Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 - 1991) - 2000)
Có thể bạn quan tâm
VnDoc gửi tới các bạn Lý thuyết Lịch sử 12 bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000). Tài liệu tổng hợp phần lý thuyết chính được học trong bài 2 kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm liên quan, là tài liệu tham khảo hay giúp các em học sinh củng cố và mở rộng kiến thức môn Lịch sử 12, chuẩn bị cho các bài học trên lớp được tốt hơn.
Bài: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991) - Liên Bang Nga (1991 - 2000)
- A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 2
- I. Liên xô và Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70
- II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
- III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
- B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 2
A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 2
Lược đồ Liên Xô năm 1940
I. Liên xô và Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70
1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)
* Bối cảnh
Thuận lợi:
- Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao.
- Nhân dân gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Khó khăn
- Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai, 20 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá...
- Các nước tư bản bao vây kinh tế, cô lập chính trị.
- Phải tự lực tự cường hoàn thành thắng lợi các kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
* Chủ trương:
- Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Củng cố quốc phòng, tăng cường tiềm lực đất nước.
- Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
* Thành tựu
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.
- Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70).
Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn
* Kinh tế
- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…)
- Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.
* Khoa học kỹ thuật
- Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
* Xã hội: có nhiều biến đổi
- Chính trị tương đối ổn định.
- Tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số người lao động.
- Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
* Đối ngoại
- Bảo vệ hòa bình thế giới.
- Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
- Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
* Ý nghĩa
- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố quốc phòng.
- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của đế quốc Mỹ và đồng minh Mỹ
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất
Gagarin
2. Các nước Đông Âu từ 1945 - 1975
a. Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1945-1949
Cơ sở ra đời:
+ Sự phát triển của lực lượng cách mạng ở các nước Đông Âu.
+ Chiến thắng chống Phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô.
- 1944 - 1945 nhân dân Đông Âu phối hợp Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, đã giành chính quyền và thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân: Ba Lan, Rumani, Hungari, Bulgari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, riêng CHDC Đức ra đời tháng 10/1949.
- Tại Đức: Đức tạm chia thành 4 khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Nhưng với âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, chia cắt lâu dài nước Đức, các nước Anh, Pháp, Mỹ lập Cộng Hòa Liên bang Đức (9-1949). Thể theo nguyện vọng của nhân dân, được sự giúp đỡ của Liên Xô, CHDC Đức thành lập (10-1949)
* Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền liên hiệp nhiều giai cấp, đảng phái:
- Từ 1945 – 1949 tiến hành cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ, nâng cao đời sống của nhân dân.
- Củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
- Các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của các nước Đông Âu nhưng đều thất bại.
* Các nước CHND Đông Âu ra đời là thay đổi lớn đối với cục diện châu Âu.
Các nước Đông Âu
b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
* Hoàn cảnh
- 1950-1975 Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp.
- Xuất phát từ trình độ phát triển thấp, bị bao vây kinh tế, các thế lực phản động chống phá.
* Thành tựu: nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu.
- Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.
- Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.
- Trình độ khoa học-kỹ thuật được nâng cao
- Trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.
* Ý nghĩa: làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu
a. Quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV thành lập ngày 08.01.1949):
- Các nước Đông Âu đã hoàn thành CMDCND và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH.
- Hội Đồng Tương Trợ Kinh tế (SEV) thành lập ngày 8-1-1949 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bung ga ri, Hungari, Rumani sau thêm CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba và Việt Nam.
* Mục đích
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật …
- Thu hẹp dần về trình độ phát triển kinh tế.
- Thành tựu: đã thúc đẩy các nước XHCN phát triển kinh tế và kỹ thuật, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh việc việc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.
* Tác động
- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp 10%/ năm.
- GDP tăng 5,7 lần.
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên 20 tỷ Rúp.
* Thiếu sót, hạn chế
- Không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Chưa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ.
- Do cơ chế quan liêu và bao cấp.
* Ý nghĩa
- Các nước Xã hội chủ nghĩa có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nâng cao đời sống nhân dân
- Ngày 28-8-1991 ngừng hoạt động.
b. Quan hệ chính trị - quân sự
Tổ chức Hiệp ước Vacxava thành lập ngày 14.05.1955.
- Hiệp ước Vacsava thành lập ngày 14-5-1955 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani, CHDC Đức.
Mục đích hoạt động:
- Mục tiêu
- Là liên minh phòng thủ về quân sự, chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu.
- Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và duy trì hòa bình của châu Âu, thế giới
- Tạo thế cân bằng về quân sự giữa các nước XHCN và đế quốc vào đầu những năm 1970.
- Sau những biến động chính trị lớn ở Đông Âu, những người đứng đầu 2 nước Liên Xô và Mỹ thỏa thuận chấm dứt chiến tranh lạnh (1989), ngày 1-7-1991, tổ chức này ngừng hoạt động.
II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991
1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô. (Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến 1991)
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.
+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.
+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
- Tình hình Liên Xô: Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
- Tháng 3/1985, M Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.
- Sau 6 năm, do sai lầm trong quá trình cải tổ, đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện:
- Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên gây ra hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
- Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang...), thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
- Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.Chính phủ Liên bang bị tê liệt.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập.
- Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chốp từ chức tổng thống; cờ búa liềm trên nóc điện krem-li bị hạ xuống ⇒ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.
2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu (nửa sau những năm 1970 đến 1991)
* Kinh tế
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
- Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt.
* Chính trị
- Sự sụp đổ của Liên Xô và các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng thêm gay gắt.
- Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa, lập các nước cộng hòa.
- Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác xa va giải thể ngày 1-7-1991.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.
III. Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
* Về kinh tế
- Từ 1990 - 1995, GDP là số âm.
- Giai đoạn 1996 – 2000 kinh tế phục hồi (năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5 %, năm 2000 là 9%).
* Về chính trị
- Tháng 12.1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
- Tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.
* Về đối ngoại: một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á.
* Từ năm 2000 kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức như nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á - Âu …
Bản đồ Liên bang Nga
B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 2
Câu 1. Vệ tinh nhân tạo được Liên Xô phóng thành công năm 1957 có tên gọi là
- Thần Châu.
- Sputnik 1.
- Phương Đông.
- Sputnik 2.
Câu 2. Từ năm 2000, tình hình Liên Bang Nga như thế nào?
- Kinh tế dần phục hồi và phát triển, chính trị xã hội tương đối ổn định.
- Kinh tế có sự phục hồi nhưng vẫn đan xen giữa khủng hoảng và suy thoái.
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội rối ren.
- Thực hiện chạy đua vũ trang và tình hình chính trị có sự bất ổn.
Câu 3. Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lênin đề ra trong
- Chính sách cộng sản thời chiến.
- Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- Chính sách kinh tế mới (NEP).
- Luận cương tháng Tư.
Câu 4. Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là ai?
- M. Goócbachốp.
- B. En-xin.
- V. Putin.
- D. Medvedev.
Câu 5. Một trong những thành công của Liên Xô trong hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950 - những năm 70) là gì?
- Trở thành nước đi đầu trong các ngành công nghiệp mới.
- Nước tiên phong thực hiện cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
- Trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về vũ khí sinh học.
- Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu.
Câu 6. Sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đạt được thành tựu lớn nào trong lĩnh vực giáo dục?
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.
- Bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục Trung học trong cả nước.
- Trở thành một trong những nước có mặt bằng dân trí cao nhất thế giới.
- Là nước đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật hùng hậu nhất thế giới.
Câu 7. Trong thời gian 1945-1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
- Phá thế bị bao vây, cấm vận.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại.
- Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật.
- Khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Câu 8. Liên Xô khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ 2 trong điều kiện nào?
- Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.
- Chiếm được nhiều thuộc địa.
- Bị tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ II.
- Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.
Câu 9. Năm 1949, trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, Liên Xô diễn ra sự kiện quan trọng nào?
- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
- Phóng tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
- Chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Chế tạo thành công máy bay phản lực.
Câu 10. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, vị trí công nghiệp của Liên Xô đứng thứ mấy trên thế giới?
- Hai.
- Ba.
- Tư.
- Nhất.
Câu 11. Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô từ năm 1946 đến năm 1950 đã đạt được thành tựu quan trọng là
- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
- Xây dựng xong cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
Câu 12. Hãy cho biết vai trò của Liên Bang Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài sau khi Liên Xô tan rã?
- Giữ vai trò quan trọng quyết định thay mặt Liên Xô giải quyết mọi vấn đề.
- Là quốc gia "kế tục" Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
- Thừa hưởng mọi quyền lợi tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
- Mất quyền kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Câu 13. Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là
- Anh.
- Liên Xô.
- Pháp.
- Mỹ.
Câu 14. Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp
- Hàng tiêu dùng.
- Nặng, chế tạo máy móc, điện lực, hóa dầu, hóa chất.
- Quốc phòng.
- Vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.
