Lịch Sử 12 | THPT Bình Tân
Có thể bạn quan tâm
- Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Thuộc Học Thuyết Nào
- Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Và Chiến Tranh Cục Bộ đều Diễn Ra Trong Hoàn Cảnh
- Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Và Cục Bộ
- Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Và Cục Bộ đều Diễn Ra Trong Hoàn Cảnh
- Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Và Việt Nam Hóa Chiến Tranh
BÀI 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965-1973)
I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM (1965-1968)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam
-Âmmưu :
Sau thất bại của chiến lược ‘‘Chiến tranh đặc biệt’’, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
-Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò chủ yếu, lúc cao nhất lên gần 1,5 triệu tên.
-Cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới.
- Hành động :
Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đó mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ Quân Giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 -1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào "Đất thánh Việt Cộng".
2. Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
-Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi 8-1965): sau một ngày (từ mờ sáng 18-8) quân chủ lực và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vũng chiến đấu 900 tên. Vạn Tường được coi là "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ, mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt" trên khắp miền Nam.
-Chiến thắng trong hai mựa khụ:
-Quân và dân miền Nam đó đập tan các cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (đông -xuân 1965 -1966) với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn của địch, nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở Đông Nam Bộ và Liên khu V.
-Tiếp đó quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai (đông - xuân 1966 -1967) với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn "tìm diệt" và "bình định", lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Hoàn cảnh:
Bước vào mùa xuân 1968, so sánh lực lượng của ta và địch thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô.
Đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở nước Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống (1968), ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
Diễn biến:
Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 (đêm giao thừa) quân Giải phóng bất ngờ mở cuộc tập kích chiến lược vào hầu khắp các đô thị, thành phố…toàn miền Nam.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra là ba đợt, đợt 1 từ 30 – 1 đến 25 /2 /1968, đợt 2 trong tháng 5 và 6, đợt 3 trong tháng 8 và 9.
Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên địch, trong đó có 43000 lính Mĩ, phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh.
Ý nghĩa:
- Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh.
- Mĩ phải chấm dứt ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari.
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phỏ hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968) (Không dạy)
III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC "VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH" VÀ" ĐÔNG DƯƠNG HOÁ CHIẾN TRANH" CỦA MĨ (1969-1973)
1. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"và" Đông Dương hoá chiến tranh"của Mĩ
-Âm mưu :
Sau thất bại của chiến lược ‘‘Chiến tranh cục bộ’’ Mĩ phải chuyển sang Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược ‘‘Đông Dương hoá chiến tranh’’.
"Việt Nam hoá chiến tranh" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Tiến hành "Việt Nam hoỏ chiến tranh ", Mĩ tiếp tục âm mưu" dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.
Quõn đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".
-Thủ đoạn : Mĩ tìm cách thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối vớinhân dân ta.
2. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoỏ chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ
-Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập, được 23 nước công nhận, có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
- Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp (4-1970). Hội nghị đó biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
- Quân đội ta phối hợp với quân dân Campuchia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn (từ tháng 4 đến 6-1970).
- Bộ đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đó đập tan cuộc hành quân mang tên"Lam Sơn -719" chiếm giữ Đường 9 - Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn, (từ tháng 2 đến 3-1971).
- Ở thành thị phong trào của học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ. Ở nông thôn, đồng bằng... quần chúng nổi dậy chống bình định, phá ấp chiến lược.
3. Cuộc Tiến cụng chiến lược năm 1972
-Ngày 30-3-1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp miền Nam.
-Kết quả : chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
-Ý nghĩa : giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh").
IV. MIỀN BẮC KHễI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ 2 CỦA MĨ VÀ LÀM NGHĨA VỤ CỦA HẬU PHƯƠNG ĐỐI VỚI TIỀN TUYẾN MIỀN NAM (1969-1973)
1. Miền Bắc khụi phục và phỏt triển kinh tế - xó hội (SGK)
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phỏ hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
Vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất:
16/04/1972, Tổng thống Mĩ Ních-xơn chính thức tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ 2.
Từ 18 - 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng.
Quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Kết quả:
Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, ta bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công. Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mỹ.
Ý nghĩa:
Đây là trận quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pa –ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (01/1973).
-Làm nghĩa vụ hậu phương lớn:
- Miền Bắc vẫn đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của chiến trường miền Nam.
- Từ 1969-1971, hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ, đưa vào chiến trường. Khối lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng 1,6 lần.
V.HIỆP ĐỊNH PARI 1973 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BèNH Ở VIỆT NAM
- Nội dung của Hiệp định Pari:
+ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hai bên ngừng bắn ở miền Nam. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
+ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
+ Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
+ Các bên thừa nhận miền Nam Việt nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
+Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
+ Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ở 2 miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ.
Từ khóa » Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Sử 12
-
Miền Nam Chiến đấu Chống Chiến Lược "Chiến Tranh đặc Biệt" Của ...
-
Miền Nam đấu Tranh Chống Chiến Lược “Chiến Tranh đặc Biệt” Của đế ...
-
Nội Dung Chính Sách Thành Tựu
-
Miền Nam Chiến đấu Chống Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt Của Mĩ ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Bài 21 Có đáp án: Miền Nam đấu Tranh ...
-
Âm Mưu Và Thủ đoạn Của Mĩ-ngụy, Trong Chiến Lược “ Chiến Tranh ...
-
Chiến Tranh đặc Biệt Là Gì? Do Ai Khởi Xướng? - Giáo Viên Việt Nam
-
Chiến đấu Chống Chiến Lược "Chiến Tranh đặc Biệt" - YouTube
-
CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT 1960-1964 - YouTube
-
Kế Hoạch Staley–Taylor – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mục - Miền Nam Chiến đấu Chống Chiến Lược Chiến Tranh đặc Biệt ...
-
Để Tiến Hành Chiến Lược “Chiến Tranh đặc Biệt” (1961-1965) ở Miền ...
-
Chiến Dịch Mậu Thân 1968 - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam