Lịch Sử 12 Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930- 1935
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 12
Việt Nam trong những năm 1930- 1935 được chia thành hai giai đoạn với sự bùng nổ của các phong trào cách mạng với đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. Các phong trào cách mạng đã cho thấy lòng nồng nàn yêu nước, kiên quyết chống giặc của dân tộc ta và đã để lại cho lịch sử nước nhà nhiều bài học kinh nghiệm. Mời các em theo dõi bài "Phong trào cách mạng 1930- 1935" để có cái nhìn chi tiết hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
1.3. Phong trào cách mạng 1932 – 1935
2. Luyện tập
3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
1.1.1. Tình hình kinh tế
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái:
- Nông nghiệp sa sút, lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.
- Công nghiệp: sản lượng hầu hết các ngành đều suy giảm.
- Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
1.1.2. Tình hình xã hội
- Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khổ cực, bần cùng:
- Công nhân bị sa thải, số người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
- Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa.
- Tiểu tư sản thành thị điêu đứng, đời sống khó khăn.
- Tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố những người yêu nước => không khí chính trị - xã hội ở Việt Nam ngột ngạt, căng thẳng, bất ổn.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có 2 mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
- Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
⇒ Phong trào đấu tranh yêu nước của của các tầng lớp nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi, quyết liệt.
1.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
1.2.1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
a. Nguyên nhân bùng nổ
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khan -> Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam căng thẳng -> Tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
b. Sự phát triển
- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu:
- Đòi cải thiện đời sông; công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.
- “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” “Đả đảo phong kiến”, “thả tù chính trị”.
- Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930), ...
=> Hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã; chính quyền “Xô viết” được thành lập.
1.2.2. Xô viết Nghệ - Tĩnh
a. Sự ra đời của các “Xô viết” ở Nghệ An, Hà Tĩnh
- Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương đã tan rã; các cấp ủy Đảng ở nhiều xã, thôn đã lãnh đọa nhân dân đứng lên xây dựng chính quyền.
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930, ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu, ...
- Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc.
b. Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Về chính trị: thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng qua hội họp, mít tinh; tuyên truyền, phổ biến các sách báo cách mạng, ...
⇒ Xô Viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.
c. Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng => nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, bị tù đày.
- Đến giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước tạm thời lắng xuống.
1.2.3. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh
Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
b. Những quyết định quan trọng
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo.
- Nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ chiến lược: đánh đổ phong kiến và đánh đế quốc.
- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Hạn chế của cương lĩnh:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
1.2.4. Ý nghĩa lịch sử và bài hoạc kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931
a. Ý nghĩa lịch sử
- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
- Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
b. Bài học kinh nghiệm
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về:
- Công tác tư tưởng.
- Xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Lãnh đạo quần chúng giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
1.3. Phong trào cách mạng trong những năm 1932 – 1935
1.3.1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng
a. Pháp đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng sau phong trào 1930 – 1931
- Khủng bố, đàn áp quân sự: Pháp tăng cường các hoạt động kìm kẹp, đàn áp lực lượng cách mạng => nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.
- Thủ đoạn mị dân
- Về Chính trị: tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ.
- Về kinh tế: cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình công cộng.
- Về văn hóa – xã hội: cho tổ chức một số trường Cao đẳng; lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
⇒ Các hoạt động đàn áp, khủng bố của Pháp khiến cho phong trào cách mạng ở Việt Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách.
b. Hoạt động đấu tranh để khôi phục lực lượng cách mạng
- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- Tháng 6/1932, Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.
- Dựa vào chương trình hành động, phong trào quần chúng được nhen nhóm trở lại và ngày càng phát triển.
- Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần được khôi phục và củng cố.
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
1.3.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1935 tại Ma cao
- Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước.
- Những quyết định quan trọng của Đại hội:
- Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
- Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng, vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.
- Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …
2. Luyện tập
Câu 1: Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
Gợi ý trả lời
- Kinh tế: Bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp. Trong công nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả trở nên đắt đỏ.
-> Sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Xã hội: Các tầng lớp nhân dân rơi vào tình trạng đói khổ, nhiều công nhân bị sa thải. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, bị bần cùng hóa.
-> Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong đó, có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 2: Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931.
Gợi ý trả lời
- Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
- Tháng 6, 7, 8: nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
- 9/1930: Phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Dẫn đến kết quả hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
- Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”.
Câu 3: Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?
Gợi ý trả lời
- Tại Nghệ An, Xô Viết ra đời từ tháng 9/1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc...ở Hà Tĩnh, Xô Viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê. Các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội.
- Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp.
- Về kinh tế: Thi hành các biện pháp như chia ruộng đất cho dân, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ...
- Văn hóa - xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, trật tự trị an được giữ vững...
- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Phong trào cách mạng 1930- 1935 Lịch sử 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ:
- Tình hình Việt Nam trong những năm 1929 – 1933
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Phong trào cách mạng trong những năm 1932 – 1935
Tham khảo thêm
- docx Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936- 1939
- docx Lịch sử 12 Bài 16: PT giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939- 1945). Nước Việt Nam DCCH ra đời
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 Chương I: Sự Hình Thành Trật Tự Thế Giới Mới Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1945 - 1949)
- 1 Bài 1: Sự hình thành trật tự TG mới sau CTTG 2
Chương II: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945- 1991) Liên Bang Nga (1991- 2000)
- 1 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945- 1991). Liên bang Nga (1991- 2000)
Chương III: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945- 2000)
- 1 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
- 2 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- 3 Bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Chương IV: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945- 2000)
- 1 Bài 6: Nước Mĩ
- 2 Bài 7: Tây Âu
- 3 Bài 8: Nhật Bản
Chương V: Quan hệ quốc tế (1945- 2000)
- 1 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
Chương VI: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
- 1 Bài 10: CM KH - CN và xu thế toàn cầu hóa nửa sau TK XX
- 2 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại 1945- 2000
Phần II: Lịch sử Việt Nam Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930
- 1 Bài 12: Phong trào DTDC ở Việt Nam 1919- 1925
- 2 Bài 13: Phong trào DTDC ở Việt Nam 1925- 1930
Chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945
- 1 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930- 1935
- 2 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936- 1939
- 3 Bài 16: PT GPDT và Tổng KN tháng Tám (1939- 1945). Nước VN DCCH ra đời
Chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954
- 1 Bài 17: Nước VN DCCH từ sau 2- 9 -1945 đến trước 19- 12- 1946
- 2 Bài 18: Những năm đầu kháng chiến chống TD Pháp (1946- 1950)
- 3 Bài 19: Bước phát triển của cuộc KC toàn quốc chống TD Pháp
- 4 Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc
Chương IV: Việt Nam Từ Năm 1954 Đến Năm 1975
- 1 Bài 21: Xây dựng XHCN miền Bắc, chống ĐQ Mĩ và chính quyền SG
- 2 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đề quốc Mĩ
- 3 Bài 23: Phát triển KT-XH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam
Chương V: Việt Nam Từ Năm 1975 Đến Năm 2000
- 1 Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ
- 2 Bài 25: Việt Nam xây dựng CNXH và đấu tranh bảo vệ TQ
- 3 Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH
- 4 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 14
-
Lịch Sử 12 Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930 - 1935
-
Lịch Sử 12 Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930-1935
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930-1935
-
Lý Thuyết Sử 12: Bài 14. Phong Trào Cách Mạng 1930-1935
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 14 Ngắn Gọn Nhất - Top Lời Giải
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 14 (mới 2022 + 62 Câu Trắc Nghiệm): Phong ...
-
Sử 12 Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930 - 1935
-
[PDF] TÓM TẮT LÝ THUYẾT LỊCH SỬ 12 - VNUF2
-
Giải Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930 – 1935 | Lịch Sử 12 (Trang 90
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 14: Phong Trào Cách Mạng 1930-1935
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 14 Lịch Sử 12: Phong Trào Cách Mạng 1930 - 1935
-
Tóm Tắt Kiến Thức Lịch Sử 12 - Bài 14: Phong Trào CM 1930-1935
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 12 Chi Tiết, Ngắn Gọn
-
Bài 14. Phong Trào Cách Mạng 1930 - 1935