Lịch Sử 10 Bài 10: Thời Kì Hình Thành Và Phát Triển Của Chế độ Phong ...

Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)Lý thuyết, trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 10Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) được chúng tôi sưu tầm và đăng tải để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây nhé.

Bài: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

  • A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10
    • 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu
    • 2. Xã hội phong kiến Tây Âu
    • 3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
  • B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 10

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Bản đồ Tây Âu từ thế kỷ I đến V

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu

  • Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.
  • Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
  • Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
    • Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô - Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
    • Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
    • Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.
    • Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.
    • Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Sự xâm lược của các tộc người Giéc –man vào đế quốc Rô –ma

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Mô hình một lãnh địa phong kiến

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Lâu đài của lãnh chúa

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

a. Sự hình thành

  • Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.
  • Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.
  • Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
  • Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.

b. Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

  • Kỹ thuật canh tác tiến bộ.
  • Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.
  • Kinh tế tự cung tự cấp.
    • Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.
    • Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại

  • Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa .
  • Năng suất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa.
  • Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.
  • Trong thành thị có các thương hội và phường hội.
  • Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
  • Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
  • Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô lô nha (Ý), O-xphớt (Anh), Xooc – bon (Pháp).

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Hội chợ ở Đức.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 10

Câu 1. Đến giữa thế kỉ IV, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma vì

  1. Muốn chiếm đất đai.
  2. Tinh thần hiếu chiến cao.
  3. Bị sự tấn công của người Hung Nô.
  4. Muốn trả thù đế quốc Rô-ma.

Câu 2. Người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ Rô-ma, chiếm đất đai và lập nên những vương quốc riêng của mình là do

  1. Người Giéc-man và Rô-ma là đồng minh.
  2. Đế chế Rô-ma khủng hoảng, suy yếu.
  3. Các bộ lạc người Giéc-man liên kết với nhau.
  4. Lực lượng Giéc-man hùng mạnh.

Câu 3. Trong số các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nhất quá trình phong kiến hoá là vương quốc

  1. Đông Gốt.
  2. Tây Gốt.
  3. Văng-đan.
  4. Phơ-răng.

Câu 4. Quan hệ xã hội chủ yếu trong lãnh địa là

  1. Lãnh chúa bóc lột nông dân.
  2. Lãnh chúa bóc lột thợ thủ công.
  3. Địa chủ bóc lột nông dân.
  4. Lãnh chúa bóc lột nông nô.

Câu 5. Ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến là

  1. Thương nghiệp.
  2. Thủ công nghiệp.
  3. Nông nghiệp.
  4. Công nghiệp.

Câu 6. Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập, mà ở đó

  1. Nhà vua phải thừa nhận toàn quyền của lãnh chúa trong lãnh địa của họ.
  2. Lãnh chúa phải phục tùng nhà vua.
  3. Giữa các lãnh chúa không hề có mối quan hệ với nhau.
  4. Lãnh chúa phải tôn trọng nông nô.

Câu 7. Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa đối với nông nô thời sơ kì trung đại là

  1. Thuế.
  2. Lao dịch.
  3. Địa tô.
  4. Sức lao động.

Câu 8. Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông dân đã phản ứng như thế nào?

  1. Nhẫn nhục chịu đựng.
  2. Bỏ trốn, đập phá sản phẩm, đốt cháy kho tàng.
  3. Đứng lên khởi nghĩa vũ trang.
  4. Thường xuyên đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau.

Câu 9. Trong xã hội phong kiến Tây Âu, quan hệ phụ thuộc phong quân - bồi thần có nghĩa là

  1. Tất cả các lãnh chúa phải phục tùng nhà vua.
  2. Lãnh chúa nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn.
  3. Lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn đã phong cấp đất cho mình.
  4. Vua phong cấp tước vị cho tất cả các lãnh chúa.

Câu 10. Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến Tây Âu là

  1. Nô lệ.
  2. Nông dân công xã.
  3. Nông nô.
  4. Nông dân lĩnh canh.

Câu 11. Biểu tượng sự phát triển thịnh đạt của xã hội phong kiến Tây Âu là

  1. Những pháo đài kiên cố, đóng kín trong các lãnh địa.
  2. Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa.
  3. Các nhà thờ Kitô hoành tráng.
  4. Những khu phố của nông nô sầm uất.

Câu 12. Từ thế kỉ III đế quốc Rô-ma rơi vào tình trạng khủng hoảng, sản xuất sút kém, xã hội rối ren là do

  1. Các thuộc quốc nổi dậy đòi tách khỏi Rô-ma.
  2. Tranh giành quyền lực của thế lực địa phương.
  3. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ.
  4. Xung đột tôn giáo, sắc tộc diễn ra gay gắt.

