Lịch Sử 10 Bài 26: Tình Hình Xã Hội ở Nửa đầu Thế Kỉ XIX Và Phong ...

Lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dânLý thuyết, trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 10Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Bài: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

  • A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 26
    • I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân
    • II. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính
    • III. Đấu tranh của các dân tộc ít người
  • B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 26

A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 26

I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân

* Xã hội:

  • Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
    • Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.
    • Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.
  • Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.
  • Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...

* Đời sống nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

  • Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.
  • Chế độ lao dịch nặng nề.
  • Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.
  • Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
  • Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính

Lý thuyết Lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn

  • Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa.
  • Tiêu biểu:
    • Khởi nghĩa Phan Bá Vành 1821 - 1827 ở Sơn Nam (Thái Bình) mở rộng ra Hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp.
      • Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc Kỳ, người làng Minh Giám (Vũ Thư - Thái Bình), giỏi võ. Năm 1921 - 1922 vùng châu thổ sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi nghĩa.Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng. Năm 1926 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). Năm 1927 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng Trà Lũ bị tàn phá.
    • Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 -1855) ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên đến năm 1855 bị đàn áp.
      • Cao Bá Quát (1808 - 1855). Quê ở Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. Năm 1831 đỗ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện Hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi "văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán". Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn để cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.Năm 1853, 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, long người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh chu di 3 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt hủy.
  • Khởi nghĩa binh lính Lê Văn Khôi (1833 -1835) ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ. Năm 1835 bị dập tắt.

* Đặc điểm:

  • Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.
  • Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
  • Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

III. Đấu tranh của các dân tộc ít người

* Nguyên nhân

  • Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước.
  • Các dân tộc ít người nói riêng và nhân dân ta thời Nguyễn nói chung đều có mâu thuẫn, bất mãn với triều đình.
  • Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.
    • Ở phía Bắc: khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 - 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo.
    • Ở phía Nam: khởi nghĩa của người Khơme ở miền Tây Nam Bộ.
  • Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 26

Câu 1. Khởi nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. 1820-1836.
  2. 1821-1827.
  3. 1823-1826.
  4. 1824-1828.

Câu 2. Khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. 1853-1856.
  2. 1851-1854.
  3. 1852-1854.
  4. 1854-1855.

Câu 3. Khởi nghĩa do Lê Văn Khôi lãnh đạo diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. 1831-1835.
  2. 1832-1836.
  3. 1831-1836.
  4. 1833-1835

Câu 4. Khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. 1831-1835.
  2. 1832-1836.
  3. 1831-1836.
  4. 1833-1835.

Câu 5. Khởi nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo bùng nổ đầu tiên ở đâu?

  1. Sơn Nam Hạ.
  2. Ứng Hòa.
  3. Gia Định.
  4. Cao Bằng.

Câu 6. Khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo bùng nổ đầu tiên ở đâu?

  1. Sơn Nam Hạ.
  2. Ứng Hòa.
  3. Gia Định.
  4. Cao Bằng.

Câu 7. Khởi nghĩa do Lê Văn Khôi lãnh đạo bùng nổ đầu tiên ở đâu?

  1. Sơn Nam Hạ.
  2. Ứng Hòa.
  3. Gia Định.
  4. Cao Bằng.

Câu 8. Khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo bùng nổ đầu tiên ở đâu?

  1. Sơn Nam Hạ.
  2. Ứng Hòa.
  3. Gia Định.
  4. Cao Bằng.

Câu 9. Trong các cuộc khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn dưới đây, cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong lịch sử do ai lãnh đạo?

  1. Cao Bá Quát.
  2. Lê Văn Khôi.
  3. Phan Bá Vành.
  4. Nông Văn Vân.

Câu 10. Giai cấp thống trị trong xã hội nước ta dưới thời Nguyễn gồm những ai?

  1. Vua, quan, địa chủ, cường hào.
  2. Vua, quan, địa chủ, binh lính.
  3. Quý tộc, địa chủ, thương nhân giàu có.
  4. Binh lính, thương nhân, thợ thủ công giàu có.

Câu 11. Năm 1833 - 1834, diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân của:

  1. Phan Bá Vành.
  2. Lê Duy Lương.
  3. Nông Văn Vân.
  4. Lê Văn Khôi.

Câu 12. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là:

  1. do chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng.
  2. nhà Nguyễn không quan tâm đến nhân dân.
  3. nhà Nguyễn không đại diện cho giai cấp lãnh đạo nhân dân.
  4. nhà Nguyễn bị thối nát ngay từ đầu.

Câu 13. Dưới thời nhà Nguyễn, trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình?

  1. Có khoảng 250 cuộc khởi nghĩa.
  2. Có khoảng 400 cuộc khởi nghĩa.
  3. Có khoảng 500 cuộc khởi nghĩa.
  4. Có khoảng 300 cuộc khởi nghĩa.

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa do Cao Bá Quát lãnh đạo đã diễn ra vào thời gian nào?

  1. 1854 – 1855
  2. 1833 – 1835
  3. 1821 – 1854
  4. 1835 – 1855

Câu 15.  Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên là nơi bùng nổ cuộc khởi nghĩa nông dân của:

  1. Nông Văn Vân.
  2. Phan Bá Vành.
  3. Cao Bá Quát.
  4. Lê Văn Khôi.

Câu 16. Giai cấp thống trị dưới thời nhà Nguyễn gồm:

  1. vua quan, địa chủ, cường hào.
  2. vua và các quan lại đại thần.
  3. quan lại triều đình và cường hào ở địa phương.
  4. vua và các tướng lĩnh.

Câu 17. Trong các năm 1840 - 1848, đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của người Khơ-me ở vùng nào gây nhiều khó khăn cho sự thống trị của nhà Nguyễn?

  1. Vùng Tây Nam Kì.
  2. Vùng Đông Nam Kì
  3. Vùng biên giới phía Bắc.
  4. Vùng Đông bằng sông Cửu Long.

Đáp án

1B

2D

3D

4D

5A

6B

7C

8D

9C

10A

11B

12A

13B

14A

15C

16A

17A

--------------------------------

Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về tình hình xã hội, nguyên nhân và quá trình của phong trào đấu tranh của nhân dân ở nước ta ở nửa đầu thế kỉ 19. sự đấu tranh của các dân tộc ít người... Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10  nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Từ khóa » Sử 10 Bài 26 Lý Thuyết