Lịch Sử 10 Bài 32: Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 10
Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, ở các nước châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất. Đó là cuộc Cách mạng nhằm thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Vì thực chất đây là cuộc Cách mạng kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn Chủ nghĩa tư bản , củng cố nền tảng của chế độ mới. Để nắm vững những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức như thế nào? Hệ quả của Cách mạng công nghiệp ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học “cách mạng công nghiệp ở Châu Âu” môn Lịch Sử 10.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
1.2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
1.3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
2. Luyện tập
3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
a) Bối cảnh lịch sử
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
- Có hệ thống thuộc địa lớn.
b) Thành tựu:
* Những phát minh về máy móc
* Luyện kim:
- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
* Giao thông vận tải
- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
→ Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.
1.2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức
a) Pháp
- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.
- Tác động về kinh tế, xã hội:
+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.
+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.
b) Đức
- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.
- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.
- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.
1.3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
a) Về kinh tế:
- Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.
- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
+ Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
b) Về xã hội:
- Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.
2. Luyện tập
Câu 1: Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?
Gợi ý trả lời:
Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:
- Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
- Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.
- Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu
- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.
Câu 2: Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những thay đổi gì về kinh tế và xã hội ở nước Anh?
Gợi ý trả lời:
Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội ở nước Anh:
- Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.
- Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.
- Đến thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
- Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ đô đầu tiên tiến lên con đường công nghiệp hóa.
Câu 3: Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp với kinh tế Pháp, Đức?
Gợi ý trả lời:
* Đối với nước Pháp:
- Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới, sau Anh.
- Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt.
- Hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng,… được xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp.
* Đối với nước Đức:
- Giữa thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục.
- Sản lượng than, sắt, thép,… tăng lên gấp nhiều lần.
- Việc sử dụng máy cày, máy bừa, máy gặt,… và dùng phân bón hóa học trong nông nghiệp đã làm cho năng suất tăng cao.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài Cách mạng công nghiệp ở châu Âu Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Sau khi học bài các em nắm được các nội dung chính sau đây:
- Cách mạng công nghiệp ở Anh: bối cảnh lịch sử và những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực: máy móc, luyện kim, giao thông vận tải,...
- Tóm tắt nội dung chính cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức.
- Hệ quả của cách mạng công nghiệp: về kinh tế, về xã hội.
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 10 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX
- doc Lịch sử 10 Bài 34: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- doc Lịch sử 10 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương I: Xã hội nguyên thủy
- 1 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- 2 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Chương II: Xã hội cổ đại
- 1 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- 2 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma
Chương III: Trung Quốc thời phong kiến
- 1 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến
- 1 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- 2 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến
- 1 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở ĐNA
- 2 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào
Chương VI: Tây Âu thời trung đại
- 1 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
- 2 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
- 3 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới
Chương I: Việt Nam Từ Thời Nguyên Thủy Đến Thế Kỉ X
- 1 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
- 2 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- 3 Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- 4 Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tt)
Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV
- 1 Bài 17: Quá trình hình thành, phát triển nhà nước phong kiến
- 2 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
- 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
- 4 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc
Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII
- 1 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến
- 2 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
- 3 Bài 23: Phong trào Tây Sơn
- 4 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX
- 1 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
- 2 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
- 3 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX
- 4 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Chương I: Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII
- 1 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- 2 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
- 3 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Chương II: Các Nước Âu - Mĩ (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII)
- 1 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
- 2 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
- 3 Bài 34: Các nước TB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- 4 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
Chương III: Phong trào công nhân (Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX)
- 1 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- 2 Bài 37: Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của CNXH khoa học
- 3 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
- 4 Bài 39: Quốc tế thứ hai
- 5 Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sử 10 Bài 32
-
Lịch Sử 10 Bài 32: Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu
-
Lý Thuyết Sử 10: Bài 32. Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu
-
Lịch Sử 10 Bài 32 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm)
-
Lịch Sử 10 Bài 32: Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu
-
Bài 32. Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu
-
Giải Bài 32 Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu - Tech12h
-
Sgk Lịch Sử 10 Bài 32 Cách Mạng Công Nghiệp Ở Châu Âu, Lý ...
-
Soạn Sử 10 Bài 32 Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu Ngắn Nhất
-
Giải Lịch Sử 10 Bài 32: Cách Mạng Công Nghiệp ở Châu Âu
-
Top 10 Trắc Nghiệm Sử 10 Bài 32 2022
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Địa Lý 10 Bài 32 - .vn - Học Bổng Quốc Tế
-
Sử 10 Bài 32 Lý Thuyết
-
Soạn Lịch Sử 10 Bài 33 Hoàn Thành Cách Mạng Tư Sản ở Châu Âu Và ...