Lịch Sử 11 Bài 23: Phong Trào Yêu Nước Và Cách Mạng ở Việt Nam ...

YOMEDIA NONE Trang chủ Lịch Sử 11 Chương II: Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ XX Đến Hết Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1918) Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm23 BT SGK 154 FAQ

Vào đầu thế kỉ XX, có nhiều yếu tố tác động là điều kiện xã hội và tâm lí nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, trong đó, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những nhân vật tiêu biểu. Vậy để nắm rõ lịch sử nước ta trong giai đoạn này, HOC247 mời các em học sinh tham khảo bài "Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)" lịch sử 11.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

1.2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

1.3. Đông Kinh Nghĩa Thục

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 24 Lịch Sử 11

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

  • Phan Bội Châu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Là lãnh tụ tiêu biểu của trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.
  • Chủ trương: Dùng bạo lực cách mạng để giành độc lập
  • Hoạt động:
    • Tháng 5/1904 thành lập Hội Duy tân ở Quảng Nam.
      • Mục đích: chủ trương đánh Pháp, giành độc lập và thiết lập 1 chính thể quân chủ Lập hiến ở Việt Nam.
      • Hội tổ chức phong trào Đông Du đưa 200 học sinh sang du học ở Nhật Bản.
      • Tháng 09/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu về nước. ⇒ Phong trào tan rã.

    • Tháng 6/1912, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội.
      • Tôn chỉ duy nhất "đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam".
      • Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam…kết quả hạn chế còn lực lượng thì hao tổn khá lớn.
      • 24/12/1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông .

      • Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời. ⇒ Phong trào thất bại.

  • Nguyên nhân thất bại: các thế lực đế quốc Nhật-Pháp cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
  • Bài học kinh nghiệm:

    • Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc để giành độc lập).

    • Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.

1.2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách

  • Phan Châu Trinh quê ở phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam.
  • Là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cải cách đầu thế kỉ XX.
  • Chủ trương: cải cách nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
  • Hoạt động:
    • Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng , Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ.
      • Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội".
      • Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ , các môn học mới.
      • Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến.
    • Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
    • Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp.
  • Nguyên nhân phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.

    • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.

    • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân.

    • Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Phong trào thất bại. Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị kết án tử hình.

  • Rút ra nhận xét giữa hai khuynh hướng của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu.
    • Ưu điểm:
      • Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
      • Đều đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX.
      • Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
      • Được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
      • Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến lạc hậu.
    • Nhược điểm:
      • Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
      • Chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.

1.3. Đông Kinh Nghĩa Thục, vụ đầu độc binh sĩ pháp ở hà nội và những hoạt động cuối cùng của khởi nghĩa Yên Thế

a. Đông kinh nghĩa thục

  • Tên gọi: Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội. Nghĩa thục là trường tư làm việc công ích.
  • Lãnh đạo: Lương Văn Can và Nguyễn Quyền.
  • Thành lập đi vào hoạt động: tháng 3/1907.
  • Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
  • Hoạt động chính:
    • Dạy các môn học địa lí, lịch sử, khoa học thưởng thức.
    • Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo.
    • Kinh doanh công thương nghiệp để hỗ trợ vốn cho trường hoạt động.
  • Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc kì.

  • 11/1907, Pháp ra lệnh đóng cửa trường hoạt động cá nhân.
  • Ý nghĩa:
    • Là một tổ chức cách mạng có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở ở các địa phương.
    • Chống nền giáo dục cũ với những giáo điều của Hán Nho mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.
    • Cổ vũ cái mới: học chữ Quốc ngữ, các môn khoa học thực dụng, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp. Lên án phong tục tập quán lạc hậu.
    • Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

b. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908

  • Nguyên nhân:
    • Do sự đối xử tàn tệ của Pháp, và sự giác ngộ của binh lính người Việt trước sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.
    • Sự kết hợp của binh lính người Việt và nghĩa quân Yên Thế.
  • Diễn biến:
    • Ngày 27-6-1908, tổ chức đầu độc lính pháp tại Hà Nội, thực dân Pháp cho tước khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.
    • Tháng 1/1909, Pháp tấn công quy mô nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế, nghĩa quân chiến đấu kiên cường giành 1 số thắng lợi (trận Chợ Gồ, Sơn Quả, Rừng Phe...)
    • Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa thất thại.
  • Ý nghĩa: Đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc sau này.

2. Luyện tập và củng cố

Qua nội dung bài học này các em cần nắm lại các nội dung sau.

  • Nắm được nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tan và chống thuế ở Trung Kì.
  • Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Hội Duy Tân được thành lập vào năm nào? Ở đâu?

    • A. 5/1904, ở Quảng Nam
    • B. 5/1904, ở Nhật Bản
    • C. 6/1904, ở Quảng Nam
    • D. 6/1904, ở Nhật Bản
  • Câu 2:

    Tháng 6/1912, sau khi giải tán Duy Tân hội thì Phan Bội Châu đã chủ trương thành lập tổ chức nào?

    • A. Đông Kinh nghĩa thục
    • B. Việt Nam Quang phục hội
    • C. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội
    • D. Việt Nam Phục quốc Đồng minh hội
  • Câu 3:

    Đông kinh Nghĩa thục hoạt động trong mấy tháng?

    • A. 6 tháng
    • B. 7 tháng
    • C. 8 tháng
    • D. 9 tháng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 141 SGK Lịch sử 11 Bài 23

Bài tập Thảo luận trang 143 SGK Lịch sử 11 Bài 23

Bài tập Thảo luận 1 trang 145 SGK Lịch sử 11 Bài 23

Bài tập Thảo luận 2 trang 145 SGK Lịch sử 11 Bài 23

Bài tập 1 trang 146 SGK Lịch sử 11

Bài tập 2 trang 146 SGK Lịch sử 11

Bài tập 1.1 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.2 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.3 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.4 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.5 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.6 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.7 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.8 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.9 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.10 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.11 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 1.12 trang 118 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 2 trang 121 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 3 trang 121 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 4 trang 122 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 5 trang 122 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 6 trang 123 SBT Lịch Sử 11

3. Hỏi đáp Bài 23 Lịch sử 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) Lịch sử 11 Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Đề thi HK1 lớp 11

Tôi yêu em - Pu-Skin

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Đề cương HK1 lớp 11

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Chí Phèo

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Cấp số cộng

Cấp số nhân

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Bài 23 Lớp 11