Lịch Sử 10 Bài 20: Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa ...

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV Lịch sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV Lịch sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV

Lịch sử 10 Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

Lịch sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

Lịch sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Lịch sử 10 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tư tưởng, tôn giáo

1.2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 20 Lịch Sử 10

Tóm tắt bài

1.1. Tư tưởng, tôn giáo

  • Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
  • Nho giáo
    • Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
  • Đạo Phật
    • Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
    • Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

1.2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật

1. Giáo dục

  • 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
  • 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
  • Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
  • Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
  • Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
  • Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
  • Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Phát triển văn học

  • Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
  • Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
  • Đặc điểm:
  • Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
  • Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển nghệ thuật

  • Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..
  • Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm
  • Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
  • Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.
  • Nhận xét:
    • Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.
    • Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị

  • Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần ); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).
  • Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
  • Quân sự có Binh thư yếu lược.
  • Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.
  • Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
  • Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:

  • Biết được rong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nổ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc tiến lên.
  • Hiểu được trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long).
  • Hiểu được nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

     Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ?

    • A. Thế kỉ XI – triều Lý
    • B. Thế kỉ X – triều Tiền Lê
    • C. Thế kỉ XV – triều Lê sơ
    • D. Thế kỉ XIV – triều Trần
  • Câu 2:

     Giáo dục nho giáo có hạn chế gì?

    • A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
    • B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
    • C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
    • D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 102 SGK Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập Thảo luận 1 trang 103 SGK Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập Thảo luận 2 trang 103 SGK Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập Thảo luận 1 trang 105 SGK Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập Thảo luận 2 trang 105 SGK Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập Thảo luận 3 trang 105 SGK Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập 1 trang 94 SBT Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập 2 trang 95 SBT Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập 3 trang 96 SBT Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập 4 trang 96 SBT Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập 5 trang 97 SBT Lịch sử 10 Bài 20

Bài tập 6 trang 97 SBT Lịch sử 10 Bài 20

3. Hỏi đáp Bài 20 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Sử 10 Bài 20 Khoa Học Kỹ Thuật