Lịch Sử 12 Bài 21: Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Miền Bắc, đấu Tranh ...

YOMEDIA NONE Trang chủ Lịch Sử 12 Chương IV: Việt Nam Từ Năm 1954 Đến Năm 1975 Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm36 BT SGK 201 FAQ

Dưới đây là nội dung của bài học Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, trong đó các em sẽ cùng tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong những năm 1954 - 1965.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương

1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)

1.3. Miền Nam đầu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới “đồng khởi” (1954 - 1960)

1.4. Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của Chủ nghĩa Xã hội (1961 - 1965)

1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965)

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK

3. Hỏi đáp Bài 21 Lịch Sử 12

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương

  • Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia của Pháp ở Đông dương có sự giúp đỡ của Mĩ đã chấm dứt.
  • Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
  • Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
  • Ngày 16/ 5/1955, Toán lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
  • Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.
  • Mĩ thay Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.
  • Do đó, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của cả nước chưa hoàn thành.
    • Miền Bắc phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH.
    • Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
  • Hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất.
  • Chính phủ quyết định “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”
  • Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
  • Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất, miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động.
  • Chúng ta đã phạm phại một số sai lầm như: đấu tố tràn lan, quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.
  • Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957 nên hậu quả sai lầm được hạn chế.
  • Ý nghĩa: bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối công nông liên minh được củng cố.
b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
  • Kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa I quyết định: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục kinh tế và phát triển kinh tế - văn hóa”
  • Nông nghiệp
    • Khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ.
    • Xây dựng công trình thủy nông mới, mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.
    • Năm 1957, sản lượng lương thực đạt trên 4 triệu tấn, nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.
  • Công nghiệp
    • Khôi phục, mở rộng và xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp mới.
    • Cuối năm 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do nhà nước quản lý.
  • Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
    • Nhanh chóng khôi phục, đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.
    • Giải quyết việc làm cho người lao động.
  • Ngoại thương tập trung trong tay nhà nước. Năm 1957, miền Bắc mua bán với 27 nước.
  • Giao thông vận tải: khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng bến cảng, đường hàng không dân dụng quốc tế …
  • Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh.
  • Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm được khẳng định.
  • Xây dựng trường đại học.
    • Hơn 1 triệu người được xóa mù.
    • Hệ thống y tế được quan tâm xây dựng.
    • Nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.
  • Ý nghĩa
    • Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
    • Tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
    • Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
    • Quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.

- Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960)

  • Cải tạo quan hệ sản xuất
    • Trong ba năm (1958 – 1960), miền Bắc đã cải tạo quan hệ sản xuất XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
    • Khắp nơi sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác xã.
    • Cuối 1960, miền Bắc có trên 85 % hộ nông dân với 70 % ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp, hơn 87 % thợ thủ công, 45 % người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã.
    • Đối với tư sản dân tộc, Đảng chủ trương cải tạo bằng phương pháp hòa bình, cuối 1960 có hơn 95 % hộ tư sản vào công tư hợp doanh.
  • Hạn chế:
    • Sai lầm như đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể.
    • Thực hiện sai nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ nên không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất.
    • Xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội
  • Kinh tế
    • Trọng tâm là phát triển kinh tế quốc doanh.
    • Năm 1960 có 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lý và 500 xí nghiệp do địa phương quản lý.
  • Văn hóa, giáo dục, y tế
    • Năm 1960 số học sinh tăng 80 %, số sinh viên tăng gấp đôi so với 1957.
    • Cơ sở y tế tăng 11 lần so với 1955.

1.3. Miền Nam đầu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới “đồng khởi” (1954 - 1960)

- Đầu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1959)

  • Giữa năm 1954, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
  • Đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ; chống “tố cộng, diệt cộng”, “trưng cầu dân ý”....
  • Tiêu biểu là “Phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn (tháng 8/1954)
  • Mĩ – Diệm khủng bố, đàn áp nhưng phong trào vẫn dâng cao, lan rộng khắp thành thị và nông thôn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành mặt trận chống Mĩ - Diệm.
  • Chuyển dần sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới.

- Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)

Nguyên nhân

  • 5/1957 Ngô Đình Diệm ban hành đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, luật 10/59 công khai chém giết.

⇒ Cuộc đấu tranh của nhân dân ta đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.

  • Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.
  • Phương hướng là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ – Diệm.
  • Diễn biến
    • Nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)…, sau lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
    • Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre (huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành…)
    • Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
    • Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ. Cuối năm 1960, ta làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở Trung Trung bộ, 3.200/5721 thôn ở Tây Nguyên.
  • Ý nghĩa
    • Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
    • Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
    • Từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mĩ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

1.4. Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của Chủ nghĩa Xã hội (1961 - 1965)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960)

  • Hoàn cảnh lịch sử
    • Giữa lúc cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
  • Nội dung
    • Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền Chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối qua hệ giữa cách mạng hai miền.
    • Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
    • Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
    • Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau, tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
    • Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
    • Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc.
    • Bầu BCH Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
  • Ý nghĩa: là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)

  • Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là trọng tâm.
  • Nhiệm vụ
    • Ra sức phát riển công ngiệp và nông nghiệp.
    • Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.
    • Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
    • Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
    • Củng cố quôc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
  • Công nghiệp
    • Được ưu tiên xây dựng, vốn đầu tư chiếm 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm 80%
    • Giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với 1960.
    • Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo.
    • Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.
  • Nông nghiệp
    • Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
    • Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học - kỹ thuật.
    • Hệ thống thủy nông phát triển.
    • Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.
  • Thương nghiệp
    • Thương nghiệp quốc doanh được được ưu tiên phát triển, góp phần phát triển kinh tế.
    • Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
  • Giao thông
    • Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được củng cố.
    • Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi.
  • Giáo dục - y tế
    • Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
    • Chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, xây dựng 6.000 cơ sở y tế.
  • Miền Bắc làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tiến miền Nam.
  • Trong 5 năm, một khối lượng vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường.
  • Nhiều cán bộ quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện, đưa vào nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
  • Ngày 7/02/1965, Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng khồn quân, hải quân.
  • Miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.

1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965)

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

  • Bối cảnh lịch sử
    • Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mĩ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).
    • Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
  • Âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt”
  • Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.
    • Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam nhiều cố vấn, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
    • Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị chiến tranh hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
    • Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV).
    • Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

- Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

  • Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập
  • Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
  • Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
  • 1961 - 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
  • Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch, với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân ta kiến quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm của địch.
  • Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.
  • Trên mặt trận quân sự: 02/01/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mĩ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2.000 lính Sài gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy.

⇒ Dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

  • Đấu tranh chính trị
    • Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…chống lại sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
    • Ngày 1/11/1963, Mĩ giật dây Dương văn Minh đảo chính giết anh em Diệm - Nhu. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.
  • 1964 – 1965
    • Giôn xơn Mác Namara quyết định đẩy nhanh hơn nữa chiến tranh đặc biệt.
    • Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sai gòn, bình định có trọng điểm.
    • Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).
    • Từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Tháng 6/1965, địch chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp; vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.
  • Về quân sự
    • Đông Xuân 1964 - 1965, quân ta mở chiến dịch tấn công miền Đông Nam Bộ.
    • 02/12/1964, ta thắng lớn ở trận Bình Giã, loại 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
    • Tiếp đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...
    • Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
  • Ý nghĩa
    • Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.
    • Mĩ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.
    • Mĩ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa nhận sự thất bại của chiến tranh đặc biệt).
    • Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2. Luyện tập và củng cố

Các em cần nắm những nội dung chính về:

  • Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
  • Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)
  • Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)
  • Miền Bắc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của Chủ nghĩa Xã hội (1961 - 1965)
  • Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 - 1965)

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954?

    • A. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ
    • B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
    • C. Đấu tranh chống Mĩ, Diệm
    • D. Câu A và C đúng
  • Câu 2:

    Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

    • A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ, Diệm
    • B. Tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
    • C. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hã hội
    • D. Không phải các nhiệm vụ trên
  • Câu 3:

    Miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất và khôi phụục kinh tế trong thời gian nào?

    • A. 1954 - 1957
    • B. 1954 - 1958
    • C. 1955 - 1958
    • D. 1955 - 1960

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 158 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 1 trang 162 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 2 trang 162 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 1 trang 165 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 2 trang 165 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 1 trang 168 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 2 trang 168 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 1 trang 172 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập Thảo luận 2 trang 172 SGK Lịch sử 12 Bài 21

Bài tập 1 trang 172 SGK Lịch sử 12

Bài tập 2 trang 172 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1.1 trang 111 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.2 trang 111 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.3 trang 111 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.4 trang 112 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.5 trang 112 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.6 trang 112 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.7 trang 112 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.8 trang 112 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.9 trang 113 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.10 trang 113 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.11 trang 113 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.12 trang 113 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.13 trang 113 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.14 trang 113 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.15 trang 114 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.16 trang 114 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.17 trang 114 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.18 trang 114 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.19 trang 114 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 1.20 trang 114 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 2 trang 115 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 3 trang 115 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 4 trang 116 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 5 trang 116 SBT Lịch Sử 12

Bài tập 6 trang 117 SBT Lịch Sử 12

3. Hỏi đáp Bài 21 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Hình học 12 Chương 3

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 9 Lớp 12 Deserts

Tiếng Anh 12 mới Unit 4

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Ôn tập Vật lý 12 Chương 3

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Ôn tập Hóa học 12 Chương 4

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Ôn tập Sinh 12 Chương 1 - Tiến hóa

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Đề cương HK1 lớp 12

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Quá trình văn học và phong cách văn học

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Người lái đò sông Đà

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Tây Tiến

Ai đã đặt tên cho dòng sông

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 21