Lịch Sử 10 Ôn Tập Chương I - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Lịch Sử 10 Chương I: Xã Hội Nguyên Thủy Lịch sử 10 Ôn tập chương I ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm 77 FAQ

Học 247 xin giới thiệu đến các em học sinh bài Ôn tập chương I - Xã hội nguyên thủy tổng hợp lại các kiến thức cơ bản từ khi loài người xuất hiện và tiến hóa đến người hiện đại và đời sống sinh hoạt, tổ chức xã hội của loài người trong buổi sơ khai. Bên cạnh đó còn có các câu hỏi tự luận, 10 câu trắc nghiệm giúp các em củng cố kiến thức của mình, đánh giá mức độ tiếp thu bài để có thể hình thành một phương pháp học tập tốt. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

1.1.1. Tóm tắt quá trình xuất hiện của loài người

1.1.2. Bầy người nguyên thủy

1.2. Buổi đầu của thời đại kim khí

1.3. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp

2. Bài tập minh họa

3. Bài tập trắc nghiệm

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy

  • Loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước)
    • Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.
    • Xương hóa thạch ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.

1.1.1. Tóm tắt quá trình xuất hiện của loài người

Người nguyên thủy Niên đại Đặc điểm cơ thể Công cụ lao động Đời sống Nơi ở
Người Tối cổ 4 triệu năm

Đi,đứng bằng hai chân,đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.

Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Sử dụng đá có sẵn ghè một mặt cho sắc làm công cụ lao động.

Săn bắt hái lượm.

Biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn, cải thiện căn bản đời sống.

Sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây
Người tinh khôn 4 vạn năm

Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.

Đá được ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo. Xương cá, cành cây.

Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí.

Săn bắt hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt, nấu chín thức ăn.

Biết đan lưới đánh cá, làm đồ gốm (bình bát, vò).

Biết làm đồ trang sức

Nhà cửa, hang động, mái đá

1.1.2. Bầy người nguyên thủy

  • Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.
  • Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
  • Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau...đứng đầu là tù trưởng và tính “cộng đồng” rất cao.

1.2. Buổi đầu của thời đại kim khí

  • Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ - khoảng 5500 trước đây.
  • Khoảng 4000 năm trước đây nhiều cư dân trên trái đất biết sử dụng đồng thau.
  • Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu biết dùng đồ sắt.
  • Công cụ kim khí đã mở ra thời đại mới, năng xuất tăng rất nhanh, đây là cuộc cách mạng trong sản xuất.
  • Vào buổi đầu thời đại kim khí con người tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

1.3. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp

Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình.

Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.

Khả năng lao động của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo .Xã hội nguyên thủy tan vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – Xã hội cổ đại.

Bài tập minh họa

Câu hỏi 1: Thế nào là người tối cổ?

Trả lời:

  • Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, là và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.
  • Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây.

Câu hỏi 2: Thế nào là bầy người nguyên thủy?

Trả lời:

  • Ở một số loài động vật đã hình thành một cách tự nhiên quan hệ hợp đoàn, có đôi, có đàn và con đầu đàn. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, dã thú, sống quay quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hang. Bấy giờ, chưa có quy định xã hội nên người ta gọi những tập hợp quần xã hội đầu tiên này là bầy người nguyên thủy.
  • Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”-một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

Câu hỏi 3: Tại sao gọi là "Cuộc cách mạng thời đá mới"?

Trả lời:

  • Gọi là "Cuộc cách mạng thời đá mới" vì :
    • Trong thời kì đồ đá mới, kĩ thuật chế tác công cụ đã có sự phát triển vượt bậc (ghè sắc, mài nhẵn đá làm công cụ), con người đã làm ra những công cụ tinh vi hơn, sắc bén hơn, đa dạng và phong phú về chúng loại. Nhờ đó, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Người ta còn biết đan lưới để đánh cá, biết làm đồ gốm. Từ săn bắn, hái lượm, đánh cá, con người đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi.
    • Con người đã biết làm sạch những tấm da thú đế che thân cho ấm, họ còn biết dùng đồ trang sức, sáng tạo nghệ thuật... Cuộc sống của con người có sự cải thiện rõ rệt, nền văn minh cổ đại đã dán hình thành. Những thay đổi này mang tính chất một "cuộc cách mạng". Như vậy, ở thời đá mới, con người đã biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái sẵn có trong thiên nhiên.

Câu hỏi 4: Thế nào là "thị tộc" và "bộ lạc"?

Trả lời:

  • Thị tộc: là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế (quan hệ sản xuất).
  • Bộ lạc: gồm các thị tộc khác nhau liên kết lại thành 1 tổ chức xã hội lớn hơn để cùng nhau sinh tồn cùng nhau bảo vệ cộng đồng xã hội gồm nhiều thị tộc khác nhau, họ chọn những người đàn ông mạnh nhất để bảo vệ bộ lạc của mình khỏi nhưng thú dữ, khỏi những sự xâm lăng của bộ lạc khác.

Câu hỏi 5: Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu?

