Lịch Sử 8 Bài 30: Phong Trào Yêu Nước Chống Pháp Từ đầu ...

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 8
Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (6) 173 lượt xem Share

Sau khi phong trào Cần Vương thế kỉ XIX tan rã,phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của quần chúng cũng tạm thời lắng xuống. Một phong trào cách mạng mới được đẩy lên ở nước ta - phong trào cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú. Hôm nay các em cùng tìm hiểu bài “Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918”.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phong trào yêu nước trước CTTG thứ nhất

1.2. Phong trào yêu nước trong thời kì CTTG thứ nhất

2. Luyện tập

3. Kết luận

Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất

1.1.1. Phong trào Đông Du (1905-1909)

- Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.

- Hoạt động của phong trào:

+ Năm 1904 lập ra Hội Duy tân.

+ Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện

+ Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du

+ Tháng 9- 1908, Trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật

+ Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

- Bài học:

+ Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm

+ Cần xây dựng thực lực trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính.

1.1.2. Đông Kinh nghĩa thục

- Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành… mở Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. Chương trình học gồm Địa lý, Lịch sử, Khoa học thường thức.

- Các nhà nho còn tổ chức bình văn, xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng, nâng cao long yêu nước truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

- Lúc đầu trường hoạt động ở nội thành, sau đó mở rộng ra ngoài thành và các vùng lân cận.

- Tháng 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục và bắt những người lãnh đạo.

- Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả to lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.

Sĩ phu của phong trào Đông kinh nghĩa thục

1.1.3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì

- Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… lãnh đạo. Hình thức hoạt động rất phong phú: mở trường học, diễn thuyết, cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương nghiệp.

- Dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế nổ ra rầm rộ ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp bắt bớ, tù đày, xử tử nhiều nhà yêu nước.

1.2. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)

1.2.1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến

- Chiến tranh thế giới bùng nổ, Đông Dương trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của cung cấp cho chiến tranh. Bắt lính cung cấp cho chiến tranh

- Nông nghiệp chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Khai thác kim loại quý hiếm

- Tổ chức “lạc quyên”, bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.

1.2.2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917

a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

- Thái Phiên và Trần Cao Vân liên lạc với binh lính sắp bị đưa sang chiến trường Châu Âu đang tập trung ở Huế và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

- Kế hoạch khởi sự dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/5/1916 tại Huế nhưng bị bại lộ. Các trại lính người Việt bị đóng cửa. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và tử hình, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở châu Phi.

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

- Anh em binh lính do Trịnh Văn Cấn cầm đầu tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có Lương Ngọc Quyến nên được giác ngộ và đã phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa.

- Nghĩa quân giết chết tên giám binh người Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ. Khi viện binh Pháp kéo đến, quân Pháp từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến hy sinh.

- Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Đội Cấn bị thương đã tự sát, nêu cao ý chí bất khuất của nguời chỉ huy và nghĩa quân anh hung.

1.2.3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thánh sau khi ra đi tìm đường cứu nước

- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.

- Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.

- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, viết báo, truyền đơn…tố cáo thực dân và tuyên truyền cách mạng cho Việt Nam..

=> Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

2. Luyện tập

Câu 1: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?

Gợi ý trả lời

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Câu 2: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?

Gợi ý trả lời

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.

- Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những biến chuyển mới.

- Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

Gợi ý trả lời

Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

- Phan Bội Châu:

+ Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

=> Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

- Phan Châu Trinh:

+ Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu.

+ Con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

=> Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.

- Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

+ Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

+ Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

+ Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

3. Kết luận

Bài học tóm tắt phong trào yêu nước trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các em cần ghi nhớ:

  • Diễn biến và ý nghĩa của các phong trào yêu nước
  • Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương và động thái của nhân dân ta
  • Tham khảo thêm

  • doc Lịch Sử 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
  • doc Lịch Sử 8 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
(6) 173 lượt xem Share Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sử 8 Lịch Sử 8

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
Bài học Lịch Sử 8

Chương I: Thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản

  • 1 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
  • 2 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp
  • 3 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
  • 4 Bài 4: PT công nhân và sự ra đời của CN Mác

Chương II: Các nước Âu - Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

  • 1 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871
  • 2 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
  • 3 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế
  • 4 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật

Chương III: Châu Á thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

  • 1 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
  • 2 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
  • 3 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
  • 4 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

  • 1 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
  • 2 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I: CM tháng 10 Nga và công cuộc XD CNXH ở Liên Xô

  • 1 Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng
  • 2 Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Chương II: Châu Âu và Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

  • 1 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • 2 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Chương III: Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

  • 1 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
  • 2 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

  • 1 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Chương V: Sự phát triển của KH-KT và văn hóa thế giới

  • 1 Bài 22: Sự phát triển của KH-KT và văn hóa thế giới nửa đầu TK XX
  • 2 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại

Chương I: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

  • 1 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
  • 2 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
  • 3 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TK XIX
  • 4 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
  • 5 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX

Chương II: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918

  • 1 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp và những chuyển biến về KT-XH ở VN
  • 2 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918
  • 3 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Lớp 8 Bài 30