Lịch Sử 10 Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 10
Cuộc khủng hoảng chính trị ở đầu thế kỉ XVI đã làm sụp đổ triều Lê Sơ. Nhà Mạc ra đời chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và tiếp đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Hai chính quyền ở Đàng Ngoài và Đàng Trong được hình thành, tồn tại cho đến cuối thể kỉ XVIII. Nội dung chi tiết được eLib trình bày thông qua bài học dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ
1.2. Đất nước bị chia cắt
1.3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài
1.4. Chính quyền ở Đàng Trong
2. Luyện tập
3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập
a) Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.
- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
- Biểu hiện:
+ Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
+ Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
b) Chính sách của nhà Mạc
- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
- Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
- Xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
- Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía: phía Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối, nên nhân dân phản đối.
→ Nhà Mạc bị cô lập.
1.2. Đất nước bị chia cắt
a) Chiến tranh Nam - Bắc triều (1545 - 1592)
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc - Bắc Triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
- Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592, Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất.
b) Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672)
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
- Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627 - 1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
+ Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
+ Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
- Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.
1.3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài
- Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.
- Chính quyền trung ương gồm:
+ Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp.
+ Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện.
- Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.
- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
- Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).
- Quân đội gồm:
+ Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh.
+ Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.
1.4. Chính quyền ở Đàng Trong
- Thế kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
- Địa phương: chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa (Phú Xuân) là Chính dinh, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản. Mỗi dinh có 2 hay 3 ty trông coi. Thế kỷ XVII, Phú Xuân (Huế) là trung tâm của Đàng Trong.
- Dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã.
- Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
- Giữa thế kỷ XVII tổ chức các kỳ thi
- Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: theo dòng dõi, đề cử, học hành.
- 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.
- Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.
2. Luyện tập
Câu 1: Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh?
Gợi ý trả lời:
- Về cơ bản bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ.
- Triều đình nhà Lê không còn nắm thực quyền mà quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.
Câu 2: Em có nhận định gì về việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát?
Gợi ý trả lời:
- Năm 1744, sau một thời kì phát triển ổn định của xã hội Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ.
→ Việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt Đại Việt đứng trước nguy cơ chia cắt thành hai nước với hai chính quyền khác nhau.
Câu 3: Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
Gợi ý trả lời:
Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên nắm quyền. Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa (Huế). Chiến tranh Trịnh – Nguyễn từ năm 1627 – 1672 bất phân thắng bại, nên lấy sông Gianh làm ranh giới: Đàng Ngoài (họ Trịnh) và Đàng Trong (họ Nguyễn).
Hai bên đều xây dựng cho mình chính quyền riêng. Tuy nhiên, chính quyền Đàng Trong so với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài vẫn chưa hoàn chỉnh, mới chỉ có chính quyền địa phương dưới sự cai quản của chúa Nguyễn, chưa có chính quyền trung ương.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Những biến đổi của nhà nước phong kiến Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm được các nội dung sau đây:
- Sự sụp đổ của triều Lê sơ, nhà Mạc thành lập và những chính sách của nhà Mạc.
- Đất nước bị chia cắt: chiến tranh Nam - Bắc triều (1545 - 1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672).
- Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương của nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài.
- Tổ chức chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
- doc Lịch sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII
- doc Lịch sử 10 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương I: Xã hội nguyên thủy
- 1 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- 2 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Chương II: Xã hội cổ đại
- 1 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- 2 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma
Chương III: Trung Quốc thời phong kiến
- 1 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến
- 1 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- 2 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến
- 1 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở ĐNA
- 2 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào
Chương VI: Tây Âu thời trung đại
- 1 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
- 2 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
- 3 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới
Chương I: Việt Nam Từ Thời Nguyên Thủy Đến Thế Kỉ X
- 1 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
- 2 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- 3 Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- 4 Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tt)
Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV
- 1 Bài 17: Quá trình hình thành, phát triển nhà nước phong kiến
- 2 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
- 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
- 4 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc
Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII
- 1 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến
- 2 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
- 3 Bài 23: Phong trào Tây Sơn
- 4 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX
- 1 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
- 2 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
- 3 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX
- 4 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Chương I: Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII
- 1 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- 2 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
- 3 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Chương II: Các Nước Âu - Mĩ (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII)
- 1 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
- 2 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
- 3 Bài 34: Các nước TB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- 4 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
Chương III: Phong trào công nhân (Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX)
- 1 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- 2 Bài 37: Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của CNXH khoa học
- 3 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
- 4 Bài 39: Quốc tế thứ hai
- 5 Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Sử 10 Bài 21 Lý Thuyết
-
Lý Thuyết Lịch Sử 10 Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong ...
-
Lịch Sử 10 Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước ...
-
Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỉ XVI-XVIII
-
Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỉ XVI-XVIII
-
Bài 21. Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỉ XVI
-
Lịch Sử 10 Bài 21 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Những Biến đổi Của ...
-
Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỉ ...
-
Bài 21. Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỉ ...
-
Soạn Lịch Sử 10 Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến ...
-
Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỉ XVI - XVIII
-
Bài 21 : Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỷ XVI
-
LÝ THUYẾT BÀI 21 SỬ 10 - Olm
-
Bài 21. Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong Kiến Trong Các Thế Kỷ ...