Lịch Sử 10 Bài 23: Phong Trào Tây Sơn Và Sự ...

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII Lịch sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII Lịch sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII

Lịch sử 10 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII

Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

Lịch sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

Lịch sử 10 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)

1.2. Các cuôc kháng chiến cuối thế kỉ XVIII

1.3. Vương triều Tây Sơn

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 23 Lịch Sử 10

Tóm tắt bài

1.1. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)

  • Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .
  • 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
  • 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • 1786 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

1.2. Các cuôc kháng chiến cuối thế kỉ XVIII

1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

  • Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm , Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
  • Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.
  • Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
  • Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ , đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

  • Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).
  • Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.
  • Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
  • Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
  • Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .
  • Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.
    • Đánh cho để dài tóc
    • Đánh cho để đen răng
    • Đánh cho nó chích luân bất phản
    • Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    • Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ. (Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).
  • Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn
  • Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
  • Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.
  • Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:
    • Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.
    • Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

1.3. Vương triều Tây Sơn

  • Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.
  • Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
  • Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
  • Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).
  • Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
  • Năm 1792 Quang Trung qua đời.
  • Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung: 

  • Thế kỷ XVI – XVIII, nước ta bị chia làm hai miền có hai chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại.
  • Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng và chính phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị đã làm nên thành tựu xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.
  • Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành hai cuộc kháng chiến (chống Xiêm và Thanh), bảo vệ độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phát triển nông dân Tây Sơn?

    • A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc
    • B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ
    • C. Phong trào nông dân bị đàn áp
    • D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái
  • Câu 2:

    Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

    • A. Năm 1771    
    • B.  Năm 1775
    • C. Năm 1789     
    • D. Năm 1791
  • Câu 3:

    Phong trào Tây Sơn bắt đầu từ địa phương nào

    • A. Tư sản hạ đạo
    • B. Tư sản thượng đạO
    • C. Phủ Quy Nhơn
    • D. Gia Định
  • Câu 4:

    Từ năm 1771 đến năm 1783, thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là

    • A. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào
    • B. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ toàn bộ Đàng Trong
    • C. Đánh đổ chúa Nguyễn, chiến thắng quân Xiêm xâm lược
    • D. Đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, bước đầu làm suy yếu lực lượng của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
  • Câu 5:

    Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là

    • A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của Xiêm
    • B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn
    • C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn
    • D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm
  • Câu 6:

    Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

    • A. Trận Bạch Đằng
    • B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
    • C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
    • D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 7 - Câu 17: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 120 SGK Lịch sử 10

Bài tập Thảo luận trang 117 SGK Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập Thảo luận 1 trang 119 SGK Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập Thảo luận 2 trang 119 SGK Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập Thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 1 trang 106 SBT Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 2 trang 107 SBT Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 3 trang 108 SBT Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 4 trang 108 SBT Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 5 trang 108 SBT Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 6 trang 109 SBT Lịch sử 10 Bài 23

Bài tập 7 trang 109 SBT Lịch sử 10 Bài 23

3. Hỏi đáp Bài 23 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Sử Lớp 10 Bài 23 Lý Thuyết