Lịch Sử 11 Bài 11: Tình Hình Các Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Giữa Hai ...

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 11
Lịch sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) (9) 257 lượt xem Share

Bài học dưới đây tóm tắt tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới từ năm 1918 đến năm 1939. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh 11 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thiết lập trật tự thế giới mới

1.2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923

1.3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933

1.4. Phong trào Mặt trận nhân dân

2. Luyện tập

3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Lịch sử 11 Bài 11: Tình hình các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinton

a. Sự hình thành

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước, phân chia quyền lợi.

Hình 1: Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 – 1920)

⇒ Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.

b. Hệ quả

- Làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận.

⇒ Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Hình 2: Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

1.2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản

a. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản

- Bối cảnh:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, hầu hết các nước tư bản (trừ Mĩ) bị thiệt hại nặng nề.

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc tới phong trào cách mạng thế giới.

⇒ trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra ở hầu khắp các nước châu Âu, đỉnh cao là sự thành lập Cộng hoà Xô viết Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919)

+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác hen ti na.).

b. Quốc tế Cộng sản

- Nguyên nhân, điều kiện thành lập:

+ Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ)

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự tồn tại của nhà nước Xô viết.

+ Nỗ lực của Lênin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế.

=> Tháng 3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.

- Hoạt động:

+ Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.

+ Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo => định hướng con đường cách mạng ở nhiều nước.

+ Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận nhân dân thống nhất nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

+ Năm 1943 tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.

- Vai trò: Có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

1.3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó

- Nguyên nhân

+ Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

+ Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933

- Hậu quả

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

  • Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
  • Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
  • Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

1.4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Nguyên nhân: Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hội VII), phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...

- Diễn biến

+ 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

Hình 3: Bơ Lum Lê Ông - Người đứng đầu chính phủ mặt trận nhân dân Pháp 1936

+ 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.

- Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào lược đồ trên, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 với năm 1914?

Gợi ý trả lời

Sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 so với năm 1914:

Những nước thua trận chịu khá nhiều thiệt thòi:

- Đức mất toàn bộ thuộc địa của mình. Đức còn phải trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số vùng đất đai mà trước đây Đức chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Diện tích nước Đức so với trước chiến tranh giảm đi 1/3. Nước Ba Lan sau chiến tranh đã có một lối hẹp thông ra biển Ban Tích.

- Tại miền Trung Âu, đế quốc Áo – Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đòi là Tiệp Khắc, Áo, Hungari.

- Trên miền Tây bán đảo Bancăng, nước Nam Tư cũng đã xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất lãnh thổ giữa Xecbi và một số vùng đất đai của người Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo – Hung trước đây.

Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã gây ra những hậu quả gì?

Gợi ý trả lời

Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

- Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

- Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:

  • Thứ nhất là: Phát xít hóa bộ máy nhà nước
  • Thứ hai là: Duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

Câu 3: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Gợi ý trả lời

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

  • Một là: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
  • Hai là: Các nước Mĩ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Lịch sử 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Bài học tóm tắt tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

  • Tham khảo thêm

  • docx Lịch sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  • docx Lịch sử 11 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
  • docx Lịch sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
(9) 257 lượt xem Share Ngày:14/07/2020 Chia sẻ bởi:Nhi TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sử 11 Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc CTTG Lịch Sử 11

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Lịch sử 11

Chương I: Các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX)

  • 1 Bài 1: Nhật Bản
  • 2 Bài 2: Ấn Độ
  • 3 Bài 3: Trung Quốc
  • 4 Bài 4: Các nước Đông Nam Á
  • 5 Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Chương II: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

  • 1 Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chương III: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

  • 1 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
  • 2 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921- 1941)

  • 1 Bài 9: CM tháng 10 Nga và công cuộc XD CNXH ở Liên Xô
  • 2 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)

Chương II: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)

  • 1 Bài 11: Tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  • 2 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  • 3 Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
  • 4 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)

  • 1 Bài 15: PT CM ở Trung Quốc và Ấn Độ
  • 2 Bài 16: Các nước ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)

  • 1 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai
  • 2 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại

Chương I: Việt Nam Từ Năm 1858 Đến Cuối Thế Kỉ XIX

  • 1 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
  • 2 Bài 20: Cuộc kháng chiến từ 1873 - 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
  • 3 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam

Chương II: Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ XX Đến Hết Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1918)

  • 1 Bài 22: Xã hội VN trong cuộc khai thác lần 1 của Pháp
  • 2 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam
  • 3 Bài 24: Việt Nam trong chiến tranh TG thứ nhất
  • 4 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sử 11 Bài 11