Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân Dân Hai Miền Chiến đấu Chống đế Quốc Mĩ ...
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu bàiLý thuyết Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)là tài liệu tham khảo hay môn Lịch sử 12 dành cho các bạn tham khảo, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho bài học mới được tốt hơn. Chúc các bạn học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Bài: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
- A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 22
- I. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ ở miền Nam (1965 - 1968)
- II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất (1965 - 1968)
- III. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mỹ (1969 - 1973)
- IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969 - 1973)
- V. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
- B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 22
- C. Đề minh họa 2020 lần 2
A. Lý thuyết Lịch sử 12 bài 22
Lược dồ miền Nam chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
I. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ ở miền Nam (1965 - 1968)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
a. Âm mưu
- Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
- Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu)
b. Thủ đoạn
- Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược: “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ…làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
- Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm, diệt” vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 nhằm “tìm diệt” và “bình định” vào vùng căn cứ kháng chiến. (vùng “đất thánh Việt Cộng) hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta.
2. Chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
Quân dân ta chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” bằng sức mạnh cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
a. Quân sự
* Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi)
- 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân tấn công Vạn Tường.
- Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe tăng, nhiều máy bay…..
- Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam.
Lược đồ trận Vạn Tường
* Cuộc tấn công 2 mùa khô
1965 - 1966:
- Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng
- Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến 104.000 địch (có 45.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay.
1966 - 1967
- Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
- Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ, loại khỏi vòng chiến 151.000 địch (73.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1231 máy bay.
b. Chính trị
- Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
- Uy tín Mặt trận Dân tộc GPMN Việt Nam lên cao. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.
3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Mùa xuân 1968, trên cơ sở nhận định và so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta
- Lợi dụng mâu thuẫn trong bầu cử Tổng thống Mỹ.
Mục tiêu
- Tiêu diệt bộ phận quan trọng quân Mỹ và đồng minh.
- Đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn, buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán rút quân.
b. Diễn biến: 3 đợt
* Đợt 1: Từ 30/1/1968 đến 25/02/1968
- Ta đồng loạt tấn công và nổi dậy ở hầu hết các tỉnh, đô thị, quận lỵ.
- Tại Sài Gòn, ta tấn công các vị trí đầu não của địch (Dinh Độc lập, Tòa đại sứ Mỹ, Bộ tổng tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh…).
- Ta loại khỏi vòng chiến 147.000 địch (43.000 Mỹ), phá hủy khối lượng lớn vật chất và các phương tiện chiến tranh của địch.
- Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình được thành lập.
* Đợt 2 (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9)
Đây là một đòn bất ngờ làm cho địch choáng váng, nhưng do lực lượng của địch còn mạnh, nên chúng đã nhanh chóng tổ chức phản công giành lại những mục tiêu bị ta chiếm và đồng thời cũng đã làm cho ta bị tổn thất khá nặng nề, trong đợt 2 (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9):
* Hạn chế: Do ta “chủ quan trong đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế…, không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, chậm thấy những cố gắng mới của địch và khó khăn lúc đó của ta”
c. Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.
- Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội nghị Paris đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất (1965 - 1968)
1. Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
- Ngày 5/8/1964, Mỹ dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ" cho máy bay ném bom, bắn phá một số nơi ở miền Bắc (cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thủy)...
- Ngày 7/2/1965, Mỹ ném bom thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ... chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc.
* Âm mưu
- Phá tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương
a. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
- Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, quân sự hóa toàn dân, đắp công sự, đào hầm, sơ tán... để tránh thiệt hại về người và của, tiếp tục chiến đấu và sản xuất. Hễ địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ sản xuất.
- Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân dân miền Bắc thi đua chống Mỹ, đạt nhiều thành tích lớn trong chiến đấu và sản xuất. Sau hơn 4 năm (5.08.1964 - 01.11.1968), miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (6 B52, 3 F111), loại khỏi vòng chiến hàng ngàn phi công, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc.
b. Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương
* Sản xuất
- Nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất tăng, đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/1ha/1 năm).
- Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống.
- Giao thông vận tải: đảm bảo thường xuyên thông suốt.
* Làm nghĩa vụ hậu phương
- Miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu khai thông (tháng 5.1959), nối liền hậu phương với tiền tuyến. Trong 4 năm (1965 - 1968) đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men…, tăng gấp 10 lần so với trước.
