Lịch Sử 10 Bài 30: Chiến Tranh Giành độc Lập Của Các Thuộc ...

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 10
Lịch sử 10 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (10) 163 lượt xem Share

Thông qua bài học 30 SGK Lịch Sử 10 chúng ta sẽ biết được vì sao ở nơi đây lại có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh giành độc lập? Kết quả và ảnh hưởng đối với lịch sử châu Mĩ và thế giới? Chúng ta đến với nội dung chi tiết được eLib biên soạn và tổng hợp sau đây:

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

1.2. Diễn biến chiến tranh

1.3. Kết quả và ý nghĩa

2. Luyện tập

3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Lịch sử 10 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

a) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người) (di dân từ châu Âu sang châu Mĩ, dồn người In-đi-an về phía Tây, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền).

Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở đây phát triển.

+ Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý tập trung chỷ yếu ở miền Bắc, Cảng Bô-xtơn sầm uất...)

+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá... (đất đai phì nhiêu; sử dụng rộng rãi, bóc lột tàn bạo nô lệ da đen).

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ (yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây, nhưng bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.)

b) Chính sách kìm hãm của Anh với Bắc Mĩ

- Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp.

- Cấm mở doanh nghiệp.

- Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

- Không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

→ Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

1.2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh (12-1773)

- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp → Anh không chấp nhận và tuyên bố sẽ trừng trị nếu các thuộc địa nổi loạn.

- Tháng 4 -1775, chiến tranh thuộc địa với chính quốc bùng nổ nhưng do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng được đội quân chính quy của quân Anh.

- Tháng 5 - 1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:

+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa.

+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội.

+ Kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội.

→ Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển, các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

+ Ngày 4-7-1776, Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao như một sự thách thức đối với chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp lục địa châu Âu. Nhưng tuyên ngôn cũng không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Oa-sinh-tơn, lực lượng được củng cố và được sự ủng hộ của nhân dân, biết dựa vào địa thế hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích.

Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh Ở Bắc Mĩ

- Ngày 17/10/1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781, trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.

1.3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập

a) Kết quả

- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787 thông qua Hiến pháp, Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền phân lập”, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.

Năm 1789, George Washington tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống đầu tiên của Mĩ (Ảnh: Getty Images)

b) Ý nghĩa:

- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mĩ.

- Là cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX.

2. Luyện tập

Câu 1: Tuyên ngôn độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì?

Gợi ý trả lời:

- Điểm tiến bộ:

  • Bản tuyên ngôn đã chính thức công bố trước toàn nhân loại về quyền con người và quyền công dân.
  • Đề cao các nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân.

- Điểm hạn chế:

  • Bản tuyên ngôn vẫn chữ xóa bỏ chế độ nô lệ
  • Công dân và nhân dân lao động vẫn bị bóc lột

Câu 2: Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?

Gợi ý trả lời:

- Cuộc chiến tranh được các tầng lớp nhân dân tiến bộ của Pháp và nhân dân châu Âu ủng hộ

- Biết dựa vào địa hình hiểm trở ở Bắc Mĩ để phát huy lối đánh du kích.

- Nhờ sự lãnh đạo và chỉ huy tài tình của Oa – sinh – tơn.

Câu 3: Hãy trình bày chính sách của chính phủ Anh đối với sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa?

Gợi ý trả lời:

- Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.

- Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.

Câu 4: Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Gợi ý trả lời:

- Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập, quyết định thành lập “quân đội và thuộc địa” và bổ nhiệm Oa –sinh-tơn là tổng chỉ huy, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.

- Đến ngày 4/7/1775, Đại hội thông qua bản tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố 13 tuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Hoa Kì.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Bài học này giúp các em hiểu được:

  • Thực chất Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng Tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc (lật đổ sự thống trị của chính quyền thực dân Anh, mở đường cho Chủ nghĩa Tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
  • Kết quả của chiến tranh: khai sinh một dân tộc mới – dân tộc tư sản Mỹ, phát triển theo con đường Tư Bản Chủ nghĩa.
  • Tham khảo thêm

  • doc Lịch sử 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  • doc Lịch sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
(10) 163 lượt xem Share Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sử 10 Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản Lịch Sử 10 Ôn tập Lịch sử 10

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Lịch sử 10

Chương I: Xã hội nguyên thủy

  • 1 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
  • 2 Bài 2: Xã hội nguyên thủy

Chương II: Xã hội cổ đại

  • 1 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
  • 2 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma

Chương III: Trung Quốc thời phong kiến

  • 1 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến

  • 1 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  • 2 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ

Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến

  • 1 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở ĐNA
  • 2 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào

Chương VI: Tây Âu thời trung đại

  • 1 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
  • 2 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
  • 3 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới

Chương I: Việt Nam Từ Thời Nguyên Thủy Đến Thế Kỉ X

  • 1 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
  • 2 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  • 3 Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
  • 4 Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tt)

Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV

  • 1 Bài 17: Quá trình hình thành, phát triển nhà nước phong kiến
  • 2 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
  • 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
  • 4 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc

Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII

  • 1 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến
  • 2 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
  • 3 Bài 23: Phong trào Tây Sơn
  • 4 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII

Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX

  • 1 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
  • 2 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
  • 3 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX
  • 4 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Chương I: Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII

  • 1 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
  • 2 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
  • 3 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Chương II: Các Nước Âu - Mĩ (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII)

  • 1 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
  • 2 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
  • 3 Bài 34: Các nước TB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
  • 4 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

Chương III: Phong trào công nhân (Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX)

  • 1 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
  • 2 Bài 37: Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của CNXH khoa học
  • 3 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
  • 4 Bài 39: Quốc tế thứ hai
  • 5 Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Sử 10 Bài 30 Lý Thuyết