Lịch Sử 10 Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết tài liệu dưới đây.
Bài: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 29
- 1. Cách mạng Hà Lan
- 2. Cách mạnh tư sản Anh
- B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 29
A/ Lý thuyết Lịch sử 10 bài 29
Hà Lan 1609
Hà Lan:
Gồm lãnh thổ các nước Hà Lan, Bỉ, Luyxămbua và một số vùng đất này có tên gọi "Nêđéclan" (vùng đất thấp).
1. Cách mạng Hà Lan
- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu.
- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
- Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
- Tháng 8-1567, vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Ne dec lan, và đàn áp dã man.
- Tháng 4-1572 quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc.
- Tháng 1-1579 hội nghị U-trech tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại.
- Năm 1581 các tỉnh miền bắc thống nhất thành Các tỉnh liên Hiệp hay Hà Lan
- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.
* Ý nghĩa:
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.
- Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
* Hạn chế: quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi về kinh tế, chính trị.
2. Cách mạnh tư sản Anh
Lược đồ kinh tế Anh trước cách mạng
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng
* Nguyên nhân gián tiếp:
- Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.
- Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
- Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
⇒ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ
- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.
- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.
- Chế độ phong kiến (quý tộc, giáo hội Anh cản trở sự làm giàu của tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.
- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.
- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.
Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh
b. Diễn biến của cách mạng
- Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)
- Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- 1653-1658: Crôm -oen lập nền độc tài (một bước tụt lùi)
- Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
Lược đồ diễn biến cách mạng tư sản Anh
c. Ý nghĩa
- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Sac lơ I
Oliver Cromwell (1599-1658)
William of Orange
Quân chủ lập hiến: vua "trị vì" mà không "cai trị" do không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.
B/ Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 29
Câu 1. Trước cách mạng Hà Lan, lãnh thổ Nê-đéc-lan thuộc lãnh thổ nước nào ngày nay?
- Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
- Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua.
- Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua và một số vùng ở đông bắc nước Pháp.
- Hà Lan, Bỉ ngày nay.
Câu 2. Cách mạng Nê-đéc-lan bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- 1566 - 1519.
- 1566 - 1609.
- 1566 - 1648.
- 1566 - 1581.
Câu 3. Ý nghĩa và tính chất của cách mạng Nê-đéc-lan là gì?
- Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, mở đường cho CNTB phát triển.
- Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc, báo hiệu một thời đại mới.
- Chiến tranh giải phóng dân tộc, báo hiệu một thời đại mới.
- Cách mạng tư sản Nê-đéc-lan đã góp phần làm sụp đổ chế độ phong kiến ở Tây Ban Nha.
Câu 4. Đặc điểm kinh tế Nê-đéc-lan trước cách mạng như thế nào?
- Kinh tế TBCN phát triển nhất Châu Âu, thâm nhập vào tất cả các ngành sản xuất và thương mại.
- Kinh tế phong kiến phát triển.
- Sự đan xen kết hợp kinh tế phong kiến và kinh tế TBCN.
- Kinh tế XHCN phát triển.
Câu 5. Mâu thuẫn cơ bản nhất ở Anh đầu thế kỷ XVII?
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ và quý tộc.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ chế độ quân chủ chuyên chế.
- Mâu thuẫn giữa quý tộc mới với giai cấp tư sản.
Câu 6. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
- Cuộc chiến tranh giành độc lập.
- Cuộc nội chiến.
- Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
- Cuộc cải cách kinh tế-xã hội.
Câu 7. Lý do Vua Sác-Lơ I triệu tập quốc hội (4 /1640) là gì?
- Cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Xcốt-len.
- Cần tiền để xây dựng cung điện mới.
- Đề nghị Quốc hội tuyên chiến với dân Xcốt-len.
- Cấm giai cấp tư sản tự do kinh doanh.
Câu 8. Thành phần lãnh đạo cách mạng tư sản Anh bao gồm giai cấp, tầng lớp nào?
- Giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến.
- Quý tộc mới và giai cấp tư sản.
- Quý tộc mới.
- Giai cấp tư sản.
Câu 9. Nền cộng hòa đầu tiên được thiết lập ở Anh vào năm nào?
- 1642.
- 1645.
- 1649.
- 1653.
Câu 10. Trước cách mạng, trong xã hội Nê-đéc-lan tồn tại những mâu thuẫn giữa
- Giai cấp tư sản Nê-đéc-lan và chính quyền phong kiến Tây Ban Nha.
- Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
- Toàn thể nhân dân Nê-đéc-lan và chính quyền phong kiến Tây Ban Nha.
- Toàn thể nhân dân Nê-đéc-lan và giáo hội Tây Ban Nha.
Câu 11. Mục tiêu đấu tranh đầu tiên của nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan chống chính quyền Tây Ban Nha là
- Giáo hội Kitô.
- Giai cấp quý tộc Nê-đéc-lan phản động.
- Tư tưởng tôn giáo của Can-vanh.
- Giai cấp phong kiến Tây Ban Nha.
Câu 12. Trước cách mạng, ở nước Anh xuất hiện một tầng lớp xã hội là quý tộc mới, tầng lớp này có nguồn gốc từ đâu?
- Vốn là quý tộc, chuyển hướng kinh doanh theo lối TBCN, dần tư sản hóa.
- Là một bộ phận nông dân giàu có, dần tư sản hóa.
- Là một bộ phận quý tộc phong kiến giàu có.
- Vốn là tư sản nhưng được chính quyền phong kiến ưu đãi.
Câu 13. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh liên quan tới vấn đề gì?
- Tôn giáo.
- Tài chính.
- Đất đai.
- Quân đội.
Câu 14. Sau cách mạng tư sản, Anh thiết lập chế độ
- Quân chủ chuyên chế.
- Dân chủ tư sản.
- Quân chủ lập hiến.
- Chuyên chính vô sản.
Câu 15. Đầu thế kỉ XVII, mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động ở Anh được biểu hiện qua những cuộc xung đột giữa
- Quốc hội với nhà vua.
- Quốc hội với Giáo hội.
- Vua Sác-lơ I với Giáo hội.
- Quý tộc mới với tăng lữ giáo hội
Câu 16. Vào cuối thế kỉ XVI- đầu thế kỉ XVII, chỗ dựa của chế độ phong kiến Anh là
- Tầng lớp quý tộc mới và giáo hội Anh.
- Tầng lớp quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.
- Giai cấp tư sản và Giáo hội Anh.
- Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.
Câu 17. Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để
- Thông qua những chính sách cải cách.
- Thông qua những chính sách cải cách mới về chính sự quân sự.
- Thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy.
- Phê chuẩn nội các mới.
Câu 18. Ở Anh, trong quá trình diễn ra nội chiến (1642-1648), Quốc hội dựa vào lực lượng nào để chống lại vua Sác-lơ I?
- Quần chúng nhân dân.
- Quý tộc phong kiến.
- Tăng lữ Giáo hội.
- Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.
Câu 19. Người đứng đầu chế độ độc tài quân sự ở Anh trong những năm 1653-1658 là
- Ô.Crôm-oen.
- Oa-sinh-tơn.
- Sác-lơ I.
- Vin-hem Ô-ran-giơ.
Câu 20. Sau cuộc chính biến vào tháng 12/1688, thể chế chính trị nào đã được thiết lập ở nước Anh?
- Quân chủ lập hiến.
- Cộng hòa quý tộc
- Cộng hòa tổng thống.
- Quân chủ chuyên chế.
Câu 21. Vai trò lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII thuộc về giai cấp, tầng lớp nào?
- Tầng lớp thợ thủ công và binh lính.
- Tầng lớp quý tộc mới và giai cấp công nhân.
- Giai cấp tư sản và nông dân.
- Tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản.
Câu 22. Cuộc Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức
- Nội chiến cách mạng.
- Chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Bạo động của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
Câu 23. Đầu thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?
- Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
- Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu.
- Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì trong nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp và công- thương nghiệp sa sút.
Câu 24. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản ở Anh là
- Mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với Giáo hội Anh ngày càng sâu sắc.
- Vua Sác-lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua.
- Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua.
- Vua Sác-lơ I huy động quân đội đến đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.
Câu 25. Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tư sản ở Anh đạt đến đỉnh cao?
- Năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa.
- Năm 1653, nền độc tài được thiết lập.
- Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Năm 1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.
Câu 26. Cơ sở nào dẫn đến sự liên minh giữa tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản để lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh?
- Cùng chung mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
- Cùng chung mục tiêu cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
- Cùng chung mục tiêu thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- Tương đồng về phương thức kinh doanh theo lối phong kiến.
Câu 27. Ý nào không đúng về những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới?
- Đặt ra nhiều thứ thuế mới.
- Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì.
- Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp.
- Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè.
Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII?
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
- Được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến.
Câu 29. Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ là
- Bill Clin-tơn.
- R.Ních-xơn.
- Abra-ham Lin-côn.
- Gioóc- giơ Oa-sinh-tơn.
Câu 30. Cho các dữ kiện sau:
1. Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.
2. Chế độ độc tài quân sự được thiết lập do Ô. Crôm-oen đứng đầu.
3. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
4. Vua Sác-lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hòa.
Hãy sắp xếp theo trình tự tiến trình cuộc Cách mạng tư sản ở Anh vào thế kỉ XVII.
- 1, 4, 2, 3.
- 1, 3, 2, 4.
- 1, 3, 4, 2.
- 1, 4, 3, 2.
Câu 31. Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?
- Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh
- Nông dân và công nhân
- Quý tộc mới
- Giáo hội Anh
Câu 32. Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tư sản Anh bùng nổ?
- Nông dân tấn công nơi ở của vua Sáclơ I
- Quốc hội tuyên chiến với nhà vua
- Quốc hội tuyên chiến với nhà vua và Giáo hội Anh
- Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội
Câu 33. Nội chiến ở Anh diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- Từ năm 1640 đến năm 1648
- Từ năm 1642 đến năm 1648
- Từ năm 1642 đến năm 1653
- Từ năm 1640 đến năm 1688
Câu 34. Vua Sáclơ I bị xử tử là do
- Ý muốn của giai cấp tư sản
- Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân
- Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội
- Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc
Câu 35. Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì
- Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản
- Vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập
- Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập
- Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến – một chế độ phù hợp với tình hình nước Anh lúc đó
Câu 36. Đọc đoạn tư liệu sau:
“Ông là một trong những lãnh tụ xuất sắc, tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới loại vừa ở nước Anh; một nhà tổ chức và chỉ huy giỏi, trở thành người lãnh đạo quân đội Quốc hội. Trong cuộc nội chiến với quân đội nhà vua, quân đội Quốc hội giành thắng lợi, Anh trở thành nước cộng hòa do ông đứng đầu”
- Ôlivơ Crômoen
- Ôlivơ Risa
- Sáclơ Máchiến tranhin
- Vinhem Ôrangiơ
Câu 37. Kết cục cuối cùng của Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
- Quốc hội tiến hành chính biến.
- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
- Nên cộng hoà được thiết lập ở Anh.
- Crôm-oen phải tự sát.
Câu 38. Từ thế kỉ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật?
- Nông nghiệp lạc hậu, manh mún
- Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh
- Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp
- Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp
Câu 39. Cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao năm 1649 vì:
- Đã xử tử vua Sác-lơ I, nền cộng hòa được thiệt lập ở Anh
- Quốc hội tiễn hành chính biến, thiệt lập chế độ quân chủ lập hiến Ở Anh
- Nền độc tài được thiết lập ở Anh.
- Tất cả đều đúng.
Câu 40. Mâu thuẫn trong xã hội nước Anh trước khi cách mạng bùng nô là mâu thuẫn giữa:
- Các thế lực quý tộc phong kiến với nông dân.
- Tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.
- Quý tộc mới và quỹ tộc cũ.
- Các thế lực phong kiến và nhân dân.
--------------------------------
Với nội dung bài Lịch sử 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được kiến thức về quá trình hình thành lịch sử, đặc điểm cách mạng Hà Lan và tư sản Anh, nguyên nhân diễn biến và ý nghĩa của các cuộc cách mạng...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 10 bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Từ khóa » Soạn Lý Thuyết Sử 10 Bài 29
-
Lý Thuyết Lịch Sử 10 Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và ...
-
Lịch Sử 10 Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng ...
-
Lịch Sử 10 Bài 29 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Cách Mạng Hà Lan Và ...
-
Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh - Tech12h
-
Bài 29. Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh
-
Lịch Sử 10 Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư ...
-
Bài 29: Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh - Giáo Án Mẫu
-
Soạn Sử 10 Bài 29 Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh ...
-
Bài 29. Cách Mạng Hà Lan Và Cách Mạng Tư Sản Anh
-
Trả Lời Câu Hỏi 1 2 Bài 29 Trang 145 Sgk Lịch Sử 10
-
Lý Thuyết Lịch Sử 10 Theo Chuyên đề Và Dạng
-
Top 10 Lý Thuyết Lịch Sử 10 Bài 27 Vietjack 2022