Lịch Sử 7 Bài 27 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm): Chế độ Phong Kiến Nhà ...

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 20 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn và 24 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Lịch Sử lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

LỊCH SỬ 7 BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

I. Tình hình chính trị - kinh tế

1.1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

a. Xây dựng chính quyền

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn lấy niên hiệu Gia Long, chọn phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

- Tổ chức lại bộ máy chính quyền :

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

+ Năm 1831 – 1832, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Phủ Thừa Thiên).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

b. Luật pháp

- Năm 1815 ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

c. Quân đội

+ Xây dựng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng.

+ Xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

d. Đối ngoại

+ Thần phục nhà Thanh

+ Đóng cửa không quan hệ với tư bản Phương Tây.

1.2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

a. Nông nghiệp

- Chú trọng khai hoang, khai phá miền ven biển.

- Di dân lập ấp, lập đồn điền.

→ Diện tích canh tác tăng thêm, tuy nhiên ruộng đất tập trung trong tay địa chủ.

- Đê điều không được quan tâm tu sửa, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Đặt lại chế độ quân điền nhưng không còn phát huy tác dụng như trước

→ Nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển lên được.

b. Thủ công nghiệp

- Nhà nước lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…tập trung nhiều thợ giỏi, kĩ thuật cao.

- Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…)

- Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

c. Thương nghiệp

- Nội thương :

+ Xuất hiện nhiều thành thị, thị tứ buôn bán tập nập.

+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.

- Ngoại thương :

+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.

+ Hạn chế buôn bán với người Phương Tây.

II. Các cuộc nổi dậy của nhân dân

1.1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

→ Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

1.2. Các cuộc nổi dậy

a. Khởi nghĩa Phan bá Vành (1821-1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b. khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833- 1835)

- Địa Bàn : Miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân , người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

c. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833- 1835).

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d. Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854- 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát, đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê " kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn hay, chi tiết

Phần 2: 24 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Bài 27 phần 1: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Câu 1: “Oai oái như phủ Khoái xin cơm” Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời?

A. Chế độ thuế khóa nặng nề ở phủ Khoái

B. Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái

C. Tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán

D. Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái

Lời giải:

Do vấn đề sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán liên tiếp xảy ra. Ở Khoái Châu (Hưng Yên) đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu “Oai oái như phủ Khoái xin cơm”

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta có diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?

A. Chính sách trọng thương của nhà nước

B. Thị trường dân tộc thống nhất

C. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh

D. Nông nghiệp phát triển

Lời giải:

Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, đây là điều kiện để việc buôn bán có thể diễn ra thuận lợi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?

A. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

B. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ

C. Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng

D. Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển

Lời giải:

Sau khi được thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại chế độ tập quyền:

- Tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hoàng đế đứng đầu trực tiếp điều hành mọi việc. Thời Gia Long cả nước được chia làm 3 vùng là Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh. Đến thời Minh Mạng cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ

- Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ năm 1815

- Xây dựng một lực lượng quân đội mạnh gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Nam để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với các địa phương

=> Đáp án D: nhà Nguyễn thi hành chính sách đóng cửa, khước từ mọi quan hệ với phương Tây

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì?

A. Tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược.

B. Bảo vệ đất nước trước hiểm hoại ngoại xâm.

C. Loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa.

D. Tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài.

Lời giải:

Trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đóng cửa với người phương Tây, thậm chí còn thi hành chính sách khủng bố những người theo Thiên chúa giáo. Điều này đã tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?

A. Do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng

B. Do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi

C. Do chế độ thuế khóa nặng nề

D. Do nạn bắt lính

Lời giải:

Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng dân phải lưu vong vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Chính sách nào về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn?

A. Quân điền

B. Lộc điền

C. Khai hoang

D. Điền trang, thái ấp

Lời giải:

- Chính sách về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn là chính sách khai hoang. Các vua Nguyễn rất chú trọng việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam. Nhờ vậy diện tích canh tác được mở rộng.

- Quân điền thời nhà Nguyễn được thực hiện không hiệu quả do phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ

- Lộc điền và điền trang thái ấp không được thực hiện dưới thời Nguyễn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Năm 1815, vua Gia Long đã ban hành bộ luật có tên là

A. Hoàng Việt luật lệ.

B. Đại Việt luật lệ.

C.Luật Hồng Đức.

D. Luật triều Nguyễn.

Lời giải:

Dưới triều vua Gia Long, một bộ luật mới được ban hành đó là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) – gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Năm 1806 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam?

A. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế

B. Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân

C. Quang Trung qua đời

D. Nguyễn Ánh bắt giết Quang Toản

Lời giải:

Sau khi tiêu diệt được vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831-1832 được phân chia như thế nào?

A. Chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc

B. Chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh

C. Chia làm hai miền Bắc và Nam

D. Chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc

Lời giải:

Từ năm 1831-1832, vua Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là tuần phủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn?

A. Nguyễn Tri Phương

B. Phan Thanh Giản

C. Nguyễn Công Trứ

D. Hoàng Diệu

Lời giải:

Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

A. Do Việt Nam nền công thương nghiệp Việt Nam quá lạc hậu

B. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn

C. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân phương Tây

D. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân Hoa Kiều

Lời giải:

- Thời Nguyễn, mặc dù thủ công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển nhưng không thế phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn (chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo)

- Biện pháp:

+ Thủ công nghiệp: thực hiện chính sách công tượng, trưng thu thợ giỏi về xưởng thủ công của nhà nước, kìm hãm khả năng sáng tạo của họ và làm thiếu đi lực lượng lao động trong nhân dân. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề

+ Thương nghiệp : hạn chế buôn bán với bên ngoài nhất là với thương nhân phương Tây. Từ giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng khiến cho hoạt động buôn bán bị đình trệ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?

