dọc bàn tay hoặc hơi chéo chứ ko ngang bàn tay.
  • Bàn tay hơi khum lên, ngón cái áp sát vào ngón trỏ. Vỗ chậm – đều tay, khi vỗ có lực và nghe tiếng bộp bộp, như vậy con ko bị đau và tạo được độ rung thì hơi mới dễ lên. Không vỗ hờ hờ đuổi ruồi chẳng có tác dụng gì.
  • Khi đang vỗ nếu thấy con gồng cứng người, ưỡn ra sau là lúc hơi đang lên, cần tiếp tục vỗ để đẩy hơi ra,hoặc nếu bé ngả và khóc dữ quá thì có thể kết hợp xoa lưng.
  • Sau cái ợ to đầu tiên cần vỗ ợ thêm 10-15p.
  • Nên quấn khi bú + vỗ ợ vì con ít quẫy đạp hoặc trượt người xuống, sẽ dễ vỗ hơn.
  • Một số bé nuốt hơi nhiều, cơ địa dễ đầy hơi – Cần vỗ ợ thêm GIỮA CỮ BÚ và áp dụng kỹ thuật VỖ Ợ NÂNG CAO để giúp bé ợ hơi hiệu quả hơn.

✔️ Mẹ có thể liên hệ page EM BÉ EASY để tham khảo gói tư vấn 1-1 CÙNG MẸ CHĂM BÉ có hướng dẫn đầy đủ việc ĂN – Ợ và thiết lập lịch sinh hoạt EASY hiệu quả.

5. PHÂN BIỆT NGÀY ĐÊM cho bé.

  • Ban ngày con dậy cần làm ồn ào, nói chuyện, lau mặt rửa đít v.v.. để con tỉnh táo hoàn toàn.
  • Giấc ngủ ngày không để con ngủ quá 2h/giấc. Bé ngủ được 2h hãy đánh thức bé dậy, tháo quấn, lau mặt cho tỉnh táo, rồi mời con bú.
  • Bú xong vỗ ợ hơi, thay bỉm, lau người, rồi quấn lại và chuẩn bị đi ngủ.
  • Dần dần khi thấy bé đã thức được tốt 1 chút, hãy tăng dần thời gian thức của con lên, mỗi lần chỉ cần thêm 5p không cần quá nhiều.
  • Ban đêm hạn chế giao tiếp, ồn ào, con dậy cho bú ngay ko cần tháo quấn, nếu thay bỉm, quấn lại cũng hết sức nhanh gọn, nhẹ nhàng, nếu cần ánh sáng hãy bật đèn ngủ ánh sáng dịu nhẹ nhất.
  • Đêm cứ để con ngủ tới khi dậy đòi ăn, ko cần đánh thức con dậy ăn theo cữ, đảm bảo mỗi cữ ăn đêm cách nhau ít nhất 2h.

6. TÁCH BÚ VÀ NGỦ – tiền đề của lịch sinh hoạt EASY.

  • Ban ngày: Dậy –> tháo quấn –> lau mặt tỉnh táo –> cho bú no –> ợ hơi kỹ –> rửa đít thay bỉm –> quấn bé –> 4s/5s —> đặt ngủ.
  • Ban đêm: Dậy cho bú luôn, bú xong vỗ ợ, nếu con ị tháo quấn và thay bỉm nhẹ nhàng, nhanh chóng, hạn chế nói chuyện ồn ào.
  • CHÚ Ý: Đêm tính từ 7h tối đến 7h sáng. (Hoặc 6-6, 8-8 theo tình hình thực tế thức – ngủ của con).

7. THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ TRẤN AN 4S-5S khi cho con đi ngủ.

  • Đi ngủ là quấn quấn và quấn.
  • Nhớ quấn chặt. Quấn lỏng, quấn quá cao là nguyên nhân khiến con phản đối quấn.
  • Whitenoise (tiếng ồn trắng) cần bật từ đầu giấc và bật hết cả giấc.
  • Ti giả có thể mời sau khi con đã bú đúng khớp ngậm nếu ti mẹ trực tiếp. Bé bú bình thì mời ti giả từ đầu được luôn. Xem thêm bài viết “Sử dụng ti giả cho bé đúng cách”
  • Quấn, ti giả, whitenoise là các công cụ giúp bé trấn an và cảm thấy thoải mái. Khi con lớn hơn, hệ thần kinh vững hơn con sẽ tự bỏ dần dần. Mẹ không nên vì quá lo lắng sợ con “ghiền”, “phụ thuộc” rồi chăm chăm cắt/cai cho con từ sớm khiến con mất đi khả năng tự trấn an và không cảm thấy an toàn.
  • Cần chú ý nhiệt độ phòng, lý tưởng là 22-25 độ. Quá nóng sẽ khiến con ngủ ko ngon. Nhiệt độ cần đo bằng nhiệt kế, ko phải là xem nhiệt độ của remote máy lạnh. Mẹ cũng ko phải dùng “cảm giác”, và càng không phải dựa vào việc sờ chân tay con để phán đoán nhiệt độ nhé!
    • Chân tay con luôn lạnh hơn thân nhiệt 10-15 độ, nên nếu sờ chân tay “bắt bệnh” thì lúc nào cũng thấy lạnh ngắt và kết quả là sẽ ủ con quá nóng. Mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt con bằng cách SỜ Ở GÁY CON,nếu gáy không nóng, không đổ mồ hôi là nhiệt độ bình thường.

8. TĂNG DẦN aWAKE TIME (WT – Thời gian thức) đưa con vào lịch sinh hoạt EASY

  • Từ khoảng 20 ngày tuổi, sau khi đã đảm bảo được tất cả các yếu tố trên, mẹ có thể bắt đầu đưa con dần vào lịch sinh hoạt EASY 3. Thiết lập lịch sinh hoạt cho con bắt đầu bằng cách tăng dần thời gian thức (waketime) ban ngày của con lên.
  • Waketime tính từ lúc ra khỏi môi trường ngủ (tháo quấn) tới lúc con ngủ trở lại. EASY3 waketime là 1h. Mẹ cần lưu ý khi bé thức tầm 45-50p mẹ bắt đầu quấn bé và thực hiện trình tự đi ngủ chứ ko phải chờ tới 60p mới làm thì con sẽ bị overtired.

9. HIỂU ĐÚNG VỀ CÁC CON SỐ TRONG LỊCH SINH HOẠT EASY

  • EASY 3 tức là tổng thời gian cho 1 chu trình EASY là 3h, trong đó ngủ luôn luôn là 2h, nên awaketime – thời gian thức sẽ là 1h.
    • Theo đó, EASY 3.5 sẽ là thức 1.5h ngủ 2h;
    • EASY4 là thức 2 – ngủ 2.
  • THỜI GIAN THỨC VÔ CÙNG QUAN TRỌNG, vì thế đừng sáng tạo. Đừng bảo E3 là 3h thì em cho con thức 30p ngủ 2.5h, hoặc thức 1.5 ngủ 1.5 vẫn là 3. KHÔNG NHÉ, hãy nhớ, thời gian ngủ chuẩn ban ngày luôn tính là 2h/nap.
  • ✔️ Đối với các bé theo lịch E3, E3.5, E4 thì kể cả catnap, thời gian TRONG MÔI TRƯỜNG NGỦ TỐI THIỂU LÀ 1.5h, và TỐI ĐA LÀ 2h. Hen.

TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG MẸ CẦN THỰC HIỆN CHO BÉ NGAY TỪ SƠ SINH. DÙ MẸ CÓ THEO EASY HAY KHÔNG THÌ NHỮNG ĐIỀU NÀY CŨNG VÔ CÙNG CẦN THIẾT VÀ LÀ SỰ KHỞI ĐẦU TỐT NHẤT CHO BÉ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ LỊCH SINH HOẠT, NẾP ĂN – NGỦ HIỆU QUẢ, KHOA HỌC, MẸ HÃY LIÊN HỆ VỚI EM BÉ EASY NHÉ!

Chúc các mẹ khởi đầu EASY thành công!

LIÊN HỆ EM BÉ EASY

About me

bubuhuong

See author's posts

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • Pinterest
  • WhatsApp

Like this:

Like Loading...

BÀI LIÊN QUAN

bubuhuong

Từ khóa » Sơ đồ Easy