Lược đồ miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội 1965 - 1968
III. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mỹ (1969 - 1973)
1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh.
- Đây là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mỹ, vẫn do cố vấn Mỹ chỉ huy.
- Thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường.
- Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác được chiến tranh.
- Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ
- Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch.
- 1969: thực hiện lời chúc Tết của Bác Hồ, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
a. Thắng lợi về chính trị
- Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Ngày 2/9/1969 Bác Hồ qua đời là một tổn thất lớn đối với cách mạng.
- Ngày 24 - 25/04/1970: hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.
- Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục.
- Quần chúng nổi dậy phá “Ấp chiến lược”, chống “bình định”. Đầu năm 1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân.
Tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (1970)
Từ trái sang phải: Các vị Xihanúc, Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông.
Hội nghị ba nước Đông Dương. Ảnh của nhà nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp năm 1970. Một bố cục dung dị, chiếu sáng bằng đèn flash, thành công của tấm ảnh là nụ cười của bốn nhân vật trong ảnh và cái khoác tay hữu nghị của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong khi ba người kia đều vỗ tay.
b. Thắng lợi quân sự:
- Ngày 30.04 - 30.06.1970, quân dân Việt Nam - Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.
- Từ 12.02 đến 23.03.1971, quân dân Việt - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
- Ngày 06/6/1969, Chính phủ CMLTCHMNVN được thành lập tại Căn cứ Bắc Tây Ninh. Chính phủ xây dựng căn cứ ở nhiều nơi, đến năm 1972, căn cứ được chuyển về tại Trảng A Lân, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh cho đến ngày nay.
3. Cuộc Tiến công chiến lược 1972
- 30/3/1972: quân ta bất ngờ mở cuộc tiến công chiến lược, đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.
- Cuối 6/1972 ta chọc thủng ba phòng tuyến Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, diệt 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- Sau đó, địch phản công mạnh, gây cho ta nhiều thiệt hại. Mỹ tiến hành trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc.
* Ý nghĩa
- Giáng đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.
- Buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh).
Sơ đồ tiến công chiến lược hè 1972
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1969 - 1973)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
- Nông nghiệp: khuyến khích sản xuất, chú trọng chăn nuôi, thâm canh tăng vụ (5 tấn/ha), sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với 1968.
- Công nghiệp: Khôi phục và xây dựng, ưu tiên thủy điện Thác Bà (Hòa Bình) (phát điện tháng 10/1971). Giá trị sản lượng 1971 tăng 142% so với 1968.
- Giao thông vận tải: nhanh chóng khôi phục.
- Văn hóa, giáo dục, y tế: phục hội và phát triển.
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương:
a. Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ
- Ngày 6/4/1972, Mỹ ném bom một số nơi thuộc khu IV cũ.
- Ngày 16/4, chính thức tiến hành chiến tranh không quân phá hoại miền Bắc lần II, sau đó phong tỏa cảng Hải Phòng, các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
- Phá tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
- Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
- Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
b. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
- Nhờ được chuẩn bị trước và với tư thế sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc tiếp tục chuyển sang kinh tế thời chiến, đảm bảo liên tục sản xuất và giao thông thông suốt.
- Từ 14/12/1972, sau 2 tháng ngừng ném bom để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị và ngoại giao mới, Nixon mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.
- Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên trận: “Điện Biên Phủ trên không”. Ta hạ 81 máy bay (34 chiếc B52, 5 chiếc F111), bắt sống 43 phi công Mỹ.
- Tính chung trong chiến tranh phá hoại lần II, ta hạ 735 máy bay (61 B52, 10 F111), 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm phi công.
- Buộc Mỹ phải tuyên bố ngưng các hoạt động chống phá miền Bắc (15-01-1973) và ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
3. Miền Bắc chi viện miền Nam
- Đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, cả Lào và Campuchia.
- 1969 - 1971: hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ 60% vào miền Nam, Lào, Campuchia. Năm 1972, 22 vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường Đông Dương.
- Viện trợ khối lượng vật chất tăng 1,6 lần trước kia (1972: tăng 1,7 lần so với 1971).
V. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
1. Hoàn cảnh
- Sau Mậu Thân 1968 Gion xơn tuyên bố ngưng ném bom ở miền Bắc và nối lại đàm phán với Việt Nam.
- 13/5/1968 cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pa ri giữa hai bên là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ .
- Từ 25/1/1969, gồm 4 bên là Việt Nam dân chủ cộng hòa + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.
- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên rất khác nhau, mâu thuẫn nhau: Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, đòi tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10.1972).
- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Paris.
- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.
2. Nội dung của Hiệp định Paris
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Hai bên ngừng bắn, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.
- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
(Hiệp định Paris được ký, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam)
B. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 22
Câu 1. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” là gì?
- Rút dần quân Mĩ về nước.
- Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
- Đề cao học thuyết Níchxơn.
- “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản trong các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là loại hình chiến tranh
- Xâm lược thực dân mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Xâm lược thực dân.
- Tổng lực.
- Toàn diện.
Câu 3. Tình hình kinh tế miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968 là
- Các trung tâm công nghiệp lớn đều phân tán về các địa phương.
- Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- Phong trào hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp được phát động rầm rộ.
- Các ngành kinh tế đều phát triển mạnh.
Câu 4. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968?
- Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
- Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống.
- Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
- Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
Câu 5. Chiến thắng nào của quân và dân ta làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1965 là
- Ấp Bắc, Tua Hai, Bình Giã, Đồng Xoài.
- Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
- Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
- Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường.
Câu 6. Đến năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vì
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản hoàn toàn.
- Mĩ muốn mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.
- Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
- Mĩ lo ngại sự ủng hộ của Trung Quốc và Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 7. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng nào?
- Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.
Câu 8. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là do
- Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), quân số đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc.
- Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ.
- Thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực.
Câu 9. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, 8-1965) đã chứng tỏ
- Quân ta có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ| của Mĩ.
- Quân ta đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
- Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 10. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là gì?
- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
- Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Mĩ buộc phải đến Hội nghị Pari đàm phán với ta để bàn về chấm dứt chiến tranh.
- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 11. Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định
- So sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968).
- Sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.
- Mâu thuẫn giữa Mĩ với chính quyền và quân đội Sài Gòn đang ngày càng gay gắt.
- Sự thất bại nặng nề của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô (1965-1966) và 1966-1967).
Câu 12. Chiến lược toàn cầu mà Nichxơn đề ra đầu năm 1969 là gì?
- "Bên miệng hố chiến tranh".
- "Phản ứng linh hoạt".
- "Học thuyết Nich - xơn".
- "Ngăn đe thực tế".
Câu 13. Thắng lợi của quân ta phối hợp với quân Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại đường 9 Nam Lào đã mang lại kết quả như thế nào?
- Loại khỏi vòng chiến đấu 45.000 tên Mĩ - Ngụy, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng ở Đông Dương.
- Loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên Mĩ.
- Làm thất bại chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ.
- Làm thất bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ra "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ.
Câu 14. Để tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Mĩ đã sử dụng
- Quân đồng minh.
- Quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
- Quân đội Mĩ.
- Quân đội Sài Gòn.
Câu 15. Điểm khác của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?
- Được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Thực hiện âm mưu bằng cách “Dùng người Việt, đánh người Việt”.
- Là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới, nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta ở miền Nam.
Câu 16. Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là gì?
- Tăng số lượng ngụy quân, nguy.
- Rút dần quân Mĩ về nước.
- Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Cam-pu-chia.
- Cô lập cách mạng Việt Nam.
Câu 17. Ngày 24, 25-4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích gì?
- Bắt tay cùng nhau kháng chiến chống Mĩ.
- Vạch trần âm mưu "Đông Dương hóa chiến tranh" của đế quốc Mĩ.
- Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương.
- Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 18. Âm mưu cơ bản của chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh là gì?
- Rút dần quân về nước.
- Tận dụng người Việt Nam vì mục đích thực dân mới của Mĩ.
- Đề cao học thuyết Nich-xơn.
- "Dùng người Việt đánh người Việt".
Câu 19. Trong "Việt Nam hóa chiến tranh", Mĩ sử dụng lực lượng nào là chủ yếu để tiến hành chiến tranh?
- Quân đội Mĩ.
- Quân đội Ngụy.
- Quân đội Mĩ và quân các nước Đồng minh.