A. Do ảnh hưởng của nhà Thanh đậm nét.

B. Do nhà Nguyễn không được hưởng lợi nhiều

C. Do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây.

D. Do người Pháp không giúp đỡ Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn

Lời giải:

Sở dĩ nhà Nguyễn hạn chế buôn bán với phương Tây là do nhà Nguyễn đã nhận thấy được dã tâm xâm lược của họ đặc biệt là người Pháp. Do đó mặc dù lật đổ vua Gia Long lên ngôi được là nhờ sự giúp đỡ của người Pháp nhưng nhà Nguyễn dẫn đi từ chỗ quan hệ nương nhờ đến cự tuyệt hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh

B. Ổn định đời sống nhân dân

C. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ

D. Hoàn thành thống nhất đất nước

Lời giải:

Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở xây dựng một máy nhà nước thống nhất trên của nước đứng đầu là Hoàng đế

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập?

A. Vấn đề tổ chức, quản lý đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn, bị chia cắt lâu dài

B. Nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây

C. Lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho dân tộc

D. Nguy cơ xâm lược của nhà Thanh

Lời giải:

- Bối cảnh thế giới đầu thế kỉ XIX: sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở châu Á, châu Phi

- Bối cảnh Việt Nam đầu thế kỉ XIX:

+ Nhà Nguyễn được thành lập, tiếp quản một lãnh thổ rộng lớn chưa từng có, trước đó bị chia cắt lâu dài.

+ Kinh tế- xã hội khủng hoảng sau một thời gian dài chiến tranh

+ Nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây

=> Thách thức đặt ra cho nhà Nguyễn:

  1. Vấn đề tổ chức, quản lý đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn, bị chia cắt lâu dài
  2. Vấn đề lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho dân tộc (tiếp tục đi theo con đường phong kiến hay cải cách theo hướng tư bản)
  3. Nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Bài 27 phần 2: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Câu 1: Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833-1835 do ai lãnh đạo?

A. Lê Duy Mật

B. Nông Văn Vân

C. Lê Văn Khôi

D. Cao Bá Quát

Lời giải:

Ở phía Bắc nổi lên cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân vào các năm 1833-1835

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định)?

A. Phan Bá Vành

B. Lê Văn Khôi

C. ông Văn Vân

D. Cao Bá Quát

Lời giải:

Tháng 6-1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3:

“Mười lăm năm đức chính có chi!

Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh

Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán

Tiếng oan hào kêu dậy đất không lung!”

Bài hịch của Nông Văn Vân tố cáo vị vua nào dưới triều Ngu

A. Gia Long

B. Thiệu Trị

C. Minh Mạng

D. Tự Đức

Lời giải:

Bài hịch trên của Nông Văn Vân tố cáo chính sách cai trị hà khắc của vua Minh Mạng khiến cho nhân dân oán thán.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào?

A. Thái Bình

B. Nam Định

C. Hải Dương

D. Quảng Yên

Lời giải:

Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nhân dân nổi dậy chống quan lại địa chủ. Ông lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định). Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?

A. Địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất

B. Tệ tham quan ô lại

C. Chiến tranh Nam – Bắc triều

D. Thiên tai, mất mùa

Lời giải:

Những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn là do:

- Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất

- Quan lại tham những

- Tô thuế phu dịch nặng nề

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi

=> Đáp án C: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra trước khi triều Nguyễn được thành lập => không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu triều Nguyễn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn không để lại hậu quả nào sau đây?

A. Nền sản xuất đình trệ

B. Khối đoàn kết dân tộc rạn nứt

C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

D. Lật đổ nhà Nguyễn, thiết lập một vương triều mới

Lời giải:

Các nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn khiến cho nền sản xuất bị đình trệ, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, từ đó khiến cho sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

=> Việt Nam đứng ở thế bất lợi trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.

=> Đáp án D: Đến năm 1945 triều Nguyễn mới bị lật đổ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn

B. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân

C.Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng

D. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn

Lời giải:

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dưới thời Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa vương triều Nguyễn với toàn thể các tầng lớp nhân dân. Nhà Nguyễn dường như bất lực trước việc đáp ứng các yêu cầu của nhân dân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?

A. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50

B. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia

C. Đều bị triều đình dập tắt

D. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ

Lời giải:

Đặc điểm của các cuộc nổi dậy của nhân dân thời nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX:

- Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị ở nửa dầu thế kỉ XIX đã diễn ra suốt từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 chứ không mang tính giai đoạn như ở các thế kỉ trưóc.

- Phong trào đã lôi cuốn toàn bộ nhưng người bị trị, từ nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, quan lại cấp dưới, … miền xuôi đên binh lính, các dân tộc ít người, tất nhiên ở những mức độ khác nhau ở vùng này hay vùng khác.

- Đều bị triều đình đàn áp.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Sự hùng mạnh của quân đội triều đình

B. Mang tính tự phát, thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

C. Triều đình Nguyễn câu kết với thực dân Pháp để đàn áp

D. Triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của các cuộc nổi dậy của nhân dân thời nhà Nguyễn là do các cuộc khởi nghĩa còn mang tính tự phát, địa phương, riêng rẽ, chưa có sự đoàn kết, trang bị vũ khí thô sơ, chưa có đường lối đúng đắn nên quân đội triều đình có thể dễ dàng đàn áp.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm

Từ khóa » Thuyết Trình Lịch Sử 7