Trả lời:

  • Trong xã hội, mỗi thành viên có những chức phận khác nhau. Ban đầu, một số người được cử chỉ huy dán binh, chuyên trách về lễ nghi hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đê...). Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Chẳng bao ỉâu, họ có nhiều của cải hơn người khác. Thế là của tư hữu bắt đầu xuất hiện.

Câu hỏi 6: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

  • Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, bằng xương, tre, gỗ, người ta bắt đầu biết chế tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng.
  • Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, nhiều cư dân trên Trái Đất đã biết dùng đồng thau.
  • Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt.
  • Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một công cụ đá nào có thể so sánh được. Nhờ có đồ kim khí, nhất là sắt, người ta có thế khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đón" thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài và bản thân việc đúc sắt cũng là một ngành sản xuất quan trọng bậc nhất.
  • Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa.

Câu hỏi 7: Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội nguyên thuỷ như thế nào?

Trả lời:

  • Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội
  • Thứ nhất: chế độ tư hữu xuất hiện đã phá vỡ quan hệ cộng đồng vốn bình đẳng theo "nguyên tắc vàng" trong hàng triệu năm trước đó. Từ chỗ mọi thành viên đều bình đẳng trong lao động và phân chia sản phẩm thì nay đã bắt đầu có những bộ phận đặc quyền, chiếm đoạt làm của riêng các của cải (dư thừa của công xã, vì thế mà trở nên giàu có, hình thành đẳng cấp có địa vị, quyền lực và tài sản khác biệt với đại bộ phận còn lại. Đây là cơ sở của bất bình đẳng xã hội, hình thành các giai cấp và đẳng cấp.
  • Thứ hai: tư hữu phá vỡ quan hệ cộng đồng, cũng đồng thời tác động đến hình thức tổ chức các gia đình và cơ chế vận hành của nó. Trước đây là các gia đinh mẫu hệ song do sự phát triển địa vị kinh tế, xã hội của người đàn ông mà vị thế của họ trong gia đình được nâng cao, trở thành trụ cột. Từ đó, xuất hiện các gia đình phụ hệ, con cái lấy theo họ cha.

3. Bài tập trắc nghiệm

Qua bài học này các em cần phải nắm được các nội dung sau:

  • Sự xuất hiện của loài người qua các thời kì
  • Cuộc cách mạng đá mới
  • Thị tộc và bộ lạc
  • Thời đại kim khí
  • Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp

Bài này cũng là phần kết thúc của chương I - Xã hội nguyên thủy để bước sang một thời kì mới, một giai đoạn mới xã hội cổ đại phù hợp với quá trình phát triển và lịch sử phát triển của loài người. Mời các em cùng tham gia thi Trắc nghiệm Ôn tập chương Iđể củng cố kiến thức.

  • Câu 1:

    Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?

    • A. Loài vượn người
    • B. Người tinh khôn
    • C. Loài vượn cổ
    • D. Người tối cổ
  • Câu 2:

    Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của:

    • A. Người vượn cổ
    • B. Người tối cổ
    • C. Người tinh khôn
    • D. Người hiện đại
  • Câu 3:

    Nhờ lao động mà người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá?

    • A. Tự chuyển hoá mình
    • B. Tự tìm kiếm được thức ăn
    • C. Tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước
    • D. Tự cải tạo thiên nhiên

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

Tham khảo bài học đầu tiên của chương II - Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy Lịch sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy Bài 2: Xã hội nguyên thủy Lịch sử 10 Bài 2: Xã hội nguyên thủy ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

Toán 10

Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 10 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Toán 10 CTST

Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 10

Đề thi giữa HK1 môn Toán 10

Ngữ văn 10

Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 10 Cánh Diều

Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo

Soạn Văn 10 Cánh Diều

Văn mẫu 10

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 10

Tiếng Anh 10

Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải Tiếng Anh 10 CTST

Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 10

Vật lý 10

Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức

Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Lý 10 CTST

Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Vật Lý 10

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10

Hoá học 10

Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức

Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Hóa học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Hóa 10 CTST

Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Hóa 10

Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10

Sinh học 10

Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức

Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Sinh 10 CTST

Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Sinh học 10

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10

Lịch sử 10

Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch Sử 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT

Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST

Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử 10

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10

Địa lý 10

Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Địa Lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT

Giải bài tập Địa Lý 10 CTST

Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Địa lý 10

Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 10

GDKT & PL 10

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức

Đề thi giữa HK1 môn GDKT&PL 10

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo

GDKT & PL 10 Cánh Diều

Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT

Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST

Giải bài tập GDKT & PL 10 CD

Trắc nghiệm GDKT & PL 10

Công nghệ 10

Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 10 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 10 CTST

Giải bài tập Công nghệ 10 CD

Trắc nghiệm Công nghệ 10

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 10

Tin học 10

Tin học 10 Kết Nối Tri Thức

Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 10 KNTT

Giải bài tập Tin học 10 CTST

Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 10

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 10

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 10

Tư liệu lớp 10

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 10

Đề thi giữa HK2 lớp 10

Đề thi HK1 lớp 10

Đề thi HK2 lớp 10

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1

Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp

Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề

Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST

Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo

Văn mẫu về Chữ người tử tù

Văn mẫu về Tây Tiến

Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 10 Bài 1