Câu 13. Đế quốc Rô-ma bị diệt vong, chế độ chiếm nô kết thúc vào năm

  1. 467.
  2. 476.
  3. 647.
  4. 466.

Câu 14. Quý tộc Giéc-man đã tiếp thu tôn giáo nào để làm chỗ dựa tinh thần?

  1. Tín ngưỡng nguyên thủy.
  2. Ki-tô giáo.
  3. Tân giáo.
  4. Cựu giáo.

Câu 15. Vương triều Phơ-răng đạt tới sự phát triển cực thịnh dưới thời vua nào?

  1. Sác-lơ Mác-ten.
  2. Sác-lơ Ma-nhơ.
  3. Clô-vít.
  4. Pê-ri-clét.

Câu 16. Nguyên nhân nào làm cho đế quốc Phơ-răng tan rã?

  1. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh.
  2. Phong trào nông nô bùng nổ.
  3. Lãnh chúa gây chiến tranh với nhau.
  4. Các lãnh chúa địa phương không phục tùng chính quyền trung ương.

Câu 17. Khi đế quốc Rô-ma tan rã, chế độ phong kiến được thiết lập, nô lệ và nông dân trở thành

  1. Nông dân tự do.
  2. Bình dân.
  3. Nông nô phụ thuộc lãnh chúa.
  4. Người làm chủ đất nước.

Câu 18. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu được gọi là

  1. Trang trại của quý tộc.
  2. Lãnh địa phong kiến.
  3. Lãnh chúa và nông dân.
  4. Lãnh chúa và nông nô.

Câu 19. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là

  1. Địa chủ và nông nô.
  2. Quý tộc và tăng lữ.
  3. Lãnh chúa và nông dân.
  4. Lãnh chúa và nông nô.

Câu 20. Tính chất khép kín, tự nhiên, tự cấp, tự túc trong lãnh địa được thể hiện rõ nét nhất ở chỗ

  1. Hoàn toàn không trao đổi buôn bán với bên ngoài.
  2. Thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp.
  3. Mỗi lãnh địa là một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm.
  4. Người nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất trong lãnh địa.

Câu 21. Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế mang tính chất:

  1. Hàng hóa.
  2. Tự nhiên, tự cấp, tực túc.
  3. Thị trường.

Câu 22. Một trong các đặc điểm của lãnh địa phong kiến là:

  1. Có quyền cai trị lãnh địa mình như một ông vua.
  2. Thời bình họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa...
  3. Là một đơn vị kinh tế, chính trị biệt lập.
  4. Là những người sản xuất chính trong xã hội.

Câu 23. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của

  1. Chế độ chiếm nô
  2. Chế độ nô lệ
  3. Thời kì phát triển của đế quốc Rôma
  4. Cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột

Câu 24. Vương quốc nào không phải do người Giecma thành lập

  1. Vương quốc Ba Tư
  2. Vương quốc Tây Gốt
  3. Vương quốc Phơrăng
  4. Vương quốc của người Ăngglô Xắcxông

Câu 25. Khi tràn vào lãnh thổ rima người Giécman đã củng cố thế lực của mình bằng nhiều biện pháp, ngoại trừ

  1. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma để chia cho nhau
  2. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới của họ
  3. Thủ lĩnh tự xưng là vua và phong các tước vị
  4. Duy trì các tôn giáo nguyên thủy của người Giécman

Câu 26. Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là

  1. Quý tộc thị tộc
  2. Quý tộc thị tộc người Giécman
  3. Tăng lữ
  4. Thân binh

Câu 27. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

  1. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
  2. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.
  3. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
  4. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.

Câu 28. Chế độ phong kiến ở Tây Âu là chế độ phong kiến phân quyền bởi vì:

  1. Quyền hành nắm trong tay lãnh chúa.
  2. Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa như ông vua.
  3. Quyền hành nắm trong tay của một người, đó là vua chuyên chế.
  4. Quyền hành bị phân chia cho các lãnh chúa, tăng lữ và võ sĩ.

Câu 29. Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ

  1. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn
  2. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ
  3. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở
  4. Đều được coi như những công cụ biết nói

Đáp án

1C

2B

3D

4D

5C

6A

7B

8D

9C

10C

11B

12C

13B

14B

15B

16B

17C

18B

19D

20B

21B

22C

23A

24A

25D

26B

27C

28B

29C

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta biết về quá trình hình thành, phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu từ thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ thứ 14... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV). Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Lớp 10 Bài 10