Câu 15. Trước những biến đổi của tình hình thế giới trong những năm 70, những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô đã làm gì?
- Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- Chậm thích ứng, chậm sửa đổi.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tình hình thế giới.
- Giao lưu, hợp tác với các nước.
Câu 16. Nguyên nhân trực tiếp đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 - 1950 là gì?
- Để tiến hành công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội đã bị gián đoạn từ năm 1941.
- Để nhanh chóng khôi phục đất nước bị chiến tranh tàn phá.
- Để xây dựng nền kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh với Mĩ.
- Đưa Liên Xô trở thành cường quốc thế giới.
Câu 17. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
- Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
- Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
- Đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Câu 18. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
- Mở rộng lãnh thổ.
- Duy trì nền hòa bình thế giới.
- Ủng hộ phong trào các mạng thế giới.
- Khống chế các nước khác.
Câu 19. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đưa đất nước phát triển bằng cách chú trọng phát triển ngành
- Công nghiệp nhẹ.
- Công nghiệp truyền thống.
- Công - nông - thương nghiệp.
- Công nghiệp nặng.
Câu 20. Liên Xô và các nước Đông Âu bị "trì trệ" khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là do
- Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn.
- Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
- Hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
- Cạnh tranh của các nước tư bản như Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
Câu 21. Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật
- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- Đập tan âm mưu thực hiện công cuộc "chiến tranh lạnh" của Mĩ.
- Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
- Chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 22. Mục đích của việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là gì?
- Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa các nước Đông Âu với nhau.
- Thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau chặt chẽ hơn nữa về kinh tế, văn hóa và khoa học - kĩ thuật giữa Liên Xô với các nước Đông Âu và các nước XHCN khác.
- Tạo ra một cộng đồng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.
- Tạo ra môi trường để các nước XHCN giao lưu về văn hóa, khoa học, giáo dục.
Câu 23. Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì ?
- Tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Tiến hành cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.
- Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ.
Câu 24. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) chấm dứt hoạt động?
- Hoạt động "khép kín cửa".
- Bị Mĩ và Tây Âu chèn ép.
- Sự hợp tác không toàn diện.
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội Liên Xô và Đông Âu.
Câu 25. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì?
- Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô đối với sự phát triển phong trào cách mạng thế giới.
- Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân.
- Thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ.
- Liên Xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử.
Câu 26. Nguyên nhân gắn với sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là
- Sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.
- Nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2-1945).
- Thành quả đấu tranh của các lực lượng yêu nước chống phát xít ở Đông Âu và do Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.
- Nhân dân các nước Đông Âu bị chiến tranh tàn phá.
Câu 27. Tổ chức hiệp ước Vac-sa-va mang tính chất là một liên minh
- Phòng thủ về quân sự - chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến của Mĩ và Tây Âu.
- Quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại cuộc "chiến tranh lạnh" của Mĩ.
- Quân sự, chính trị, kinh tế để bảo vệ thành trì chủ nghĩa xã hội.
- Về văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
Câu 28. Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
- Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
- Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
- Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau chiến tranh.
- Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Câu 29. Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
- Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động.
- Cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản.
- Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Câu 30. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
- Tiến hành bao vây kinh tế.
- Phát động "chiến tranh lạnh".
- Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.
- Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 12 bài 2. Chuyên mục Lý thuyết Lịch sử 12 được giới thiệu trên VnDoc là tài liệu tham khảo hay, cung cấp cho các em phần kiến thức trọng tâm được học trong từng đơn vị bài học, giúp các em ghi nhớ bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.
Ngoài Lý thuyết Lịch sử 12 bài 2, các em có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12...
Từ khóa » Soạn Sử Bài 2 Lớp 12 Ngắn Gọn
-
Lịch Sử 12 Bài 2 Ngắn Nhất: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945
-
Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945
-
Soạn Sử 12 Bài 2 Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 - 2000)
-
Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 - 2000)
-
Lý Thuyết Sử 12: Bài 2. Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945-1991 ...
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 2 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Lịch Sử 12 Bài 2 (ngắn Nhất): Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945
-
Soạn Lịch Sử 12 Bài 2 Trang 10 Cực Chất
-
Kiến Thức Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu...
-
Top 9 Tóm Tắt Bài 2 Lịch Sử 12 Ngắn Nhất 2022 - Cùng Hỏi Đáp
-
Soạn Sử Bài 2 Lớp 12 - Hàng Hiệu
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 2 Lịch Sử 12: Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 ...
-
Bài 2: Liên Xô Và Các Nước Đông ÂU 1945 – 1991. Liên Bang Nga ...