- Quân đội Mĩ và quân đội Ngụy.
Câu 20. Từ năm 1965 đến năm 1968, Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
- Việt Nam hóa chiến tranh.
- Đông Dương hóa chiến tranh.
- Chiến tranh cục bộ.
- Chiến tranh đặc biệt.
Câu 21. Mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt" trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?
- Ấp Bắc.
- Mùa khô 1965-1966.
- Vạn Tường.
- Mùa khô 1966-1967.
Câu 22. Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966) của Mĩ nhằm vào hướng chính nào?
- Miền Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng khu V và miền Đông Nam Bộ.
- Đồng bằng khu V và miền Tây Nam Bộ.
- Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.
Câu 23. Đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn 719" (Từ 12 đến 23-3-1971) có sự phối hợp của quân đội các nước nào?
- Quân đội Việt Nam, quân đội Lào.
- Quân đội Việt Nam, quân dân Campuchia.
- Quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Quân dân Lào, Cam-pu-chia.
Câu 24. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ là
- Núi Thành (Quảng Nam).
- An Lão (Bình Định).
- Ba Gia (Quảng Ngãi).
- Đồng Xoài (Bình Phước).
Câu 25. Nguyên nhân chủ yếu khiến ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)?
- So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau 2 mùa khô.
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Mĩ gặp nhiều khó khăn.
- Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của nhân dân thế giới lên cao.
- Tinh thần chiến đấu của lính Mĩ giảm sút.
Câu 26. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
- Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.
- Thực hiện nhiệm vụ đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Hoàn thành cách mạng dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước.
Câu 27. Chiến thắng mở màn của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
- Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
- Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).
- Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Câu 28. Khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù mà bắn" là của ai?
- Nguyễn Văn Trỗi.
- Nguyễn Viết Xuân.
- Tự vệ mỏ than Quảng Ninh.
- 12 cô gái Đồng Lộc.
Câu 29. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến, miền Bắc sẵn sàng với tinh thần gì?
- Tất cả vì tiền tuyến.
- Tất cả vì tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng.
- Mỗi người làm việc bằng hai.
- Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người.
Câu 30. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đơn phương".
- Sau phong trào "Đồng Khởi".
- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".
- Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Câu 31. Quân đội Nước nào từng tham gia vào cuộc chiến tranh xám lược của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?
- Inđônêxia.
- Malaixia.
- Hàn Quốc.
- Singapo.
Câu 32. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tổng công kích, tông nỗi dậy Tết Mậu Thân 1968 là gì?
- Đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
- Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,
- Mĩ phải đến Hội nghị Pa-ri để đàm phán với ta.
- Đây là đòn đánh bất ngờ, làm cho Mĩ không dám đưa quân Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam.
----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Lý thuyết Lịch sử 12, Trắc nghiệm Lịch sử 12, Giải Vở BT Lịch Sử 12, Giải tập bản đồ Lịch Sử 12, Giải bài tập Lịch Sử 12, Tài liệu học tập lớp 12.
Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Bài 22 Lớp 12
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 22 Ngắn Gọn Nhất - Top Lời Giải
-
Lý Thuyết Sử 12: Bài 22. Nhân Dân Hai Miền Trực Tiếp Chiến đấu ...
-
Tóm Tắt Lịch Sử 12 -Bài 22: ND 2 Miền Chiến Đấu Chống ĐQ Mĩ ...
-
Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân Dân Hai Miền Trực Tiếp Chiến đấu Chống đế ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân Dân Hai Miền Trực Tiếp Chiến đấu ...
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân Dân Hai Miền Trực Tiếp Chiến ...
-
Giải Bài 22 Lịch Sử 12: Nhân Dân Miền Nam Trực Tiếp Chiến đấu ...
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 12 Chi Tiết, Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Lịch Sử 12 Bài 22 (mới 2022 + 116 Câu Trắc Nghiệm)
-
Giáo án Lịch Sử 12 Bài 22 Nhân Dân Hai Miền Trực Tiếp Chiến đấu ...
-
Sử 12 Bài 22 Trang 188 - Sách Giáo Khoa Lịch Sử 12
-
Bài 22. Nhân Dân Hai Miền Trực Tiếp Chiến đấu Chống đế Quốc Mĩ ...