Lịch Sử 10 Bài 23: Phong Trào Tây Sơn Và Sự Nghiệp Thống Nhất đất ...

Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)Lý thuyết, trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 10Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII) vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây.

Bài: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

  • A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23
    • I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)
    • II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
    • III. Vương triều Tây Sơn
  • B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 23

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23

I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)

  • Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp.
  • 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.
  • 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • 1786 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII

1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

  • Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm, Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta.
  • Cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.
  • Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.
  • Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Chiến thuyền Tây Sơn trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

  • Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu - 1789)

  • Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.
  • Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.
  • Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân .
  • Đêm 30 Tết (25-1-1789) quân ta tiến công với khí thế từ lời Hiểu dụ của Vua Quang Trung.

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

(Thể hiện tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).

  • Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tại núi Bân

  • Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
  • Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

*Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ:

  • Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.
  • Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

III. Vương triều Tây Sơn

  • Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức), Vương triều Tây Sơn thành lập.
  • Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
  • Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
  • Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).
  • Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
  • Năm 1792 Quang Trung qua đời.
  • Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII)

Tượng đài Quang Trung ở Bình Định

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 23

Câu 1. Người lãnh đạo phong trào Tây Sơn là

  1. Nguyễn Huệ.
  2. Nguyễn  Huệ, Nguyễn Nhạc.
  3. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ.
  4. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Câu 2. Sau khi làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào, một nhiệm vụ mới đặt ra cho phong trào Tây Sơn là tiến quân ra Bắc nhằm

  1. Cùng với vua Lê đánh chúa Trịnh.
  2. Đánh đổ chính quyền Lê –Trịnh.
  3. Tiêu diệt quân Thanh.
  4. Tiêu diệt chúa Trịnh lên ngôi hoàng đế.

Câu 3. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra năm

  1. 1758.
  2. 1775.
  3. 1785.
  4. 1875.

Câu 4. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm

  1. 1778.
  2. 1788.
  3. 1787.
  4. 1777.

Câu 5. Vì sao nói trong các năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?

  1. Lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong và Lê - Trịnh Đàng Ngoài.
  2. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra rầm rộ ở Đàng Trong và nhân dân hai miền nô nức theo nghĩa quân.
  3. Khởi nghĩa đã lật đổ chính quyền Lê - Trịnh tồn tại hàng trăm năm.
  4. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút được các lãnh tụ và người lãnh đạo từ cả hai miền đất nước.

Câu 6. Địa danh Rạch Gầm - Xoài Mút, nơi diễn ra trận đánh tiêu diệt quân Xiêm của Quang Trung năm 1785 ngày nay thuộc tỉnh nào?

  1. Cà Mau.
  2. Tiền Giang.
  3. Hà Tiên.
  4. Kiên Giang.

Câu 7. Phòng tuyến Tam Điệp ngày nay thuộc tỉnh nào?

  1. Nghệ An.
  2. Thanh Hóa.
  3. Ninh Bình.
  4. Hà Nam.

Câu 8. Vị vua đã phản bội quyền lợi dân tộc, cầu viện quân phong kiến ngoại bang (Mãn Thanh) nhằm đánh đổ Tây Sơn là ai?

  1. Lê Dụ Tông .
  2. Lê Chiêu Thống.
  3. Nguyễn Ánh.
  4. Lê Hiển Tông.

Câu 9. Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh là cuộc kháng chiến

  1. Vừa chống ngoại xâm bên ngoài, vừa chống lại sự phản bội của tập đoàn phong kiến trong nước.
  2. Tiêu diệt nhiều quân xâm lược nhất.
  3. Diễn ra với thời gian khá lâu, và bền bỉ.
  4. Tập trung những mâu thuẫn của lịch sử.

Câu 10. Cho các sự kiện:

1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.

2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.

3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn, chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

  1. 3, 2, 1.
  2. 3, 1, 2.
  3. 2, 1, 3.
  4. 2, 3, 1

Câu 11. Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở ra, nhiệm vụ còn lại của quân Tây Sơn là phải làm gì?

  1. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.
  2. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước.
  3. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
  4. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn.

Câu 12. Công lao to lớn của quân Tây Sơn vừa thông nhất đất nước là:

  1. Đánh tan quân xâm lược ở mạn Nam.
  2. Đánh tan quân xâm lược ở mạn Bắc.
  3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
  4. Tiêu điệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Câu 13. Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?

  1. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc.
  2. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ.
  3. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là ba anh em Tây Sơn.
  4. Phủ Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ.

Câu 14. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh khi:

  1. Quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh
  2. Quân Tây Sơn đã tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
  3. Quân Tây Sơn chiến thắng Ngọc Hồi, Hà Hồi, Đống Đa.
  4. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh viện trợ

Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh?

  1. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để kiểm soát đất nước
  2. Ban Chiếu khuyến nông, để kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất
  3. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài; tổ chức quân đội quy củ,chặt chẽ
  4. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh

Câu 16. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

  1. Trận Bạch Đằng
  2. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
  3. Trận Chi Lăng – Xương Giang
  4. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 17. Phong trào Tây Sơn mang tính chất

  1. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
  2. Cuộc khởi nghĩa nông dân
  3. Chiến tranh giải phóng dân tộc
  4. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước

Câu 18. Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?

  1. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi
  2. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn
  3. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn
  4. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta

Đáp án

1D

2B

3C

4B

5A

6B

7C

8B

9A

10C

11B

12B

13C

14B

15D

16B

17B

18C

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII) các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về kiến thức về phong trào Tây Sơn, ý nghĩa và đặc điểm của phong trào, sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc của quân dân ta ở cuối thế kỉ XVIII... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp 14 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc (cuối thế kỉ XVIII). Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Sử 10 Bài 23 Trang 116